Nói đến từ “lâm tặc” người ta thường nghĩ đến những kẻ phá rừng tránh né cơ quan chức năng, bọn này không được chính quyền chấp nhận và luôn bị truy lùng. Thực tế không phải vậy, ở Việt Nam ít nhất phải 90% là lâm tặc là loại “lâm tặc hợp pháp” chứ không phải là lâm tặc phi pháp như mọi người tưởng. Vậy, câu hỏi đặt ra là lâm tặc hợp pháp là gì?
Lâm tặc hợp pháp là những kẻ phá rừng có giấy chứng nhận của chính quyền. Tất nhiên không có giấy chứng nhận nào cho phép “chặt cây phá rừng” cả mà là giấy phép đầu tư dự án. Bất nhiên, bất cứ dự án nào được đặt ở trong rừng đều phải chặt phá rừng, và đó chính là cách chặt phá rừng hợp pháp. Hiện nay có nhiều loại dự án phá rừng như: thủy điện, sân golf, resort, khu du lịch “tâm linh” vv… Thực chất diện tích dành cho một dự án là rất nhỏ, chỉ vài chục ha cho đến trăm ha rừng thôi, thế nhưng vấn đề là hiện tượng khai thác trá hình đằng sau dự án đó. Về danh nghĩa thì doanh nghiệp được phép đốn hạ những cây trong phạm vi dự án và được vận chuyển ra ngoài hợp pháp. Nhưng các chủ doanh nghiệp không bao giờ chịu dừng lại ở việc chặt vài cây ít ỏi trọng phạm vi dự án như vậy, mà thực chất họ sẽ bắt tay ăn chia với kiểm lâm để khai thác gỗ ở khu vực rộng lớn không thuộc dự án và vận chuyển nó ra bằng con đường dành cho dự án. Nếu có bị chất vấn thì doanh nghiệp sẽ nói rằng “đó là gỗ khai thác thuộc khu vực dự án” là xong. Và đó là lí do tại sao rừng Việt Nam bị phá mà không cách nào dừng lại được.
Thực chất, những bọn quan tỉnh đặt bút ký vào những dự án phá rừng ấy thì lắm kẻ cũng được nhận lại những bộ bàn ghế chạm trổ rối rắm bằng gỗ quý từ 500 đến 1000 năm tuổi. Cái này được gọi là “quà tặng”. Hiện hay chúng ta không khó để nhận ra trong nhà những trọc phú hay những quan tham là những bộ bàn ghế được làm bằng những loại gỗ quý ngàn năm như thế. Quan chức CS đã bán rẻ lương tâm để sống sung sướng trong khi đó cái giá thì nhân dân lãnh đủ như: nhà cửa bị nhận chìm, hoa màu bị tàn phá, kinh tế kiệt quệ và thậm chí mạng người cũng bị cuốn theo dòng nước dữ.
Chắc chắn có người thắc mắc rằng, cơ sở nào để tôi đưa ra con số 90% lâm tặc hợp pháp, con số này ở đâu ra? Xin thưa con số này tôi lấy từ báo nhà nước chứ không đâu khác. Ngày 02/11/2017 trên tờ báo Mặt Trận có đăng một bài báo có tựa đề “Khi những cánh rừng đang dần biến mất”. Trong bài này tác giả cho biết “gần 90% diện tích rừng bị mất hiện nay được thay thế bằng các sân golf, nhà máy thủy điện, resort…”. Mà những giấy phép đầu tư dự án thủy điện, sân golf, resort.. không phải là giấy phép phá rừng hợp pháp là gì?
Có những dự án thủy điện lập ra vừa để phá rừng vừa để khai thác điện, nhưng cũng có những dự án lập ra là chỉ để khai thác gỗ rồi sau đó đắp chiếu. Hoặc bất nhân hơn, có nhiều chủ đầu tư lập ra dự án để khai thác gỗ hợp pháp rồi sau đó xây dựng đập thủy điện kém chất lượng để cho có, rồi đợi đến mùa mưa thì xả lũ cứu đập. Ngày 27/11/2012, báo Vnexpress cho biết đập thủy điện Đak Mek 3, xã Đak Choong, Đak Glei, Kon Tum cao 20m dài 60m đã bị một chiếc xe tải tông… sập. Đấy là điển hình cho một loại công trình thủy điện xây qua loa và nó trở thành quả bom nước đe dọa đời sống dân sinh. Đấy chỉ là cái đập thủy điện “xui xẻo” bị xe tải tông, vậy trên cả đất nước này hiện có đến 385 đập thủy điện bao nhiêu trong đó là những quả bom nước đe dọa đời sống nhân dân? Không thể biết chính xác nhưng chỉ biết rằng, khi mưa nhiều ở khu vực nào thì gần như những thủy điện nơi ấy đều phải lo xả lũ cứu đập. Việc này xảy ra hằng năm chứ không phải lâu lâu mới xảy ra.
Thực chất hiện nay không có lâm tặc nào mà không bắt tay với quan chức. Con số 90% lâm tặc hợp pháp ấy là loại có giấy phép, còn lại 10% là không có giấy phép chứ không có nghĩa là họ không móc nối với quan chức chính quyền. Chẳng ai dại phá rừng mà không mua chuộc kiểm lâm, vậy nên trong 10% không có giấy phép ấy thì phần lớn là có ăn chia với kiểm lâm chứ họ chẳng thể khai thác một mình. Vậy nên, rừng bị phá, thiên tai ập đến thì trên 90% là bởi quan chức chính quyền này chứ không ai khác. Với chính quyền CS thì dân hãy chuẩn bị tinh thần “sống với lũ”. Từ “lũ” ở có thể đây được hiểu là “lũ lụt” mà cũng có thể được hiểu “lũ khốn nạn”. Nếu không chịu đấu tranh để có xã hội tốt đẹp hơn thì dân tộc này không tránh đâu khỏi thảm họa. Thế thôi!
-Đỗ Ngà-
Tham khảo:
http://tapchimattran.vn/…/khi-nhung-canh-rung-dang-dan-bien…
https://vnexpress.net/xe-tai-dam-dap-thuy-dien-dak-mek-3-vo…
https://www.rfa.org/…/problem-of-small-and-medium-hydropowe…
https://evn.com.vn/…/385-cong-trinh-thuy-dien-dang-van-hanh…