Rodio Ebbighausen – Deutsche Welle (Làn Sóng Đức)
Thùy Minh chuyển ngữ
Trước thềm đại hội của đảng Cộng Sản cầm quyền tại Việt Nam những cơ chế an ninh bắt bỏ tù và đàn áp những ai phê bình chế độ và những người bất đồng chính kiến. Đức Quốc và Liên Hiệp Âu Châu có cơ hội dùng Hiệp Ước Thương Mại Tự Do để tạo áp lực.
Bà Bùi Thị Kim Phượng cần một ngày và một đêm đi xe buýt để được phép tới thăm chồng mình được khoảng gần một tiếng tại nhà tù An Điềm tại tỉnh Quảng Nam, miền Trung .
"Chúng tôi ngồi cách nhau một mét, bị ngăn cách bằng một tấm kiếng lót song sắt. Chúng tôi không được bắt tay nhau. Tám người cảnh sát và một máy camera canh gác khi chúng tôi phải nói chuyện qua một bộ máy âm thanh.“
Bà Bùi Thị Kim Phượng lo lắng cho sức khỏe của chồng là ông Nguyễn Bắc Truyển. Ông bị chứng suy van-tim và viêm dạ dầy và ruột. Vì đại dịch Covid-19 nên trong những tháng qua bà không được thăm ông và mang thuốc men cho chồng. Những tờ đơn liên tục của ông xin khám bịnh cho tới nay cũng không được chấp thuận. „Tôi lo lắng vì ông bị giam biệt ly trong một phòng cho tù nhân chính trị. Lỡ trong đêm xảy ra chuyện gì, ai sẽ giúp ông?“
Một người bất đồng chính kiến nổi tiếng thế giới
Luật sư Nguyễn Bắc Truyển lần đầu tiên bị các cơ quan an ninh theo dõi vào năm 2016. Khi đó ông bị bắt và bị kết án ba năm tù và hai năm quản thúc tại gia. Sau khi ra khỏi tù ông Nguyễn Bắc Truyển đã dựa vào những kinh nghiệm trong tù để tranh đấu nhiều hơn cho những tù nhân chính trị, thân nhân của họ, những người thương phế bình của quân đội miền Nam Việt Nam cũng như một vài tôn giáo thiểu số, ông Vũ Quốc Dụng xác nhận như thế với đài truyền thanh Deutsche Welle. Trong lúc làm những việc này ông Nguyễn Bắc Truyển đã có dịp làm quen với bà Bùi Thị Kim Phượng, người vợ sau này của ông. Bà là tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo.
Năm 2014 khi ông Heiner Bielefeld, đặc trách viên tường trình của Liên Hiệp Quốc, muốn thăm ông Nguyễn Bắc Truyển thì một xe vận tải đã chặn đường. Lúc đó ông Bielefeld đã lập tức chấm dứt chuyến thăm Việt Nam.
Ngày 30.7.2017 cảnh sát chìm đã bắt lại ông Nguyễn Bắc Truyển tại thành phố Hồ Chí Minh. Cho đến khi ra tòa vào tháng tư năm 2018 ông Nguyễn Bắc Truyển đã bị biệt giam. Ông không được phép có luật sư và vợ tới thăm. Và rốt cuộc ông và năm người đấu tranh cho nhân quyền đã bị xử 11 năm tù và 3 năm quản chế vì bị vu khống có những hành động lật đổ chính phủ nhân dân. Vợ của ông là bà Bùi Thị Kim Phượng, mặc dầu chính thức không có bị cáo buộc nào, nhưng từ khi đó bà vẫn bị các cơ chế an ninh quấy nhiễu. Bà nói, "tôi và chồng tôi từ khi bị đuổi ra khỏi nhà năm 2014 chúng tôi không được phép trở lại, và tôi cũng không được phép gần gũi em gái tôi và xứ đạo Phật giáo của tôi. Từ đầu năm 2019 tôi cũng không được phép xuất cảnh. Vì lý do an ninh, họ nói với tôi như thế.“
Cả gia tộc bị trừng phạt là chuyện thường xảy ra
Trường hợp của ông Nguyễn Bắc Truyển và bà vợ Bùi Thị Kim Phượng không phải là đơn lẻ. Ngược lại, đây là những gì thường xuyên xảy ra đối với 282 tù nhân chính trị, mà tổ chức nhân quyền Mỹ mang tên “Dự Án 88” hiện nay đang đếm được. Trong khi những người tranh đấu cho nhân quyền đang ngồi trong nhà tù thì những thân nhân của họ phải chịu áp lực nặng nề. Họ bị theo dõi, bị đe dọa và không ít khi bị mất công việc và qua đó mất thu nhập. Thân quyến và bắng hữu quay lưng để tự bảo vệ chính mình. Có nghĩa là rất nhiều người bị liên lụy hơn con số 282 người bị bắt.
Hiện nay con số bị bắt giam và bị trấn áp tại Việt Nam đang gia tăng rõ rệt, theo các bài tường trình của các tổ chức nhân quyền và cơ quan truyền thông. Thí dụ như trường hợp của blogger „Tiến Sĩ Hớt Tóc“ (tên thật là Nguyễn Văn Nghiêm), ngày 23.6.2020 vừa qua bị kết án sáu năm tù, sau khi đã phổ biến trên mấy tài khoản Facebook những bài phê bình về tình hình chính trị và xã hội Việt Nam. Vài ngày trước đó nhà văn Phạm Chí Thành bị bắt giam vì ông đã phổ biến các bài viết và văn kiện bị cho là chống lại nhà nước.
Nhiều lần ông Nguyễn Bắc Truyển đã bị tay sai của chế độ đánh gục.
