Khụy rồi khó mà đứng dây

Hình chôm bên nhà bác Nguyễn Xuân Diện

Đỗ Ngà

 
Trong 8 tháng đầu năm 2021, đã có 85 ngàn doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Trong đó chỉ riêng thành phố HCM là chiếm 30% lượng doanh nghiệp giải thể. Cũng dễ hiểu thôi, trong 3 tháng qua, thành phố lớn nhất nước bị đại dịch tấn công quá mạnh nên số doanh nghiệp ở địa phương này bị giải thể nhiều nhất.
 
Thực tế là, nền kinh tế đang bị đóng băng không làm ra của cải gì nhiều, ấy vậy mà các ngân hàng lãi khủng thì điều đó có nghĩa là ngân hàng đang chọc vòi vào từng doanh nghiệp hút cạn những “giọt máu cuối cùng” của họ. Đây là một nghịch lý rất không tốt. Doanh nghiệp vốn đã lao đao vì dịch mà ngân hàng còn đánh bồi thì doanh nghiệp khó mà gượng dậy sau dịch được.
 
Vì sao ngân hàng đang lãi khủng trong lúc này? Dễ hiểu thôi, lý do thiếu công nhân, bị nhà nước ra đủ thứ giấy phép phi lí cấm lưu thông hàng hóa thế là những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính cũng phải cho ngưng hoạt động. Vốn lưu động trở nên nhàn rỗi và họ chuyển sang cho ngân hàng vay. Còn phía ngân hàng thì lợi dụng lúc doanh nghiệp không dùng đến vốn, họ vay với lãi suất thấp nhưng cho vay với lại suất không đổi. Kết quả là ngân hàng lãi khủng bất chấp dịch dã đang tàn phá xã hội.
 
Cũng theo thông tin của chính quyền thì cả nước có 81 ngàn doanh nghiệp mới thành lập. Việc doanh nghiệp mới thành lập không có gì đáng nói, bởi vì trong số những doanh nghiệp mới lập thì được bao nhiêu doanh nghiệp bền vững? Rất ít trong đó. Những doanh nghiệp hoạt động lâu ngày là những doanh nghiệp đã trải qua thử thách thương trường, nó là nơi tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội, nếu làm cho những doanh nghiệp này chết hàng loạt thì hậu quả thật khôn lường. Thông thường, doanh nghiệp chết nó sẽ kèm theo những món nợ xấu, điều đó sẽ ảnh hưởng đến nghiêm trọng đến các ngân hàng sau này. Trước mắt thì ngân hàng đang có lãi nhưng các khoản nợ xấu đang gia tăng từng ngày. Đấy là trái bom nổ chậm, và phải từ 1 đến 2 năm sau thì ngân hàng mới thấm đòn.
 
Mới đây, ngày 25/8, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội -SHB đã bán Công ty Tài Chính TNHH MTV SHB Finance cho Ngân hàng Krungsri - Thái Lan. Vào cuối tháng 4/2021, Ngân hàng VPBank cũng bán 49% cổ phần tại FE Credit cho đoàn Tập SMBC - Nhật Bản. Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam -MSB dự tính sẽ thoái toàn bộ 100% vốn tại Công ty tài chính FCCOM cho đối tác nước ngoài. Rồi ngân hàng HDBank bán 49% và Techcombank bán 100% vốn điều lệ tại các công ty tài chính của họ cho các đối tác đến từ nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản. Đấy là thực tế về tình trạng sức khỏe các ngân hàng thương mại Việt Nam. Vì thiếu thốn mà họ đã phải bán đi các đứa con đẻ để cứu thân. Không biết sau khi núi nợ xấu phình lên, các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ trụ thế nào?!
 
"Trạng chết thì chúa cũng băng hà", nếu doanh nghiệp chết thì ngân hàng cũng khó sống. Đây là mối qua hệ hữu cơ, ấy vậy mà chính quyền CS bung ra nhiều chính sách làm doanh nghiệp điêu đứng. Nào là mô hình “3 tại chỗ”, nào là giấy phép luồng xanh, nào là giấy thông hành cho người, nào giấy phép đi đường bla, bla, bla... ôi thôi đủ thứ. Với những chính sách không hề biết tiên liệu như thế, ĐCS đã biến doanh nghiệp khỏe thành bệnh, biến doanh nghiệp bệnh phải chết thay vì chữa cho nó lành bệnh. Rất cần chính sách hợp lí bảo vệ doanh nghiệp, điều này ĐCS vẫn chưa thể làm được. Ấy vậy mà miệng thì cứ oang oang chữ “mục tiêu kép”, thật là mỉa mai.
 
-Đỗ Ngà-