Đưa cảnh tượng những người Ấn Độ tắm ở sông Hằng, VTV gọi là Lễ hội... tắm Phật. Quả thật không có sự dốt nát nào nơi mệnh danh là Đài THQG này không từng.
Tập tục tắm sông Hằng là một lễ hội tâm linh lâu đời của người theo đạo Hindu (Ấn Độ giáo), tôn giáo chiếm đa số trong dân số Ấn Độ. Họ xem sông Hằng là một dòng sông thiêng và theo tín ngưỡng Hindu, tắm trên sông Hằng được xem là gột rửa mọi tội lỗi, nước sông Hằng cũng được sử dụng rộng rãi trong các nghi lễ thờ cúng. Uống nước sông Hằng trước khi chết là một điềm lành và nhiều người Hindu đã yêu cầu được hỏa thiêu dọc hai bên sông Hằng và lấy tro thiêu của họ rải lên dòng sông. Chính tập tục này đã làm ô nhiễm sông Hằng nghiêm trọng và không lối thoát, nó cũng là nguyên nhân gây bùng phát dịch cúm đến mất kiểm soát, trở thành thảm họa tại Ấn Độ hiện nay.
Trong khi đó tắm Phật là một trong những nghi thức phổ biến của Lễ hội Phật đản hằng năm trong nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau. Đây thuộc về văn hóa tâm linh của tất cả mọi Phật tử trên khắp thế giới. Nghi lễ này rất quan trọng trong hầu hết các truyền thống Phật giáo và diễn ra rất trang nghiêm, trọng thể. Các vị sư sẽ dùng gáo múc nước thơm tắm lên tượng Phật (thường là hài nhi) do nguồn gốc và ý nghĩa của lễ tắm Phật được bắt nguồn từ sự kiện đản sanh của đức Phật được ghi lại trong kinh điển.
Tuy chưa thể xác định được thời điểm cụ thể của sự xuất hiện Lễ Tắm Phật tại Ấn Độ, nhưng điều chắc chắn là lễ nghi này vốn phát xuất từ Ấn Độ trước khi được lưu truyền đến các quốc gia Phật giáo khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam..
Tuy cùng xuất phát tại Ấn nhưng rõ ràng tắm sông Hằng và tắm Phật là rất khác nhau từ hình thức đến tâm linh, ai cũng có thể biết nếu quan tâm, chỉ có VTV là dốt nát đến không thể tưởng tượng!
29.04.2021
Nguyễn Đình Bổn