Dù là mãnh hổ hay mãnh sư mà nếu bị cắt đứt nguồn thức ăn nó cũng sẽ là miếng mồi ngon cho kền kền hoặc thậm chí là mồi cho những con vật nhỏ nhất như ruồi hoặc giòi bọ. Đó là quy luật, quy luật này được con người áp dụng vào những cuộc chiến để thay đổi cục diện. Chính nhờ nó mà nhiều kẻ yếu đã quật ngã những tên khổng lồ hơn mình gấp nhiều lần.
Năm 220, tại trận chiến Quang Độ, Tào Tháo dùng 7 vạn quân đánh bại Viên Thiệu 70 vạn quân trong tay. Đây là cuộc chiến không cân sức nhưng kẻ thắng lại là kẻ yếu hơn. Nguyên nhân là do Tào Tháo phá được kho lương của địch. Chỉ đơn giản vậy thôi.
Dù thời nào, thì kế hoạch cắt nguồn lương thực của địch luôn là kết hoạch hiệu quả để triệt hạ sức mạnh kẻ thù. Việc quân đội Ucraina đánh vào các căn cứ hậu cần của quân Nga tại nước Nga cũng là chiến thuật đấy. Và hiệu quả trông thấy, quân Ucraina ngày càng chủ động hơn trong cuộc chiến không cân sức.
Ở tầm cao hơn, nước Mỹ cũng đang dùng cấm vận để “bóp bao tử” người Nga. Khi kinh tế Nga kiệt quệ thì nguồn tiền nuôi sống chính quyền Nga và nuôi sống quân đội Nga cũng bị bóp lại. Đây là cách gián tiếp làm suy yếu nội lực của quân đội Nga. Quân đội đã rệu rã, vũ khí đã lạc hậu, cần rất nhiều tiền để hiện đại hóa, tuy nhiên với việc bị “đói triền miên” thì quân đội Nga khó có cơ hội hiện đại hóa để theo kịp các cường quốc khác được. Trên cuộc đua này, Nga sẽ bị bỏ lại phía sau.
Hiện giờ Nga đang dùng lợi thế dầu mỏ để làm cho Phương Tây và Mỹ chưa thể cấm vận hoàn toàn nền kinh tế Nga vì nhiều quốc gia đang phụ thuộc vào nguồn khí đốt nước này. Nếu ngưng mua khí đốt của Nga, nền kinh tế Đức đang bị mắc kẹt. EU đang tiến tới cấm vận hoàn toàn đối với nước Nga theo lộ trình. Các quốc gia nhỏ trong EU tiêu thụ năng lượng ít nên việc chuyển đổi nguồn cung không khó khăn gì. Vấn đề lớn nhất là nước Đức – nền kinh tế lớn nhất Châu Âu, muốn cắt đứt nguồn cung khí đốt từ Nga, nước Đức phải có lộ trình. Hiện nay Đức đang rất nỗ lực để thực hiện điều đó. Vào ngày 24 /2, ngày mà Nga xâm lược Ucraina, trên 50% lượng khi đốt nhập khẩu của Đức là từ Nga. Tuy nhiên, đến nay Đức chỉ còn nhập của Nga khoảng 35% và đang điều chỉnh giảm dần. Bù vào phần khí đốt đó, Na Uy và Hà Lan sẽ thay thế. Với nguồn dầu mỏ, thì ngày 24/2, Đức nhập từ Nga 12% nhưng nay giảm xuống chỉ còn 8%. Đến cuối tháng 5, Đức sẽ ngưng nhập hoàn toàn nguồn dầu mỏ từ Nga.
Khi EU giải quyết xong tài toán năng lượng thì lúc đó nước Nga sẽ bị cấm vận hoàn toàn. Khi đó, nền kinh tế Nga sẽ kiệt quệ chứ không được thong thả như bây giờ. Sợi dây thòng lọng kinh tế đang siết, và sức mạnh “cơ bắp” của Nga đang giảm đi một cách rõ rệt. Chỉ mới hơn 2 tháng mà từ vị trí kẻ săn mồi, nước Nga của Putin đang trở thành con mồi trong chiến lược của nước Mỹ và Phương Tây.
