Việt Nam có Phía Bắc giáp Tàu, phía Tây giáp Lào và Cam, phía đông là biển. Tuy nhiên phía đông được xem là giáp Tàu khi chính nước này đã ngang nhiên xem khu vực bên trong đường lưỡi bò là chủ quyền của nó, và bên trong ấy là các đảo Trung cộng cướp của Việt Nam và biến nó thành các căn cứ quân sự đe dọa Việt Nam.
Về mặt quốc phòng thì Việt Nam so với Lào và Cam là quá mạnh, quân đội không cần tăng cường sức mạnh cũng đủ để phòng vệ 2 quốc gia nhỏ bé này. Nếu so với Tàu thì ĐCS Việt Nam tự đầu hàng từ tư tưởng cho đến chính sách. Thay vì có thái độ cương quyết thì ĐCS chủ trương nhường nhịn. Quan niệm của đảng là “thà nhịn mà mất một ít chủ quyền còn hơn là cứng rắn để đảng mất chỗ dựa”. Đó là tư tưởng làm nên chính sách của ĐCS nhiều năm qua. Khi đảng đã chủ hàng trước kẻ thù mạnh nhất thì đảng còn động lực để phát triển quân đội, vậy phát triển quân đội cho chuyên nghiệp và thiện chiến để làm gì nữa? Cho nên buông. Chuyện đối phó với Tàu Cộng mỗi khi nó lấn tới chỉ cần giao cho một “con vẹt” Lê Thị Thu Hằng lên sóng hót “bài ca muôn thuở” là xong.
Như ta biết, quân đội Hoa Kỳ chỉ để bảo vệ quốc gia, bảo vệ hiến pháp chứ không trung thành cho Tổng thống hoặc đảng phái nào. Vì thế đất nước này cho phi chính trị hóa quân đội. Nghĩa là bất kỳ ai đã làm nghề binh nghiệp thì không được tham gia bất kỳ đảng phái nào, mục đích là để đảm bảo tính trung dung của quân đội trong vấn đề tranh chấp chính trị, đồng thời nó cũng tách quân đội ra khỏi tầm chi phối của một tổng thống nào có tham vọng biến quân đội thành công cụ bảo vệ quyền lực cho mình. Ngược lại với Hoa Kỳ, thì ĐCS Việt Nam buộc mọi sĩ quan trong quân đội đều là đảng viên ĐCS, từ đó họ biến quân đội thành công cụ cho đảng chứ không phải là công cụ bảo vệ cho đất nước. Nếu đảng và dân đối đầu mà công an không có khả năng kiểm soát, thì khi đó có thể đảng sẽ điều động quân đội đến tàn sát dân bảo vệ đảng. Ở Việt Nam chưa xảy ra trường hợp như vậy, nhưng ở Trung Cộng đã xảy ra rồi, đấy chính là vụ thảm sát Thiên An Môn cách đây 31 năm. Việt Cộng là bản sao của Tàu Cộng nên khi xảy ra trường hợp như vậy, quân đội sẽ tàn sát dân bảo vệ đảng là điều khó tránh khỏi.
Để đối phó với Lào – Cam, quân đội không cần phải chuyên nghiệp hơn, để đối phó với sức mạnh nhân dân, quân đội như thế là quá đủ, còn với giặc Phương Bắc thì đảng đã có tư tưởng đầu hàng để “đối phó” rồi, vậy thì xây dựng quân đội có chuyên nghiệp và thiện chiến để làm gì? Không cần. Vậy nên đảng cho quân đội làm kinh tế để dùng quyền lợi ấy ràng buộc quân đội phải trung thành với đảng thì đấy mới là điều mà đảng cần hơn hết.
Nước Romani thời Nicolae Ceaucescu nắm quyền, thì nó cũng làm một nhà nước độc tài toàn trị như CS Việt Nam hiện nay, quân đội vẫn phải trung thành với đảng trung thành với lãnh tụ chứ không trung thành với tổ quốc hay nhân dân. Ấy vậy mà, đúng ngày này cách đây 31 năm chính quân đội Romani đã đứng về phía nhân dân xử tử Ceaucescu và vợ. Như vậy, mô hình quân đội trung thành tuyệt đối với đảng nó không có tác dụng mấy khi sức dân quá mạnh, lúc đó các tướng lĩnh quân đội sẽ rất dao động “giữa đảng và dân nên chọn ai?”, và rất nhiều tướng chọn dân, vì nói cho cùng trong hàng tướng quân đội, không phải ai cũng luôn bán mình cho quỷ. Đó là bài học mà ĐCS đang tìm cách giải suốt hơn 30 năm qua.
Nguyên nhân quân đội “phản bội” đảng là gì? Là sợi dây ràng buộc với đảng không đủ chặt, khi dân nổi lên thì sợi dấy ấy bị đứt thế là quân đội đứng về phe dân. Việc cho quân đội làm kinh tế của ĐCS Việt Nam là một chiêu bài dùng sợi dây “quyền lợi kinh tế” cột chặt các tướng lĩnh vào đảng. Nếu đảng bị lật đổ thì tướng lãnh sẽ mất trắng những quyền lợi to lớn đó và có nguy cơ chịu tội trước nhân dân hậu CS, chính vì thế họ trung thành với đảng hơn.
Hiện nay ngân sách trung ương cho quốc phòng là 171.630 tỷ đồng tương đương 7,5 tỷ đô la, một khoản chi rất lớn nhưng đó chưa phải là con số cuối cùng. Ngoài cái giá dùng tiền ngân sách còn cái giá rất lớn đó là cho quân đội làm kinh tế. Được biết sau nhiều năm thí điểm thì ngày 24/12/2020 Quốc hội CS đã thông qua Nghị quyết “sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với lao động sản xuất, xây dựng kinh tế”. Điều đáng nói là, xưa nay những gì thuộc Quốc phòng thì luật pháp không thể đụng đến. Như vậy, khi quân đội làm kinh tế thì ai cạnh tranh lại mấy ông ấy được? Không thể. Bài học Đồng Tâm còn đó, khi quân đội có tranh chấp với nhân dân thì kết quả là nhân dân bị bắn chết 1 người, kết án tử 2 và kết án chung thân 1 người, ấy là chưa kể nhiều án có thời hạn khác. Nghị quyết này nó không làm quân đội mạnh hơn mà ngược lại nó còn làm cho quân đội trở nên rệu rã vì ham chạy theo đồng tiền. Tuy nhiên cái rệu rã ấy họ vẫn dư sức đối phó với dân. Với đảng, thế là đạt yêu cầu.
Nhìn vào cách xây dựng quân đội của ĐCS, nó hiện rõ lên một chủ trương nhất quán, đó là hàng giặc để tập trung đối phó với nhân dân. Cho quân đội làm kinh tế là tạo sợi dây quyền lợi cột chặt các tướng tá vào đảng để khi dân nổi dậy, đảng cần đến họ ra tay. Đây là chính sách thâm hiểm với chính đồng bào mình, tuy nhiên hy vọng rằng chính sách đó không hiệu quả nếu Việt Nam có biến động, vì nói cho cùng, không phải tướng nào cũng ham đến mức sống chết vì đồng tiền.
- Đỗ Ngà -
Tham khảo:
26.12.2020
Fb Đỗ Ngà