Trăm năm trồng người và kết quả

Đỗ Ngà - Van Nga Do|

Cũng trồng một loại cây như nhau, nhưng nếu người nông dân có lương tâm, có trách nhiệm với xã hội thì tất trái ngọt kia là những thứ hoa quả sạch. Lợi người lợi ta là bản chất của người lương thiện. Còn nếu là người nông dân bất lương, tham lam, chỉ biết lợi về mình thì họ sẽ dùng những loại thuốc độc hại cốt để làm cho cây trái có bề ngoài tốt tươi nhưng bên trong đầy độc tố để bán được tiền. Hại người lợi ta là bản chất của kẻ bất lương. Tương tự như vậy, chính quyền là người nông dân còn xã hội là hoa quả. Cho nên người ta nói chính quyền nào thì người dân đó là vậy.

Để đối phó với những lời chỉ trích chế độ, chính quyền CS đã dùng tiền thuế của dân để nuôi một lực lượng 10 ngàn người được gọi là Lực Lượng 47. Chủ trương của chính quyền là dùng bọn này phá hoại facebook những người phản biện. Thêm vào đó là họ cũng nuôi hàng vạn Dư Luận Viên với mục đích chuyên chửi bới những người phản biện chính quyền bằng những lời lẽ tục tĩu nhất, mất dạy nhất. Và trên thực tế, nếu chính quyền cộng sản biết địa chỉ những người có tiếng nói ảnh hưởng họ sẽ cho công an sắc phục cùng với côn đồ đe dọa hoặc hành hung những người này mà không dựa trên một cơ sở luật pháp nào. Hay như việc công an bắt bớ phạt tiền, cưỡng bức người dân viết cam kết không được phát ngôn trên facbook như thế này như thế kia là những hành động không theo một chuẩn mực luật pháp nào cả. Hay như việc đài truyền hình quốc gia VTV đưa một cuộc thú tội được làm theo kịch bản lên truyền hình cũng là cách làm không theo chuẩn mực của pháp luật. Hay nửa đêm khuya bộ công an dùng lực lượng hùng hậu ập vào nhà người nông dân giữ đất giết người mang đi và phanh thây nạn nhân như vụ Đồng Tâm thì họ đã dựa vào cơ sở luật pháp nào? Không dựa vào cơ sở pháp luật nào cả. Mà một khi chính quyền có thói quen hành động không dựa vào chuẩn mực của luật pháp thì đó chính là một chính quyền bất lương.

Chính quyền bất lương thì không thể tạo ra một xã hội tử tế được. Thực tế trong xã hội Việt Nam, con người ta phải vừa sống vừa phòng ngừa mọi lúc mọi nơi. Để sống lương thiện thì người ta phải chiến đấu rất nhiều với lương tâm và với xã hội xung quanh. Sống lương thiện ở Việt Nam phải nói là một kỳ công chứ không hề đơn giản. Người sống lương thiện ở xứ này như phải luôn lội dòng nước ngược vậy. Đó là một thực tế. Thử hỏi, cả một bộ máy nhà nước cứ è cổ dân mà ăn cướp thì làm sao họ có thể tạo ra một xã hội không trộm cướp được? Chính vì thế dân Việt nhìn đâu cũng muốn sở hữu dù cho những thứ đó không phải của mình. “Đất đai sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý” là một câu nói lừa dân. Thằng “toàn dân” là thằng nào, nó có tư cách pháp nhân gì không mà có quyền sở hữu? Không có! Đấy là lừa còn gì? Một chính quyền mà dùng đủ thứ trò lừa gạt để làm nên luật pháp phục vụ mục đích cai trị, cướp đoạt thì nhà nước ấy lương thiện được sao?

