Quyết định bỡi chính sách

Dù ở bất cứ bang nào của Mỹ từ Californhia, Florida, Georgia, Pensyvanhia, Maryland… gã hứng thú nhất là tới các làng nghề nông. Nông dân đúng là các quý ông, quý bà, họ ở trong các biệt thự rộng lớn giữa triền cỏ xanh mướt, những thảm hoa muôn màu và những cây rợp bóng. Họ lái xe hơi xịn và đến các trung tâm, các câu lạc bộ thưởng thức nghệ thuật, mùa nông nhàn họ đi du lịch khắp thế giới…
 
Gã có thể khẳng định mà không ngượng mồm rằng nước Mỹ thực sự là thiên đường của hơn hai triệu nông dân Mỹ.
 
Nhìn những biệt thự giữa bát ngát thảm cỏ và hoa, gã mơ có một cô nàng xứ Việt ở đó, dừng chân, gã bảo: cho anh một chân chăn bò hoặc một tay hái táo được không em?
 
Có được cuộc sống sung túc hạng nhất thế giới là nhờ với khoảng hơn 2 triệu nông dân chiếm 0,7% tổng số lực lượng lao động của toàn nước Mỹ lại có 2,109,363 nông trại, trung bình mỗi nông trại có diện tích 174 héc ta. Và họ đã làm ra tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp gần 500 tỷ đô la Mỹ.
 
Có nghĩa là chỉ với hơn 2 triệu ông bà nông dân Mỹ đã làm ra tổng sản phẩm tương đương cả nền kinh tế VN - đất nước 100 triệu dân - làm ra.
 
Vì sao?
 
1. CHÍNH SÁCH
 
- Chính phủ đã ban hành Luật Đất đai vào năm 1862 quy định phát không đất đai cho những người đến sống và làm việc trên các mảnh đất trống tại miền Tây nước Mỹ, tạo điều kiện cho nông dân được định cư, lập nghiệp dễ dàng.
Năm 1914, Quốc hội Mỹ lập ra cơ quan Dịch vụ phát triển nông nghiệp.
 
Cơ quan này gồm các chuyên gia giỏi nhất Mỹ tư vấn cho nông dân quy trình khoa học, công nghệ từ bước sử dụng phân bón cho đến các khâu sau của quy trình sản xuất nông nghiệp.
Bộ Nông nghiệp đảm nhiệm tiến hành các nghiên cứu mới, cho ra đời những loại phân bón làm tăng sản lượng hạt, các loại giống lai cho cây trồng khoẻ hơn, các phương pháp chữa trị nhằm bảo vệ và cứu chữa cây trồng vật nuôi chống được bệnh tật, và nhiều phương pháp khác kiểm soát các loài vật gây hại.
 
- Năm 1929, tổng thống Herbert Hoover thành lập Ban Nông nghiệp liên bang nhằm bảo đảm sự ổn định kinh tế cho nông dân.
- Năm 1933, Tổng thống Franklin D. Roosevelt cho phép thực hiện một hệ thống trợ giá cho nông dân một mức giá gần bằng giá lúc thị trường ở điều kiện ổn định bình thường.
 
- Đồng thời, trong khoảng thời gian từ 1933 đến 1996, chính phủ cho nông dân vay tiền canh tác, nông dân có quyền trả nợ theo giá quy định trong hợp đồng. Cụ thể là vào những thời điểm sản xuất dư thừa, nông dân bán sản phẩm cho
chính phủ, còn vào lúc giá nông phẩm cao, nông dân có quyền bán sản phẩm cho các công ty kinh doanh lương thực để tăng lợi tức.

 
- Ngoài ra, chính phủ còn đề ra chính sách bảo tồn, dưỡng đất dự trữ. Sự can thiệp với quy mô lớn vào ngành nông nghiệp Mỹ được kéo dài cho đến tận cuối những năm 1990.


 
- Hiện nay, chính phủ đang chú trọng đến xuất khẩu nông sản, và đặc biệt quan tâm đến tính vững bền của lực lượng lao động nông nghiệp.
 
- Thượng viện vừa thông qua dự luật di dân nhằm mục đích bảo đảm có đủ số công nhân cần thiết cho nền nông nghiệp, đặc biệt là vào mùa gặt hái, chăn nuôi gia súc, và sản xuất nông phẩm cần thiết cho xuất khẩu. Đạo luật này cũng mở đường cho những người làm việc trong ngành nông nghiệp Mỹ mà chưa có giấy tờ hợp lệ được phép nhập cư vào Mỹ.
 
Chính nhờ các chính sách hỗ trợ một cách hiệu quả này đã mang lại cho ngành nông nghiệp Mỹ một kết quả tốt đẹp như ngày hôm nay.
 
2. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ RẤT CAO
 
Nước Mỹ đặc biệt nhấn mạnh đến việc cơ giới hóa các phương tiện canh tác, sử dụng máy móc thay thế cho sức người và sức súc vật.
 
- Chi phí máy móc chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng chi phí đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Việc cơ giới hóa máy móc không chỉ đơn thuần là tăng số lượng máy móc trên cánh đồng mà còn chú ý đến thực hiện kết hợp các tính năng để tạo ra các máy liên hoàn, kết hợp máy kéo với máy cày, máy gieo trồng, máy gặt.
 
Hay các sáng kiến về các loại máy móc có thể canh tác được ở những vùng đất cứng mà sức người khó có thể làm được. Hầu như mọi hoạt đông trong sản xuất nông nghiệp đều thực hiện bằng máy móc, từ làm đất, gieo trồng, bón phân, tưới tiêu đến gặt hái. Nông dân còn dùng máy bay để phun thuốc trừ sâu, dùng máy điện toán đề theo dõi kết quả thu hoạch.
 
Với diện tích đất canh tác rộng lớn nên việc áp dụng các phương tiện và kỹ thuật hiện đại trong sản xuất nông nghiệp đã khiến cho năng suất lao động tăng mạnh.
 
3. PHẨM CHẤT VÀ LÒNG TỰ TRỌNG CÔNG DÂN CAO
 
Nông dân Mỹ được trang bị các phẩm chất công dân và lòng tự trọng cùng ý thức tôn trọng pháp luật cao. Với họ danh dự công dân luôn đặt lên hàng đầu nên không cho phép mình sản xuất ra sản phẩm kém chất lượng và độc hại.
Điều này ở nông dân VN đang là điều xa xỉ.
 
Vâng… buồn và đau thay khi nhìn lại tổng thể nền nông nghiệp, nông dân, đời sống nông thôn của nước nhà hiện nay.
 
Khi: Năng suất lao động trong ngành nông nghiệp của Việt Nam luôn thấp nhất trong nhóm các nước có mức thu nhập trung bình thấp.
 
Theo thông tin từ Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), giá trị gia tăng nông nghiệp trên mỗi lao động của Việt Nam hiện đạt chưa tới 400 USD/người, thấp hơn cả Lào và Campuchia.
Câu trả lời chỉ có thể tìm ra từ CHÍNH SÁCH.