Ngày 3 tháng 3 năm 1991 ở Los Angeles, 4 cảnh sát da trắng đánh đánh đập dã man một lái xe da đen có tên Rodney King và sau đó là 4 cảnh sát bị truy tố. Chuyện đánh đập ấy chưa xảy ra bạo loạn, cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1992 một phiên tòa với bồi thẩm đoàn toàn là người da trắng đã tuyên trắng án cho 4 cảnh sát da trắng. Thế là người da đen nổi lên bạo loạn và cướp bóc suốt 3 ngày 2 đêm làm thành phố Los Angeles thiệt hại đến cả 1 tỷ đô. Ở đây chúng ta thấy thiên vị có dính đến sắc tộc là chuyện lớn.
28 năm sau, cũng lại một lần nữa xảy ra vấn đề giữa người da trắng và người da đen. Lần này nghiêm trọng hơn, anh cảnh sát da trắng tên là Derek Chauvin đã dùng đầu gối đè lên cổ một người da đen tên George Floyd trong hơn 8 phút làm anh anh này chết ngay sau đó. Và lại một lần nữa người da đen nổi lên bạo loạn cướp bóc. Chưa có thống kê, nhưng lần này chắc chắn thiệt hại nặng nề hơn lần cách đây 28 năm. Ở đây chúng ta thấy cảnh sát bạo hành có dính đến sắc tộc là chuyện lớn.
Qua đây chúng ta thấy, dường như giữa người da trắng và người da đen trên đất Mỹ trong suy nghĩ của họ luôn có ác cảm về nhau. Mặc dù Đạo Luật Dân Quyền đã ra đời cách đây 56 năm chính thức xóa bỏ nạn kỳ thị chủng tộc, nhưng thực tế thì trong nhận thức con người, sự kỳ thị vẫn còn, có điều ngày nay, hầu hết người ta tỏ thái độ kỳ thị nhẹ nhàng không để nó vượt qua lằn ranh của luật pháp thì mọi vấn đề sẽ ổn thôi. Qua vụ Rodney King trước đây và George Floyd hiện nay, dường như chúng ta thấy, người da đen họ cứ chực chờ hễ khi nào có hành động kỳ thị của người trong bộ máy chính quyền chạm vào lằn ranh pháp luật là họ lại bùng nổ tàn phá và bất chấp. Điều này thật sự là nguy hiểm. Nhưng nước Mỹ vẫn có cách trị dù họ rất tự do.
Nếu không phải là nước Mỹ mà là một quốc gia nào có luật pháp lỏng lẻo đầy tính thiên vị người da trắng thì tất đất nước sẽ rơi và xung đột sắc tộc thảm khốc chứ không phải đến 3 thập niên mới lập lại như nước Mỹ đâu. Thực tế nước Mỹ là một quốc gia nhập cư, các cộng đồng sắc tộc trên đất nước này không phải bao giờ cũng có trình độ phát triển đồng đều. Vì vậy, chuyện kỳ thị vẫn cứ tồn tại mà không thể nào xóa bỏ được. Âu và Á thì cũng không thể không có kỳ thị, nhưng nó nhẹ nhàng chứ không sâu sắc như Âu và Phi. Hai sắc dân có nguồn gốc Âu và Phi vốn có lịch sử kỳ thị nặng nề gắn liền với lịch sử nước Mỹ. Và cho đến hôm nay, dù được luật pháp trao cho họ quyền bình đẳng thì người Mỹ gốc Phi vẫn không thể khỏa lấp trình độ của sắc tộc mình với người da trắng được. Được sống trên một đất nước tự do, điều kiện học tập tốt như nước Mỹ mà không nâng tầm thì chắc rằng nhiều thế kỷ sau người da đen vẫn thế, vẫn ở khoảng cách khá xa với người Mỹ da trắng. Vậy nên, nạn kỳ thị chủng tộc giữa người da trắng và da đen là gần như không thể xóa bỏ, nó là vấn đề muôn thuở của nước Mỹ. Việc quan trọng là, luật pháp nước Mỹ sẽ phải thể hiện như thế nào để ghìm những cái đầu nóng của người da trắng trong bộ máy chính quyền, đừng để đi quá đà mà gây ra cảnh bạo loạn tàn phá như hôm nay mà thôi.
Như ta biết, trong vụ Rodney King, 4 cảnh sát da trắng sau đó được tòa án liên bang xử lại với bản án đúng người đúng tội, và tất nhiên chuyện biểu tình đập phá cũng không còn nữa. Khi sự công bằng xuất hiện thì tất sự phản kháng bạo loạn tự nhiên tắt. Rồi đây những cảnh sát da trắng làm George Floyd chết cũng sẽ bị trừng trị trước pháp luật, và có lẽ những người lợi dụng sự phản đối để đập phá cũng sẽ bị trừng trị thích đáng. Đó là tính nghiêm minh của pháp luật. Tuyệt đối khi xử Derek Chauvin, tòa án không thể lấy lý lịch bất hảo George Floyd mà tha bổng cho Derek Chauvin. Nếu làm thế thì loạn sẽ lại tiếp tục. Và khi xử những những kẻ bạo loạn, thì tòa án không thể dùng tội của Derek Chauvin mà biện minh cho hành động cướp bóc của những người này. Nếu làm thế thì cũng lại loạn nữa. Đã tôn trọng sự nghiêm minh thì không được phép lấy tội người này để làm cớ tha tội cho tội kẻ kia được. Tuyệt đối không.
Vì tư tưởng kỳ thị không thể gột rửa nên thỉnh thoảng người da trắng cũng thể hiện những hành động kỳ thị vượt qua giới hạn của luật pháp và tất nhiên nước Mỹ phải trả giá. “Nhân vô thập toàn”, dù nước Mỹ có nền giáo dục tốt, có hệ thống luật pháp tốt, có tư pháp độc lập nhưng lỗi lầm chủ quan của con người thì thỉnh thoảng vẫn xảy ra. Nhưng điều đáng nói ở đây là hệ thống tư pháp Mỹ không bao che cho cái sai, không đổ thừa kẻ này để chạy tội cho kẻ kia, lại càng không có chuyện huy động cả bộ máy chính quyền vào cuộc bao biến sai thành đúng như CS Việt Nam thường làm. Đấy mới chính là điều làm nên vĩ đại của nước Mỹ. Chính vì thế, dù cho có lúc nước Mỹ xảy ra bạo loạn như vậy, thế nhưng nước Mỹ vẫn không giảm đi sự hấp dẫn vì cốt lõi, nó vẫn là một nhà nước pháp quyền mẫu mực mà nhiều dân tộc bị độc tài áp bức đang hướng tới. Bạo loạn rồi sẽ qua, chỉ có pháp quyền và tinh thần đòi hỏi công lý mới là giá trị trường tồn.