Luân Lê
Trước khi viết những dòng này về quan điểm dưới đây, tôi phải nói rằng, trong trang cá nhân của tôi có nhiều người là giáo viên, giảng viên, nhiều người học hàm giáo sư và học vị tiến sỹ có uy tín về các công trình trong việc giảng dạy của mình, và quan trọng hơn, họ là những người có tiếng nói đấu tranh chính trực chứ không cam chịu “sống yên với cái niêu cơm của bản thân mình”. Tôi vẫn thầm cảm ơn và có hy vọng vào tương lai là vì thế.
Đối với cậu được gọi là giáo viên (tên Ngọc) và một cậu bác sỹ (tên Hùng), là hai con người mà tôi cảm thấy tệ hại về quan điểm không chỉ chính trị mà còn về các vấn đề xã hội khác. Và sau một thời gian khá dài theo dõi, tôi thấy nguy hại thay cho những quan điểm và cung cách bày tỏ (bằng lối ngôn từ không thể chấp nhận của một thầy giáo và một thầy thuốc) từ những con người này.
Trong trường hợp về biểu tình Hồng Kông, anh ta có một sự phán xét và định kiến hằn học đến kỳ lạ, có thể nói là lấy cách nhìn của một con ếch để vẽ bầu trời. Biểu tình, thay vì anh ta nói tới nó là một quyền chính trị, anh ta nói tới “cái niêu cơm” mà người dân Hồng Kông đã không nghĩ tới để bảo vệ. Quả thực đó là sự xúc phạm lớn lao đối với những người trí thức và những con người có lương tri và phẩm giá quốc gia, và cũng là một sự xúc phạm cả vào tính dân tộc của họ.
Biểu tình cần phải có sự kích động từ bên ngoài hay phải được trả một món đồ? Nên nhớ rằng, có thể anh ta chỉ nghĩ tới cái nồi cơm nhỏ mọn của mình, nhưng cũng cần nhớ rằng, chính nền dân chủ và hệ thống tư pháp độc lập của họ đã cứu vớt được một nhân vật mà sau này là lãnh tụ của Đảng cộng sản Việt Nam - Nguyễn Ái Quốc. Và đây chính là giá trị mà họ đang đứng lên bảo vệ - họ không bảo vệ cái nồi cơm trực quan được nhìn và ăn bằng mắt và miệng, mà họ bảo toàn cho các giá trị mà quyết định đến việc nồi cơm đó tồn tại ra sao và thế nào - nhân quyền không ăn được nhưng nó quyết định đến việc bạn được ăn gì và ăn như thế nào.
Người Pháp biểu tình để chống sự bất công từ chính sách từ chính phủ; gần một trăm ngàn giáo viên ở bang Colorado biểu tình để đòi tăng lương vì cho rằng mức lương của họ là chưa xứng đáng dù họ đang hưởng mức lương cao nhất ở khối OECD (khối các quốc gia thịnh vượng chung); nhân dân Hàn Quốc biểu tình đòi tổng thống từ chức và bị truy tố; nhân dân Nhật Bản xuống đường biểu tình vì những sai phạm của chính phủ, mặc dù nó không quá nghiêm trọng; ngày quốc tế lao động mà được chủ nghĩa cộng sản ca ngợi cũng chính là ngày mà những nữ công nhân ở một nhà máy ở Mỹ biểu tình/đình công phản đối các bất công từ chủ doanh nghiệp; và ngày xưa Việt Minh thường xuyên tổ chức biểu tình phản đối chế độ sưu cao thuế nặng và các chính sách đối xử bất công bình từ thể chế cai trị và năm 1945 họ biểu tình cướp chính quyền của chính phủ Trần Trọng Kim.
Nếu phán xét và nhục mạ nhân dân Hồng Kông đang biểu tình đòi dân chủ và độc lập cho chính vùng lãnh thổ của mình là đang xúc phạm nghiêm trọng tới những điều thiêng liêng và cao cả họ làm. Và cũng chính nó là sự vô ơn bội nghĩa với thứ đã cứu vớt được một con người mà sau này tạo ra cái xã hội mà anh ta được hưởng cái nồi cơm mà anh ta đang muốn bảo vệ.
