Martin Luther King quỳ gối - Ảnh tư liệu, Đó là hành động được chính Martin Luther King thực hiện. Hôm đó, ngày 1-2-1965, khi dẫn một nhóm biểu tình trên đường đến Tòa án Dallas tại Selma (Alabama), King nghe tin hơn 250 người da màu vừa bị bắt. Và ông đã quỳ xuống để cầu nguyện. Hành động này sau đó trở thành hình ảnh có ý nghĩa như là sự cầu nguyện cho bình an…
“Những ngày này, từ Anh đến Đan Mạch, từ Canada đến Thụy Sĩ hay từ Pháp đến Nhật, hàng ngàn người đã cùng nhau quỳ gối như Martin Luther King, cách đây 55 năm, để cầu nguyện cho một thế giới không còn bạo hành và xung đột chủng tộc”.
Không ít người lên tiếng chê bai kiểu “quỳ gối” mà nhiều người thực hiện trong các cuộc biểu tình tại Mỹ cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. Họ cho rằng đó là một hành động quá đáng khi phải tôn vinh một “tên tội phạm” như George Floyd.
Sự thật thì việc những người biểu tình khi tưởng niệm Floyd quỳ gối như thế không phải để “phong thánh” hay tôn thờ anh. Đó là một cách bày tỏ sự mong muốn chấm dứt bạo hành cảnh sát, cũng như sự phân biệt và kỳ thị chủng tộc.
Người đầu tiên quỳ gối như thế chính là... ông Martin Luther King. Trong một cuộc tuần hành ôn hòa cho quyền công dân và quyền đi bầu của người Mỹ đen, ông đã quỳ gối bên đường, cùng vài cộng sự thân tín, để cầu nguyện nhằm làm thức tỉnh lương tri của người Mỹ trắng trước hiện trạng của người Mỹ gốc Phi.
Đó là vào ngày 1-2-1965 tại Selma (Alabama).
Chỉ vài ngày sau, Martin Luther King bị cảnh sát bắt.
Quỳ gối để đồng cảm và phản đối bạo hành cảnh sát - Ảnh: Matt Rourke (MTI)
Kể từ đó, cử chỉ quỳ gối trên đã trở thành một biểu tượng ôn hòa trong các cuộc đấu tranh vì công bằng chủng tộc tại nhiều nơi trên thế giới.
Và những ngày này, từ Anh đến Đan Mạch, từ Canada đến Thụy Sĩ hay từ Pháp đến Nhật, hàng ngàn người đã cùng nhau quỳ gối như Martin Luther King, cách đây 55 năm, để cầu nguyện cho một thế giới không còn bạo hành và xung đột chủng tộc.
Một hành động ôn hòa và vị tha, mang lại nhiều cảm xúc khó tả.
Lâm Bình Duy Nhiên Lausanne (Thụy Sĩ)