Ngay từ đầu, khi Nga hung hăng tấn công Ucraina, NATO phản ứng rất thận trọng, thậm chí có phần thờ ơ. Tuy nhiên, sau hơn 2 tháng, khi mà sức mạnh Nga thực sự được định vị là “con hổ giấy”, đồng thời quân Nga bị tiêu hao sinh lực khá nhiều thì NATO tiến thêm bước nữa là áp sát biên giới Nga bằng cách tập trận chung với Ba lan, Phần Lan, Estonia, Litva. NATO đang sẵn sàng chia lửa với Ucraina.
Trước những lời đe dọa của tên độc tài, khát máu Putin rằng: Thụy Điển và Phần Lan sẽ "nhận hậu quả quân sự nghiêm trọng" nếu có ý định gia nhập vào NATO.
Nữ Thủ tướng trẻ, xinh đẹp của Phần Lan, trả lời rất đanh thép rằng: “Ngài cứ đưa quân sang, hiện ở dưới sâu vài mét đất của Phần Lan đã có hơn 200.000 hài cốt của người Nga, sẽ chào đón ngài sang để gặp tổ tiên ngài”.
Ở mũi tấn công chính, Mỹ thông qua luật Lend and Lease (mượn và cho thuê) vũ khí. Song hành với đó, Mỹ bung gói viện trợ 33 tỷ đô. Mục đích là chuẩn bị cho quân Ukraine mở đòn phản công lại lực lượng Nga. Bên mạn đông, Nga bị NATO áp sát, với động thái này của NATO thì Nga không thể không điều quân đồn trú nơi đó để phòng ngừa. Đấy là cách NATO phân tán sức mạnh quân đội Nga. Ở mặt trận chính, Ucraina đang được chiến đấu bằng vũ khí của Mỹ rất hiện đại và rất dồi dào. Chính vì thế cố vấn của Tổng thống Ukraine - Volodymyr Zelenskyy đã không ngần ngại công bố ra toàn thế giới rằng “từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6 Ucraina sẽ chuyển từ phòng thủ sang phản công”.
Thời gian tới, quân Nga khó tránh khỏi thân phận con mồi trước quân đội Ucraina. Trên bình diện quốc tế, nước Nga của Putin từ chỗ muốn nuốt chửng những quốc gia hướng đông của NATO và EU để hòng giành lấy vị thế cân bằng trước Mỹ thì nay đang trở thành con mồi của họ. Rồi sau chiến tranh, đẳng cấp của quân đội Nga bị giáng, cùng với đó, sức mạnh nền kinh tế Nga cũng bị hạ bệ nốt. Một cường quốc hung hăng như nước Nga cần phải hạ bệ nó thì thế giới tiến bộ được bình yên.
Putin là một kẻ vừa không biết người mà lại không biết ta thì sẽ trăm trận trăm bại. Ảo tưởng sức mạnh cường quốc số 2 thế giới, Putin vác súng đi săn mồi nhưng cuối cùng ông ta trở thành con mồi cho kẻ khác. Chính Putin đã trao cho Mỹ cơ hội hạ bệ nốt vai trò cường quốc quân sự mà Nga đã thừa hưởng sau khi Liên Xô sụp đổ.
Năm 1991, Mỹ đánh sập chủ nghĩa CS ở Nga, đến hơn 30 năm sau, Mỹ hạ bệ vai trò cường quốc của nước Nga. Đây là thông điệp hay nhất mà Mỹ muốn gởi tới anh cường quốc mới nổi Trung Quốc. Như lời của bà Ngoại trưởng Anh Liz Truss gởi thông điệp đếnTrung Quốc hôm ngày 27/4 rằng: “muốn trỗi dậy thì phải biết chơi theo luật”. Vâng! Đấy cũng là thông điệp của Mỹ, và Mỹ làm thật chứ không phải chỉ nói bằng mồm. Trung Quốc nhìn “vật thí nghiệm Nga” mà biết tự lượng sức mình.
-Đỗ Ngà-
03.05.2022