Tàu cẩu Lam Kình của Trung Quốc ngoài khơi tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 3/9/2019
Ngay sau khi xuất hiện tàu cẩu lớn nhất thế giới của Trung Quốc là Lam Kình ngoài khơi tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 3/9/2019, chỉ cách đường cơ sở của Việt Nam chưa tới 11 hải lý và cách đảo Lý Sơn khoảng 30 hải lý về phía nam, một số dư luận viên thân đảng đã lo sợ thực sự hi rút tít: “Tàu cẩu giàn khoan Trung Quốc vào vùng biển Việt Nam, chuẩn bị tình huống xấu nhất”.
‘Tình huống xấu nhất’ là gì?
Đó là một thuật ngữ của giới quân sự Việt Nam nhằm mô tả tình trạng sẵn sàng chiến đấu ở cấp cao nhất. Nghĩa là có thể nổ ra chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Lo sợ là đúng, bởi khác hẳn với tàu Hải Dương 8 chỉ làm nhiệm vụ thăm dò địa chất, Lam Kình làm cho người ta lập tức nhớ lại giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc cho tấn công vào vùng biển Việt Nam trong năm 2014.
Cùng lúc, các trang báo South China News và IndoPacific_SCS_Info đã dự đoán rằng có thể Bắc Kinh đang chuẩn bị đưa một giàn khoan đến hoạt động trong vùng biển của Việt Nam.
Đó có thể là giàn khoan nào?
Vào tháng 4 năm 2019, Trung Quốc đã thình lình tung ra động thái đưa giàn sản xuất dầu khí lớn thứ hai là Đông Phương vào Lưu vực Yinggehai ở Biển Đông. Giàn khoan này nặng 17.247 tấn, tương đương với 10 nghìn chiếc xe ôtô thông thường và rộng bằng một sân bóng đá và không thua kém gì giàn khoan Hải Dương 981 mà đã ngự trị ở Biển Đông trong năm 2014. Vụ Đông Phương hờm sẵn kịch bản tái hiện hải Dương 981 hiện ra trong bối cảnh ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng sắp công du Hoa Kỳ (nhưng cũng vào tháng 4 đó, ông Trọng bất thần bị một cơn bạo bệnh tại Kiên Giang nên chuyến đi Mỹ của ông ta phải dời lại).
Nếu Trung Quốc liều lĩnh điều cả một giàn khoan vào Bãi Tư Chính để ‘cùng hợp tác khai thác dầu khí với Việt Nam’ – như cái cách mà Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã trịch thượng yêu sách với giới chóp bu Hà Nội khi đến Việt Nam vào đầu năm 2018 mà bất chấp Việt Nam có muốn hay không, đó sẽ là một thảm họa với Bộ Chính trị đảng Việt Nam. Đánh thì sợ mà không đánh thì bị cướp trắng và mặt mũi chẳng còn ra thể thống gì.
Chỗ dựa dẫm duy nhất giờ đây của Hà Nội chỉ còn là Hoa Kỳ – đối trọng duy nhất của Trung Quốc tại Biển Đông.
Trong thời gian qua, đã có những thông tin ngoài lề về việc quân đội Việt Nam điều quân để củng cố vùng biên giới phía Bắc và cả biên giới tây nam giáp Campuchia. Tuy nhiên, đó chỉ là cách phòng thủ hết sức thụ động, một kiểu che chắn theo cách ‘kịch liệt phản đối’ nhưng cứ phải giương mắt thao láo nhìn kẻ cướp xông vào nhà mình và lần lượt bỏ túi từng món đồ.
Cũng cần bổ sung, cho tới nay các tàu chiến và tàu hải cảnh Việt Nam vẫn chỉ lọ mọ theo đuôi tàu Hải Dương 8 mà không có được bất cứ hành động mạnh mẽ nào, dù chỉ là nổ súng cảnh cáo. Trong khi đó, toàn bộ công tác ‘vận động quốc tế ủng hộ Việt Nam’ đã chỉ nhận được nhưng lời lẽ chia sẻ chung chung và xã giao, còn lại đã chẳng có bất kỳ hành động quân sự đáng chú ý nào từ các nước ‘đối tác chiến lược’ của Việt Nam.
Vậy nếu nổ ra ‘tình huống xấu nhất’ với Trung Quốc, hải quân Việt Nam sẽ đánh chác ra sao?