Những cái bắt tay ngầm

5 tỷ phú đô-la Việt 2019, theo tạp chí Forbes: (hàng trên) Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, CEO VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo; (hàng dưới) Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương, và Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh. Ảnh: Truyền thông phát triển

Người viết: Anh Hoàng 

Những năm gần đây, Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều những đại gia bất động sản làm giàu từ sang tên, chuyển nhượng đất đai, tất cả là nhờ họ sở hữu những mảnh đất vàng, đắc địa đem về cho họ mỗi phi vụ, lợi nhuận cả chục tỷ đến trăm tỷ đồng. Ngay cả, tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng người giàu nhất Việt Nam đứng thứ 286 thế giới dựa vào thống kê lượng tài sản do tạp chí Forbes công bố năm 2020 cũng là một đại gia làm giàu, bắt đầu từ bất động sản. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra: Làm thế nào các đại gia này lại dễ dàng biết được quy hoạch của thành phố và mua được những mảnh đất vàng như vậy? Câu trả lời đã có, tồn tại những cái bắt tay ngầm giữa các đại gia này và các quan chức để đôi bên cùng có lợi. Các quan chức nhận những khoản tiền đút lót để bàng quan trước mọi việc, còn các đại gia được những mảnh đất vàng với giá hời. Vụ việc mới đây nhất được đưa ra xét xử, là vụ án của doanh nhân Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm). Cụ thể, Ông Nguyễn Hữu Tín (61 tuổi, nguyên phó chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh) là người ký quyết định giao khu “đất vàng” cho Công ty Bắc Nam 79 của Vũ “nhôm” mà không qua đấu giá. Tương tự, một vụ án liên quan đến sở hữu dễ dàng những mảnh đất vàng vừa mới được phanh phui tại tỉnh Thái Bình.

Nguyễn Thị Dương, người vừa bị khởi tố bắt giam. - Trương Tấn Sang Chủ tịch Nước tặng bằng khen.

Diễn biến vụ án như sau, cụ thể vào cuối tháng 3 năm 2020 vợ chồng bà Dương gửi hàng qua 1 nhà xe, khi lên tới Hà Nội, việc giao nhận hàng giữa nhà xe với người nhận không thuận lợi.

Chiều 30/3, phụ xe đến gặp vợ chồng bà Dương nói chuyện thì bị bà Dương cho người nhốt và đánh đập. Hậu quả, nạn nhân bị vỡ xương hàm, dập mũi. Người bị đánh đã gửi đơn kêu cứu lên cơ quan công an. Công an tỉnh Thái Bình cho điều tra xác minh. Sau đó, nữ đại gia Nguyễn Thị Dương bị bắt vì tội danh cố ý gây thương tích vào ngày 7/4/2020.

Sau khi biết tin vợ bị bắt, ông Nguyễn Xuân Đường có biệt danh là võ sư Đường Nhuệ bỏ trốn đến 10/4/2020 cảnh sát đã bắt được Đường Nhuệ tại Hà Nam sau ba ngày lẩn trốn.

Vợ chồng nữ đại gia Thái Bình Nguyễn Thị Dương bị bắt.

Mặc dù, hai vợ chồng bị bắt vì tội cố ý gây thương tích, nhưng đây chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Theo như chia sẻ của nhiều người dân ở Thái Bình, Đường “Nhuệ” được coi là một “đại ca”, đại gia có máu mặt với nhiều đàn em. Đường “Nhuệ” từng bị tố cáo đánh người, đòi nợ theo hình thức “xã hội đen”.

Cụ thể, năm 2019, báo Pháp luật Việt Nam nhận được đơn thư của bà Đinh Thị Lý (Sinh ngày 1964, đăng ký hộ khẩu thường trú số nhà 2, ngõ 331, phố Lý Thường Kiệt, tổ 4, phường Trần Lãm, Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình) tố cáo nhóm người do ông Nguyễn Xuân Đường (thường gọi Đường Nhuệ, chồng Dương, cùng ngụ đường Lê Quý Đôn, tổ 27, phường Kỳ Bá, Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình) chỉ đạo đã đánh đập mẹ con bà vào sáng 18/11/2014.