Đảng và Covid-19
Lý do chính cho sự gia tăng bắt bớ là Đại hội đại biểu toàn đảng Cộng Sản dự định tổ chức vào tháng giêng 2020 và phải dời lại vì cơn đại dịch Corona. Tại đại hội ban lãnh đạo mới sẽ được chỉ định cho 5 năm kế tiếp. Trước đó đảng muốn ngăn chận mọi mâu thuẫn, mọi phê bình, mọi phỏng đoán và mọi tin đồn. Để đạt được điều này đảng phải làm câm tất cả những tiếng nói phê phán, và qua đó gửi đi tín hiệu: Chúng tôi sẵn sàng hành động mạnh mẽ đối với bất kỳ người nào rời hàng ngũ.
Mặc dầu đảng Cộng Sản Việt Nam đang được uy tín tốt trên thế giới và trong chính nước mình vì những thành công lớn trong nỗ lực chống lại đại dịch Corona. Những chỉ số đồng thuận của người dân đối với những chính trị gia cao cấp và đảng hiện cao một cách khác thường. Ngay trên bình diện quốc tế số bài viết tốt nhiều hơn. Việt Nam không chỉ thắng Corona mà còn ký mới đây Hiệp Ước Thương Mại Tự Do với Liên Hiệp Âu Châu. Nền kinh tế bị ảnh hưởng vì đại dịch ít hơn nhiều quốc gia khác.
Không muốn nghe phê bình
Trong chiều hướng cao hứng hiện nay thì tình hình nhân quyền và tự do báo chí khó khăn đang chìm xuống. Khi ông Bill Hayton, một người thông thạo về Việt Nam, cùng với Trợ Lý Nghèo viết một bài cho tờ báo "Foreign Policy" (Chính sách đối ngoại) cho rằng sự thành công trong công việc đối đầu với Corona có một bề mặt đen tối, thì đã tạo nên sự phản đổi lớn trong mạng xã hội. Nhưng không còn nghi ngờ gì là việc thực thi quy định kiểm dịch và giới nghiêm tại Việt Nam có hiệu quả là vì nhà nước đã huy động mạng lưới an ninh giăng xuống tới cấp gia đình.
Trường hợp của ông Nguyễn Bắc Truyển cho thấy đảng lo lắng như thế nào khi gặp phải sự phê bình. Luật sư Truyển đã trình bầy cho vợ mình trong lần gặp gỡ vừa rồi là hai lá thư trong số những lá thư của ông bị tịch thu bất hợp pháp. Trong hai lá thư đó ông đã nói về hoàn cảnh những người tù trong đại dịch Covid-19. Ông đã yêu cầu vơ mình đệ đơn khiếu nại.
Đây không phải là lần đầu những lá thư của ông Truyển bị tịch thâu. Tháng tư 2019 trong thu gửi thư cho vợ, ông có thêm vào một số điểm để thực thi đạo luật tôn giáo trong nhà giam. Lúc đó ông đã yêu cầu vợ mình chuyển tiếp những dữ kiện này tới vị đại biểu người Đức bà Gyde Jensen đang chuẩn bị sang Việt Nam. Lá thư bị thu giữ bất hợp pháp. Mãi sáu tháng sau lá thư mới được trao trả với những đoạn bị bôi đen.
Phê bình từ nước Đức
Bà Gyde Jensen (đảng Tự Do Dân Chủ), chủ tịch Ủy Ban Nhân Quyền và Trợ Giúp Nhân Đạo Quốc Hội Đức, vào tháng 3. 2018 đã nhận trách nhiệm lo bảo hộ cho tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển. Bảo hộ là một phần của chương trình „Đại biểu bảo vệ đại biểu“ để quốc hội Đức mà quốc hội Đức muốn áp dụng để hỗ trợ các nhà tranh đấu cho nhân quyền.
Bà Gyde Jensen rất lo lắng về trường hợp của ông và những diễn biến hiện tại ở Việt Nam:“Cấp lãnh đạo Việt Nam đàn áp một cách có hệ thống các nhà hoạt động và những nhân vật đối lập. Họ chưa thấy đủ khi dùng những biện minh mong manh để bắt giam ông Truyển – ngay trong tù từ những quấy nhiễu đến hành hạ và tra tấn vẫn tiếp diễn. Tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do tức khắc cho Nguyễn Bắc Truyển và những tù nhân chính trị khác.
Tận dụng những cơ hội của Hiệp Ước Thương Mại
Đối với ông Vũ Quốc Dụng, thuộc tổ chức VETO, một tổ chức nhân quyền Đức Quốc, thì vụ án của ông Truyển có tính cách đại diện cho nhiều vụ án khác trong nước. Trường hợp của ông cho thấy cách Việt Nam cư xử tùy tiện với người dân của mình là những người vận động phi bạo lực cho nhân quyền. Trong nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu luân phiên này, chính phủ Đức nên dùng mọi cách để Hiệp Định Thương Mại Tự Do với Việt Nam chỉ được phép thực thi khi Việt Nam tuân thủ nghiêm chỉnh các quyền con người.
Bà Jensen cũng nhấn mạnh điểm này:“ Tôi mong đợi rằng trong những cuộc đối thoại giữa chính phủ Đức và đặc biệt là giữa Liên Hiệp Âu Châu và lãnh đạo Việt Nam tình hình nhân quyền tồi tệ nơi đó sẽ được thường xuyên thảo luận nghiêm túc. Hiệp Định Thương Mại Tự Do Liên Hiệp Âu Châu (EVFTA) là đòn bẩy cụ thể để tạo áp lực. Và Liên Âu phải tận dụng gấp.“
Thùy Minh chuyển ngữ