Lê Khả Phiêu và con đường trở thành tội đồ

Đỗ Ngà|

Năm 1989, Liên Xô và Đông Âu xảy ra khủng hoảng làm hàng loạt chính quyền CS sụp đổ. Đứng trước tình hình như vậy, ĐCS Việt Nam đứng đầu là Nguyễn Văn Linh đã bắt liên lạc với Trung Cộng để tìm kẻ đỡ đầu mới cho đảng. Và kết quả là tháng 9 năm 1990, chính ông ta cùng Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng sang Thành Đô – Tàu Cộng ký hiệp ước thuần phục.

Nội dung của Hiệp Ước Thành Đô là bí mật không được tiết lộ, nhưng ngay sau hiệp ước ấy chúng ta thấy rõ những nhượng bộ của ĐCS Việt Nam trước ĐCS Tàu là không thể chối cãi. Những nhượng bộ đó nó bắt nguồn từ sự phụ thuộc chính trị kể từ năm 1990. Và cho đến nay, Việt Nam mất mát quá nhiều về tay Trung Cộng. Trong đó, ô nhục nhất là ĐCS Việt Nam đã chấp nhận để Trung Cộng vẽ lại đường biên giới làm một phần lãnh thổ của tổ quốc thân yêu rơi vào tay giặc. Ngoài Nguyễn Văn Linh, thì những Tổng Bí Thư sau đó cũng là tội đồ khi tiếp tay cho Nguyễn Văn Linh tiến hành rước giặc vào nhà và trao chúng những thứ vốn là của cha ông chúng ta đã đổ máu bao nhiêu thế hệ để gìn giữ.

Từ trước Hội Nghị Thành Đô, đường biên giới truyền thống Việt-Trung thời đó được minh định bằng Công ước Pháp – Thanh đã ký năm 1887 và ký bổ sung năm 1895. Thế nhưng cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, Trung Cộng đã manh nha muốn xé bỏ hiệp ước ấy. Vậy nên, ngày 20 tháng 2 năm 1970, Trung Cộng đã huy động trên 2.000 người kể cả lực lượng vũ trang lập thành hàng rào bố phòng dày đặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam. Tựa như Đông Đức xây bức tường Berlin, thì Trung Cộng cũng cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên giới. Công trình này đã xâm phạm sâu vào lãnh thổ Việt Nam trên sông và ở cồn Pò Thoong, và ngang nhiên nhận cồn này là của họ. Căn cứ theo đường biên mới này thì Trung Cộng đã nuốt hết nửa thác bản Giốc của Việt Nam. Và kể từ đó, dọc 1.406 km đường biên giới, Trung Cộng liên tục cho đập phá cột biên giới và dời nó vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam để xí phần.

Hội Nghị Thành Đô đến như là một cơ hội lớn cho Giang Trạch Dân hợp thức hóa những vùng đất xâm chiếm ấy. Vì với thái độ cầu cạnh của Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, và Phạm Văn Đồng thì ngay khi đó Giang đã ra giá với Đỗ Mười rằng, phải ký lại một hiệp ước biên giới khác và hủy bỏ Hiệp ước Pháp Thanh. Và lúc đó, Đỗ Mười đã gật đầu. Dựa vào thỏa thuận đó thì ngày 19 tháng 10 năm 1993, hai đoàn đàm phán chính phủ của hai nước đã ký thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ. Trong thỏa thuận đợt này, tuy Việt Nam mất nhiều nhưng Giang vẫn không vừa lòng, vì vậy ông ta tiếp tục cho gây hấn với phía Việt Nam để tiếp tục lấn tới nhiều hơn nữa. Và phía Việt Nam đã nhượng bộ khá nhiều.

Mãi đến ngày 30 tháng 12 năm 1999, sau sáu vòng đàm phán ở cấp chính phủ và mười sáu vòng đàm phán ở cấp chuyên viên, thì “Hiệp ước hoạch định biên giới đất liền” giữa Việt Nam và Trung Cộng đã được ký. Người có chủ trương chấp nhận ký Hiệp Ước này không ai khác chính là Lê Khả Phiêu. Vậy câu hỏi đặt ra là sau khi ký Hiệp Ước này, Việt Nam mất phần diện tích là bao nhiêu?