Khi bạn bước một bước chân ra khỏi đất nước và quan sát, thì bạn sẽ thấy rất rõ. Ngay sát nách ta, những nơi mà thế giới xem là vùng trũng thì chúng ta đã thấy khác. Ngay tại đất nước Campuchia hay Thái Lan, nếu có trải nghiệm bạn sẽ thấy những nơi này trộm cắp vẫn ít hơn Việt Nam rất nhiều. Mà xã hội mà ít trộm cắp hơn thì rõ ràng xã hội đó lương thiện hơn. Đến Sihanoukville- Campuchia bạn có thể mang xe máy quẳng đâu đó rồi tắm biển vô tư mà không sợ mất xe. Đến Thái Lan, bạn có thể quẳng xe máy ngay dưới chân cầu đi bộ rồi đón phương tiện khác đi chơi cả ngày mà không sợ mất xe. Đấy là chỉ mới lấy ví dụ những quốc gia quanh ta, nơi mà những chính quyền còn rất nhiều vấn đề đáng lên án chứ họ chưa thực sự là một chính tử tế như những chính quyền ở xứ văn minh như Âu Mỹ. Ấy vậy mà họ cũng đã tạo được một xã hội tử tế gấp bội lần xã hội Việt Nam.

Chính quyền nào thì nhân dân đó. Chính quyền hèn với ngoại bang và ác với dân mình thì dân cũng vậy. Dân thì hèn với chính quyền nhưng rất ác với nhau, đặc biệt là với những người yếu thế hơn mình. Một chính quyền mà bỏ tiền ra nuôi bọn Dư Luân Viên để chúng dùng những thứ ngôn từ hung hăng, mất dạy để tấn công người khác thì rõ ràng xã hội này cũng đầy rẫy những loại người như thế. Ngoài lĩnh vực chính trị, trên không gian mạng hay ngoài đời thực thì người Việt cũng thường tỏ ra hung hăng, chửi bới người ta bằng những thứ ngôn từ ngữ tục tĩu. Đó chẳng phải là xã hội đã sao lại bản chất đó từ thượng tầng chính trị hay sao?

Nhân Ngày Quốc tế An toàn Internet 11 tháng 2 (Tiếng Anh Safer Internet Day) của Microsoft, thì Việt Nam nằm trong số 5 quốc gia có chỉ số mức độ kém văn minh trên không gian mạng (DCI, Digital Civility Index) cao nhất. Ra đường thì cứ chằm chằm vào thiên hạ để tìm xem ai có dấu hiệu “láo” trên mặt là tìm cách gây sự đánh người, loại này ở Việt Nam rất nhiều. Hay ra đường vênh váo thường tự cho mình là ông trời để hiếp đáp kẻ cô thế hơn mình như kiểu “mầy biết tao là ai không?” rồi gây sự, loại này thì ở Việt Nam cũng không ít. Hung hăng với kẻ yếu thế, hèn nhát với kẻ mạnh hơn mình đấy là đặc trưng của xã hội Việt Nam. Xã hội tập hợp những loại người như vậy là xã hội nát, vì với những con người như thế thì không bao giờ tạo thành sức mạnh để thổi bay cái xấu ở thượng tầng được. Nhưng may thay, ở Việt Nam cũng còn một số nhỏ gần mực mà không đen. Mong rằng số nhỏ này sẽ là nhân tố đổi thay để cứu lấy một đất nước nát bét về đạo đức và nhân cách.

Người Việt Nam rất hung hăng nhưng cũng rất hèn nhát, âu cũng có cái lí của nó. Một chính quyền bất lương không thể tạo ra một xã hội khá hơn được. “Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trăm năm trồng người”. Nói trồng cây thì phá cây, nói trồng người thì tàn phá nhân cách con người tan nát. Đấy là “thành quả” mà chính ông Hồ và đảng ông ta đã ra tay “chăm bón”. Một kết quả rất rất đắng cho dân tộc!

-Đỗ Ngà-

Tham khảo: https://www.thesaigontimes.vn/…/thua-hung-du-thieu-van-minh…