Vì Sao Nhiều Người Thích Truyện Kiều?

Pham Nguyen Truong

I. Tư duy theo lối mòn
 

Đôi lời phi lộ: Nhân việc ông Nguyễn Phú Trọng lẩy Kiều “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài" làm ngứa cái lỗ nhĩ, suốt đêm không ngủ được mới nảy ra ý định viết loạt bài này, nhưng đây không phải là chê cụ Nguyễn Du hay truyện Kiều mà là chê những người thời nay vẫn tư duy theo lối nông dân, duy tình, theo lối mòn, từ thời Nguyễn Du hay trước cả Nguyễn Du.
 

1. Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài (ở đây xin không cần ghi chú thêm rằng cả người nói lẫn người nghe đều hiểu "Tâm" là "Thiện tâm" chứ không phải "Tà Tâm" hay "Ác Tâm"; "Tâm= Đức", "có Tâm" = "có Đạo đức".

Đây chính là câu làm ngứa cái lỗi nhĩ.

Tai sao ngứa?

Tại vì đấy là câu cửa miệng, sao mòn nhưng rất sai và rất có hại!

Xin hỏi: Bạn đã bao giờ thấy người nào phàn nàn là thiếu tâm chưa? Chắc chắn là chưa. Bạn có thể thấy nhiều người phàn nàn là thiếu sức khỏe, bạn có thể thấy đôi khi có người phàn nàn là thiếu kiến thức hoặc thiếu thông minh, nhưng thiếu tâm thì từ thuở khai thiên lập địa đến nay chưa có người nào phàn nàn hết. Không ai chịu nhận là mình thiếu tâm, cho nên một người nào đó, ví dụ, ông vua, quan trên hay bí thư chi bộ sẽ là người quyết định ai là kẻ có “tâm”. Thế là rất sai và rất có hại.

Xin xem xét 2 trường hợp

A. Trường văn trận bút, cụ thể là lĩnh vực dịch thuật mà tôi khá thạo. Không có "Tài" làm sao dịch hay? Mà không có "Tâm" làm sao biết thông thạo hai, ba thứ tiếng? Thêm nữa, người ta nói "Tài", 10% là bẩm sinh, 90% là do học tập, cho nên người có "Tài" thực chất đã là có "Tâm".

Những lĩnh vực viết lách khác, làm văn, làm thơ, làm báo thì cũng tương tự như thế, người ta chỉ thấy người “tài”, được thể hiện trên trang sách, trang báo, và có thể đánh giá một cách khách quan hoặc tương đối khách quan; và cũng có thể nói “Có tài là có tâm”

Nhưng ở các nước phong kiến hay độc tài đảng trị, người nào không nghe quan trên hay bí thi chi bộ liền bị coi là không có "Tâm", và những thể chế lạc hậu đó đã giết chết hoặc chí ít là làm thui chột biết bao nhiêu tài năng.

B. Chính trường

Đây là lĩnh vực dễ bị lẫn lộn nhất và cũng dễ bị người ta dễ dãi tin rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” hơn cả. Đấy là khi người ta nghĩ tới Hitler, Stalin, Mao Trạch Đông, Polpot… và họ đặt câu hỏi: “Những người đó có tài không?”, rồi tự trả lời: “Có quá đi chứ!”. “Nhưng vì sao họ giết nhiều người như thế?”. “Vì họ không có tâm”.

Ở đây lại phải chia thành hai trường hợp.

- Stalin, Mao Trạch Đông, Polpot… là những kẻ cướp được chính quyền. Ta có thể làm gì với kẻ cướp trên đoạn đường vắng khi hắn bảo: “Đưa ví và xe đây hay mất mạng?”. Chắc hắn là phần lớn chúng ta không muốn mất mạng. Cho nên phải tránh bọn cướp. Cướp chính quyền thì cũng thế. May là hiện nay những vụ cướp chính quyền đã là của hiếm và ngày càng hiếm hơn.

- Nhân dân Đức lúc đó vì những bức xúc nhất thời mà chủ quan nên đã giao cho một kẻ mị dân đại tài là Hitler nhiều quyền hành quá đến mức sau này ông ta đã dìm nhiều dân tộc láng giềng và cả nhân dân Đức vào biển máu.

Nhưng nhân loại đã có biện pháp khắc chế những tên đồ tể như Hitler, Stalin, Mao Trạch Đông, Polpot… Đấy là chế độ dân chủ với chính phủ hạn chế, pháp quyền, tam quyên phân lập, tòa án độc lập, tự do ngôn luận và xã hội dân sự vững mạnh.

Chỉ xin lấy một ví dụ rất gần đây về thời gian và rất gần chúng ta về địa lí: Hàn Quốc. Các chính khách cứ việc thoải mái nói rằng mình có tâm, thậm chí rất nhiều tâm; dân chúng nghe lọt lỗ nhĩ thì họ sẽ bầu cho quý vị. Nhưng dân chúng cũng có những cơ chế để phế truất, thậm chí cho quý vị vào tù. Bà tổng thống Hàn Quốc vừa vào tù là ví dụ nhãn tiền. Nước Mĩ thì cũng thế.

Như vậy là, chế độ dân chủ, với những đặc điểm của nó như chính phủ hạn chế, pháp quyền, tam quyên phân lập, tòa án độc lập, tự do ngôn luận và xã hội dân sự vững mạnh có thể nhầm lẫn mà bầu một kẻ “không có tâm” lên làm tổng thống, nhưng cũng có những cơ chế để lôi kẻ đó xuống, thậm chí là bỏ tù hắn ta; chẳng cần phải bàn nhiều về “tâm” với “tài”.

Thương trường thì cũng thế. Thị trường tự do, cởi mở, không có rào cản, trăm người bán vạn người mua sẽ cho người ta thấy ngay người sàn xuất hay người bán hàng nào có tâm và tài mà không cần phải bàn nhiều về “tâm” với “tài”. Ngứa cái lỗ nhĩ và mất thì giờ vô ích.

Ông Nguyễn Phú Trọng là tổng bí thư của một đảng tự nhận là lãnh đạo cả nước mà không biết những chuyện đó, vẫn suy nghĩ theo lối duy tình, sáo mòn, lạc hậu, trích dẫn lung tung. Thật là đáng nản và thật là bất hạnh cho chúng ta!