Ảnh Lê Khả Phiêu (trái)  - Giang Trạch Dân

Để trả lời vấn đề này thì chúng ta không thể khai thác được gì từ tài liệu của ĐCS, vì đơn giản, những hiệp ước bán nước họ luôn luôn giấu kĩ. Ở đây chúng ta hãy tham khảo số liệu từ Ngân Hàng Thế Giới – World Bank để thấy chúng ta mất bao nhiêu?! Cụ thể như sau, từ năm 1999 trở về trước (tức trước “Hiệp ước hoạch định biên giới đất liền”) thì diện tích lãnh thổ Việt Nam là 325.049 km2 (ba trăm hai mươi lăm ngàn không trăm bốn mươi chín ki lô mét vuông), nhưng đến năm 2000 (tức sau “Hiệp ước hoạch định biên giới đất liền”) thì diện tích đất liền của Việt Nam chỉ còn là 311.060 km2 (ba trăm mười một ngàn, không trăm sáu mươi ki lô mét vuông). Như vậy là Việt Nam đã mất 13.989 km2 (mười ba ngàn chín trăm chín mươi chín ki lô mét vuông) về tay Trung Cộng. Như vậy “Hiệp ước hoạch định biên giới đất liền” chính là một bản hợp đồng bán nước, nó có tác dụng là mua lấy “tình hữu nghị” giữa hai đảng. Phần đất bị mất này, người chịu trách nhiệm lớn nhất đó chính là Lê Khả Phiêu chứ không ai khác.

Chưa hết, đến năm 2003, thời của Nông đức Mạnh thì diện tích đất liền của Việt Nam lại một lần nữa giảm xuống chỉ còn 310.070 km2 (ban trăm mười ngàn không trăm bảy mươi ki lô mét vuông), tức Việt Nam mất thêm 990 km2 (chín trăm chín mươi ki lô mét vuông) nữa. Không biết phần đất mà Nông Đức Nhạnh cắt giao cho Trung Cộng là vì lý do gì?! Theo ý kiến chủ quan của tôi, thì rất có thể phần diện tích mất thêm này là phần đất còn “nợ” Trung Cộng nếu căn cứ theo “Hiệp ước hoạch định biên giới đất liền” mà Nông Đức Mạnh đã nối tiếp Lê Khả Phiêu giao thêm cho giặc để đủ hàng mà bản hợp đồng bán nước ấy đã quy định.

Ngoài sự mất mát đó, thì chính Lê Khả Phiêu và Nông Đức mạnh cũng đã rước cái của nợ “16 chữ vàng” – “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, và “4 tốt” – “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” để tròng vào đầu dân tộc Việt Nam. Tất nhiên mục đích của ĐCS là tìm chỗ dựa cho đảng, nhưng giá của cái “tựa lưng” cho đảng ấy quá lớn, nó được cấn trừ vào phần giang sơn lãnh thổ của tổ quốc. Để rước được “16 chữ vàng” ấy, thì ngày 25 tháng 2 năm 1999, Lê Khả Phiêu lên đường sang Bắc Kinh chầu Giang Trạch Dân 6 ngày để nhận cái cùm cổ “16 chữ vàng” mà Giang Trạch Dân ban phát. Chưa hết, năm 2002, Giang Trạch Dân lại đưa ra một cái cùm nữa, cái cùm này có tên “4 tốt”, và ngày 7 tháng 4 năm 2003, Nông Đức Mạnh lên đường sang chầu Giang Trạch Dân 5 ngày và nhận lấy cái cùm thứ hai này.

Thực tế cho thấy, hai phương châm ấy là sợi dây ràng buộc Việt Nam chứ nó không hề ràng buộc Tàu Cộng. Ngày nay, dựa trên hai phương châm đó mà CS Hà Nội đã không dám hành động trước sự lấn lướt của Tàu Cộng. Không biết “ổn định lâu dài” kiểu gì mà Tàu Cộng cứ ngang nhiên gây hấn Việt Nam trên biển Đông? Không biết “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” kiểu gì mà cứ liên tục ức hiếp Việt Nam? Thực ra, hai phương châm đó không không khác gì một hiệp ước nô lệ mà ĐCS đã tròng vào đầu dân tộc Việt Nam, trong đó Lê Khả Phiêu đóng một vai trò không hề nhỏ./.

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:
https://data.worldbank.org/indicator/AG.LND.TOTL.K2

https://vnexpress.net/cac-chuyen-tham-cap-cao-viet-trung-20

https://vnngaymoi.wordpress.com/2013/02/04/10-3/

https://congankontum.gov.vn/…/trung-quoc-va-phuong-cham-16-…