Hồng Kông là một vùng có thu nhập cao nhất châu Á, là trung tâm kinh tế và tài chính, vận tải biển của không chỉ khu vực mà còn thế giới. Không chỉ những đứa trẻ, những bà mẹ, những học sinh hay sinh viên xuống đường, mà còn các luật sư, giáo sư, bác sỹ, nhà giáo và hàng triệu người khác đều xuống đường. Họ nhìn thấy tai hoạ trong tương lai đang đe doạ tới họ và con cháu họ, họ không còn phải bận tâm về cái niêu cơm trực quan hữu hình như anh ta chỉ cầu mong tới, mà như John Stuart Mill đã nói, nó chẳng khác gì lạc thú của một con lợn.
Người dân Hồng Kông cần tự do và dân chủ để bảo vệ những thành quả kinh tế và các giá trị khác mà các thế hệ trước đã dày công gây dựng nên. Họ đấu tranh cho những nền tảng cơ bản và cao quý đó để sống như một sinh vật chính trị (Aristotle) chứ không phải là chỉ cần miếng cơm manh áo (nhu cầu thấp nhất trong tháp nhu cầu Maslow) như anh ta đang kỳ vọng và đặt tất thảy mục đích vào đó. Nhân dân Hồng Kông đã thấy rõ những cuộc thảm sát man rợ bậc nhất lịch sử như Thiên An Môn, Cải cách văn hoá hay giết mổ lấy nội tạng hàng triệu người, đàn áp hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ, phá huỷ Tây Tạng...và vô vàn các thảm nạn cộng sản khác trong cái nôi Trung Hoa đáng sợ và đáng kinh tởm đó. Anh ta dường như mù loà nên không thể thấy được. Bà Thái Anh Văn của Đài Loan tuyên bố rằng không thể đứng dưới sự chi phối của Trung Quốc, họ thuộc về thế giới văn minh và của một nền dân chủ.
Tôi vẫn không thể nào hiểu được, tại sao, một con lợn có thể làm nhà giáo, và cũng không thể hiểu, thể chế và xã hội nào lại dung dưỡng những con lợn đi dạy những thế hệ trẻ, thật bất hạnh cho dân tộc khi có những con người như này đứng trên bục giảng - anh ta chỉ cần miếng ăn chứ không cần hiểu hoặc biết tới những giá trị làm người khác - những quyền chính trị cơ bản của con người - và anh ta có thể vu khống cả một phần lớn người dân của một vùng thuộc hàng văn minh nhất thế giới bằng những gì tồi tệ nhất của một kẻ tệ mạt nhất.
Ngay như một người phụ nữ mảnh dẻ, hàng chục năm tù đày, trong một xã hội nghèo túng và đặt dưới ách cai trị của chế độ độc tài quân sự, phải kiên trường đấu tranh trong suốt gần năm mươi năm mới có viên gạch đầu tiên của nền dân chủ - Aung San Suu Kyi - của đất nước Myanmar. Phải chăng, như anh ta, chỉ quan tâm tới cái niêu cơm trực quan hữu hình, phải đợi đến mức không cả có giấy vệ sinh để dùng như dân Venezuela thì anh ta mới hiểu, nồi cơm cũng là một nồi cơm chính trị?
Anh ta không bằng một con lợn, chứ không thể so sánh với một đứa trẻ ở châu Âu, nơi mà những giá trị về quyền làm người (nhân quyền) và quyền làm chủ (dân quyền) đã được truyền thụ và thực hành ngay từ khi nói lên những tiếng nói đầu tiên của đời người và từ những bước chân đầu tiên khi tới những ngôi trường.
Trong “Trại súc vật” (của Orwell) thì con lợn lại làm lãnh đạo. Và nay, nó đang mặc áo làm thầy của nhiều đứa trẻ, thật nguy hại và khốn cùng.