Một quyết định có ý nghĩa lịch sử của Mỹ, sản xuất tên lửa Patriot ở nước Đức.

Ảnh: 18 quốc gia trên thế giới sử dụng tên lửa phòng không Patriot của Mỹ
 
Von Gerhard Hegmann 
Freier Wirtschaftsredakteur
Nguyễn Xuân Hoài (dịch)
 
Tập đoàn vũ khí Raytheon và MBDA của Mỹ dự định cho phép sản xuất tên lửa phòng không huyền thoại Patriot ở Đức. Đây là một kế hoạch mang tính lịch sử. Cho đến nay không có một tên lửa Patriot nào được chế tạo bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ. Thậm chí sản lượng tên lửa Patriot dự kiến phải tăng gấp đôi.
 
Trong bối cảnh Nga tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine, tên lửa phòng không Patriot của Mỹ có thể được sản xuất tại Đức trong tương lai. Hai tập đoàn vũ khí Raytheon và MBDA Đức đề xuất xây dựng một dây chuyền sản xuất ở Schrobenhausen, bang Bavaria (Bayern), phục cho quân đội Đức và những nước sử dụng tên lửa này thuộc NATO ở châu Âu.
 
Điều này có nghĩa là lần đầu tiên sau hơn 40 năm nhà sản xuất Patriot Raytheon sản xuất tên lửa bên ngoài nước Mỹ. Phiên bản mới nhất của tên lửa Patriot GEM-T sẽ được chế tạo dưới dạng sản phẩm của Mỹ-Đức.
 
Doug Stevenson, giám đốc Raytheon chịu trách nhiệm về kinh doanh quốc tế nói với WELT : “Do nhu cầu ngày càng tăng ở châu Âu, chúng tôi dự định tăng gấp đôi năng lực sản xuất của mình. Ông không đưa ra con số cụ thể về số lượng. "Có thể có hàng trăm trong tương lai gần," người quản lý giải thích. Ngoài việc phản ứng với tình huống đe dọa mới, các phiên bản cũ hơn của tên lửa Patriot cũng sẽ được thay thế ở châu Âu sau 4 hoặc 5 năm nữa và các kho dự trữ tên lửa ở châu Âu dù sao cũng sẽ được tăng lên.
 
Gần đây nhất, Thụy Sĩ đã chọn hệ thống Patriot và đặt mua 70 tên lửa. Điều này có nghĩa là 18 quốc gia trên thế giới, trong số đó có 8 nước ở châu Âu, sử dụng hệ thống tên lửa phòng không này để đánh trả máy bay, tên lửa hoặc máy bay không người lái của đối phương.
 
MBDA Đức và Raytheon coi đề xuất
của họ với chính phủ liên bang Đức là một đóng góp cho hệ thống phòng thủ tên lửa Skyshield của NATO ở châu Âu. Đức đóng vai trò chủ chốt trong hệ thống phòng không trên bộ trong khối NATO. Các tên lửa phòng thủ khác nhau sẽ được sử dụng cho các khoảng cách và mối đe dọa khác nhau.

 
Tên lửa Patriot có thể bắn hạ mục tiêu cách xa tới 70 km. Với khoảng cách ngắn hơn, khoảng 40 km thì hệ thống Iris-T SLM hiện đại của Đức của hãng Diehl, Hensoldt của Airbus được sử dụng nhiều ở Ukraine. Ngay cả quân đội Đức cho đến nay cũng chưa có loại tên lửa này. Đối với các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo tầm cao thì người ta đang đề cập đến hệ thống Arrow 3 của Israel.
 
Tên lửa mới với động cơ đẩy và đầu đạn của Đức
 
Theo giám đốc Raytheon Stevenson trong tương lai, các tên lửa Patriot sản xuất ở Đức, biến thể GEM-T, sẽ có động cơ truyền động của hãng Bayern-Chemie Đức và đầu đạn của công ty con TDW của MBDA, cũng của Đức.
Khác với biến thể PAC-3 cũng được quân đội Đức sử dụng, biến thể GEM-T của Patriot không đánh thẳng vào mục tiêu theo cái gọi là công nghệ hit-to-kill, mà dựa vào đầu đạn phân mảnh. Mục tiêu cũng bị sẽ tiêu diệt nếu không bị đánh trực tiếp.
 
MBDA và Raytheon muốn sử dụng liên doanh COMLOG của họ ở Schrobenhausen, đã được thử thách trong nhiều thập kỷ, để sản xuất tên lửa Patriot tại Đức. Tên lửa Patriot của quân đội Đức và của các nước có sử dụng Patriot ở châu Âu và thậm chí của cả một số đơn vị vũ trang của Mỹ đã được bảo trì và hiện đại hóa tại đây, tuy nhiên cho đến nay chưa có tên lửa Patriot mới nào được chế tạo ở Đức. Điều này sẽ được sửa đổi.

Nguồn: https://www.welt.de/.../Historischer-Plan-der-USA-Patriot...