Nghiêm trọng hơn, theo người phụ nữ này trình bày thì sự việc diễn ra ngay tại trụ sở Công an phường Trần Lãm, TP Thái Bình. “Lẽ ra trụ sở công an phải là nơi ẩn náu, nơi an toàn với những người dân nhưng trong sự việc này, người dân bị “giang hồ” chửi bới đánh đập ở ngay trụ sở phường mà công an không can thiệp gì”, bà Lý nói.

“Đường Nhuệ” cùng vợ lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đường Dương chuyên kinh doanh bất động sản. Nhiều năm nay, Đường “Nhuệ” và vợ thường tham gia các cuộc đấu giá đất tại Thái Bình. Giới kinh doanh bất động sản thường thấy vợ chồng Đường “Nhuệ” đến các cuộc đấu giá cùng hàng chục đàn em.

Tại xã Đông Các, Dương cho đàn em đứng ra “mua” mỗi người có hồ sơ đấu giá từ 5 đến 10 triệu đồng để thôi đấu giá hoặc đấu giá không thành. Tại xã Đông Phương, những người đã trúng đấu giá bị nhóm người lạ hành hung, đe dọa.

Sự lộng hành ngang nhiên của những đối tượng lạ mặt này khiến người dân quê kinh sợ; kết quả, mỗi một cuộc đấu giá như trên, Nguyễn Thị Dương “ôm” được rất nhiều suất đất, bán chênh từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng/lô, kiếm lời hàng trăm triệu đồng.

Việc o bế, không cho người khác đấu giá không chỉ làm mất sự dân chủ, công bằng, bình đẳng, nó còn khiến nhà nước thất thu ngân sách do cuộc đấu giá không có nhiều người tham gia đồng nghĩa với việc không có tính cạnh tranh, ganh đua trong các bước đấu giá.

Nguyễn Thị Dương khoe sự giàu có trên Facebook cá nhân

Câu hỏi được đặt ra ai đã bao che cho vợ chồng Dương và Đường lộng hành suốt những năm qua và cần điều tra sáng tỏ. Theo thông tin ghi nhận, Thái Bình vừa thay giám đốc công an mới là ông Trịnh Đình Thành vào tháng 10/2019.

Trung tướng Nguyễn Văn Sơn – Thứ trưởng Bộ Công an trao quyết định điều động, bổ nhiệm và tặng hoa Thượng tá Nguyễn Thanh Trường – Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình.

Chỉ khi Thái Bình có giám đốc công an mới, vòi bạch tuộc của vợ chồng Dương và Đường mới bị chặt và theo đó, công an đang tiếp tục mở rộng điều tra về những tội ác do đôi vợ chồng này gây ra. Rõ ràng, những vụ án này cần được làm sáng tỏ sớm hơn khi đã có nhiều oan tình xảy ra ở Thái Bình, nhiều gia đình tan cửa nát nhà vì tín dụng đen của đôi vợ chồng này. Những doanh nhân chân chính đang bị ức hiếp đe dọa cần được bảo vệ, một nền kinh tế tăng trưởng nhờ bơm tiền thổi giá sẽ không bền vững. Chính quyền cần thực hiện quyết liệt hơn để bảo vệ những công dân, những doanh nghiệp chân chính để bộ mặt đất nước Việt Nam sớm thay đổi, những cái bắt tay ngầm phải được xử lý nghiêm minh và chấm dứt.

Nguồn tham khảo: 

https://vtc.vn/thoi-su/tan-giam-doc-cong-an-tinh-thai-binh-la-ai-ar509849.html

https://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/chieu-thuc-kiem-tien-ty-cua-vo-chong-doanh-nhan-nguyen-thi-duong-632265.html

https://www.tienphong.vn/xa-hoi/chien-tich-choi-troi-cua-dai-gia-duong-nhue-thai-binh-1639675.tpo

https://chantroimoimedia.com/2020/04/12/nhung-cai-bat-tay-ngam/