Chiến tranh Nga – Ukraine: Những cú nhào lộn không thể tin nổi

Quân đội Ucraina đã cải tiến máy bay chiến đấu cổ lỗ MiG-29 bằng cách lắp cho chúng các hệ thống tên lửa phương Tây. Sự kết hợp này gây nhiều khó khăn cho quân Nga.

Ngụy Hữu Tâm  

Một đường băng nhỏ xíu, một phi công trong bộ quân phục màu cỏ úa leo lên buồng lái một chiếc MiG-29: chỉ trong nháy mắt chiếc máy bay chiến đấu đã lao nhanh ở tầm thấp trên cánh đồng lúa, đồng cỏ, sông ngòi. Đấy là một video mà cuối tháng tám vừa rồi, lực lượng vũ trang Ucraina cho công bố.

Đấy không chỉ là một phóng sự hiếm hoi về hoạt động của không quân mà còn là một video gây ngạc nhiên cho những người am hiểu giới quân sự. Bởi vì dưới cánh của chiếc máy bay phản lực hai động cơ có tên lóng NATO là „Fulerum“, các chuyên gia nhận ra ngay một thứ vũ khí công nghệ cao mà lẽ ra không được gắn vào loại máy bay này – một tên lửa không đối đất AGM-88 HARM. Nó có xuất xứ Hoa Kỳ và được thiết kế đặc biệt cho những hoạt động đánh phá các trạm radar. Thế nhưng những quả tên lửa dài trên 4 m hoàn toàn không thích hợp cho MiG-29, một máy bay phản lực chiến đấu của Liên Xô thời xưa. Nhưng rõ ràng là những kỹ thuật viên Ucraina đầy sáng tạo và đồng minh phương Tây của họ đã thành công trong việc kết hợp một chiếc máy bay lạc hậu hàng thập niên với kỹ thuật hiện đại nhất của NATO. Cái không còn phù hợp vẫn được làm cho p

Bởi lẽ phòng không-không quân Ucraina kết hợp các vị trí phòng không với các dữ liệu tình báo mà có lẽ họ nhận được từ phía Hoa Kỳ, và các thuật điều khiển hậu cần theo một cách mà cho đến nay các chuyên gia hiếm thấy. Chẳng hạn không quân Ucraina hành động động hệt như máy nghe nhạc vỏ sò, di chuyển máy bay của họ từ hầm chứa này sang hầm chứa khác. Hơn nữa, không hiếm khi những chiếc MiG-29 Ucraina cất cánh từ và hạ cánh xuống đường cao tốc. Điều làm chúng có thể được vận dụng một cách đa dạng hơn rất nhiều và đồng thời lại hết sức khó bắt gặp. Mới đây có một vị tướng Mỹ đánh giá, không quân Ucraina vẫn còn giữ được 80% số máy bay phản lực chiến đấu của họ. Họ cũng đã tham gia vào trận tấn công Kharkiv.

Chắc chắn điều này có được là nhờ ở cú đánh với tên lửa HARM do phương Tây sản xuất. Bởi lẽ hệ thống điện tử của AGM-88 nhận ra được bức xạ radar của các vị trí phòng không đối phương, rồi sau đó sẽ đánh trúng nguồn phát ấy. Các tên lửa này là một vấn đề đặc biệt gay cấn cho hệ thống tên lửa phòng không S-300 rất giá trị của Nga. Vì sợ những tên lửa HARM,  lính Nga thường phải ngắt các thiết bị radar của chúng – các máy bay phản lực Ucraina tận dụng lỗ hổng xuất hiện ở lực lượng phòng không đối phương và lập tức đánh ngay vào chỗ đó. 

Tuy nhiên HARM lại cần có một bệ phóng tên lửa chỉ có ở những máy bay phản lực chiến đấu của Mỹ. Chỉ những bệ phóng loại này tên lửa mới giao tiếp được với hệ thống điện tử của chiếc máy bay. Thế nhưng buồng lái của một chiếc MiG thời những năm 80 lại thuần túy là tương tự (analog (chẳng hạn như điều khiển bằng điện hay cơ), chưa số hóa (digital)). Vì vậy quân đội Ucraina đã cùng những người bạn phương Tây giấu tên phát triển ra một bộ tiếp hợp (adapter) giúp nối kỹ thuật cũ với kỹ thuật mới. Justin Bronk, chuyên gia không quân của trung tâm nghiên cứu Rusi ở London, nhận xét: „Khi dùng bộ tiếp hợp này chức năng có giảm sút chút ít bởi vì HARM không nhận được các thông tin từ thiết bị radar báo động của máy bay hay của các hệ thống điện tử khác. Nhưng dẫu sao nó cũng là đủ để đánh trúng các vị trí của quân Nga.

Đối với những hoạt động như thế thì chiếc MiG-29 cũ lại là cái máy hoàn hảo. Tuy từ nhiều thập niên, trên thị trường đã có bán những máy bay phản lực hiện đại hơn, nhưng chiếc máy bay của nhà sản xuất Mikojan-Gurewitsch vẫn thích hợp tuyệt vời cho cách tiến hành chiến tranh của quân Ucraina.

Chiếc máy bay phản lực linh hoạt, vốn được thiết kế để đánh các mục tiêu trên mặt đất cũng như cả các cuộc không chiến, xưa nay vẫn được coi như là thứ gây sợ hãi cho các phi công phương Tây. Vào thời ấy nó thực hiện những cú nhào lộn mà ngày hôm nay nhiều người vẫn coi như là không thể tin nổi. Chẳng hạn như cú đánh lái kiểu rắn hổ mang mà trong một thời gian ngắn, chiếc máy bay có vẻ dường như đứng thẳng đứng trong không trung để sau đó nghiêng ra ở phía sau chiếc máy bay phản lực chiến đấu của kẻ địch ở một vị thế tấn công thuận lợi hơn. Hai động cơ phản lực tạo ra một lực đẩy cực mạnh mà với nó, ngay cả khi đã lắp toàn bộ khí tài, máy bay vẫn có thể đẩy thẳng đứng lên không trung bằng tốc độ của âm thanh.

Ngay cả Bundeswehr (tên của Quân đội CHLB Đức, nguyên văn là lực lượng phòng thủ liên bang) sau khi bức tường Berlin sụp đổ cũng đã tiếp nhận một số máy bay từ kho dự trữ của NVA (tên của Quân đội CHDC Đức khi trước, nguyên văn là Quân đội Nhân dân Quốc gia) cũng hết lời khen ngợi chiếc máy bay phản lực. MiG bền, vững chãi và ít hỏng hóc. Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, quân đội báo cáo rằng, chi phí bảo dưỡng trên mặt đất ở mỗi giờ bay là thấp hơn nếu so với những máy bay tương ứng của NATO.

Special Operations Command of US Air Force-Bộ chỉ huy các chiến dịch đặc biệt của Không quân Mỹ hiện đang suy tính những ý tưởng mới để cung cấp cho quân đội Ucraina kỹ thuật không quân hiện đại mà không phải chuyển giao cho họ những máy bay chiến đấu của phương Tây. Chẳng hạn quân đội Mỹ đang thử những bộ gá lắp (thiết bị giúp gắn một thiết bị vào một thiết bị khác) mà với chúng, từ buồng lái của một chiếc máy bay vận tải có thể phóng ra những thiết bị tự hành. Gần đây nhất điều này đã được thực hiện thành công vớimột chiếc Lockheed Martin MC-130J, một chiếc máy bay cổ điển trong số những máy bay vận tải quân sự.

Bộ gá lắp tên lửa không đối đất tự hành loại AGM-158 JASSM sẽ phóng ra cùng với dù mà bình thường thì chúng chỉ có thể được khởi động bởi những chiếc máy bay phản lực chiến đấu hiện đại hay những chiếc máy bay ném bom hạng nặng. Cũng sẽ dễ chuyển giao cho quân đội Ucraina những chiếc máy bay vận tải hơn là những chiếc máy bay ném bom.

Sắp tới, đầu tiên Ucraina sẽ được tiếp nhận một loạt MiG-29 tiếp theo, lần này là của Slovakia. Hiện đang nói tới con số có thể lên đến 11 chiếc. Nếu được cải biến và ứng dụng một cách khéo kéo, chúng sẽ gây ra khá nhiều vấn đề cho quân Nga đấy.

 Dịch từ Spiegel số 40, 01/tháng 10/2022