Người biểu tình tự động dạt sang hai bên để nhường đường cho xe cứu thương.
Điều lạ lùng là từ năm 1945, khi nước Anh dưới thời Thủ tướng Atlee đã từ bỏ con đường tự do để chuyển sang chủ nghĩa xã hội (theo khuynh hướng Fabian) với việc quốc hữu hóa các “đỉnh cao chỉ huy” của nền kinh tế, khiến cho Anh quốc bị trì trệ mãi cho đến thời Thủ tướng Thatcher kinh tế thị trường mới hồi sinh lại, thì thuộc địa của Anh là Hong Kong vẫn giữ nguyên vẹn là nền kinh tế tự do xuyên suốt thế kỷ 20, cho đến khi “trả lại” cho Trung Quốc.
Ông Đặng Tiểu Bình đã hết sức khôn ngoan đưa ra chủ trương 1 quốc gia 2 chê độ để thu hồi lại lãnh thổ. Trung Quốc được hưởng lợi ích kép từ chủ trương này : Sự thịnh vượng của Hong Kong mang lại nguồn lợi lớn lao cho Trung Quốc, tinh thần tự do kinh doanh từ Hong Kong kich thích và thúc đẩy mạnh mẽ quá trình cải cách mở cửa cho lục địa. Việc tuân thủ cam kết bảo đảm tự do cho Hong Kong chính là vì lợi ich thiết thực của Trung Quốc. Bởi vậy, sau khi “về” với Trung Quốc, Hong Kong vẫn liên tục được công nhận là nền kinh tế tự do nhât thê giới, theo xếp hạng của Quỹ Di sản.
Thế nhưng quán tính của chế độ toàn trị đã khiến cho nhà cấm quyền Bắc Kinh tìm cách can thiệp sâu hơn vào đời sống chính trị của Hong Kong, trái với cam kết “1 nước 2 chế độ”. Người dân Hong Kong, với truyền thống tự do rất lâu đời, không chấp nhận sự can thiệp hồ đồ đó. Họ thể hiện sự không chấp nhận bằng sức mạnh truyền thống của tinh thần tự do. Hàng triệu người xuống đường biểu tình một cách văn minh phản đối dự luật dẫn độ khiến cho nhà cầm quyền Hong Kong phải chấp nhận hoãn vô thời hạn việc thông qua dự luật này là một minh chứng. Sức mạnh của tinh thần tự do của người Hong Kong cũng khiến cho nhà cầm quyền Bắc Kinh phải chùn bước.
Cả thế giới xúc động khi nhìn cảnh một biển người biểu tình tự động dạt sang hai bên để nhường đường cho xe cứu thương. Cả triệu người cùng quan tâm đến một số phận, đó chỉ có thể là vẻ đẹp của tinh thần tự do, rất hiếm thấy trong các phong trào tả khuynh ở bất kỳ nơi nào trên thế giới: