Nhà hoạt động xã hội Lê Đình Lượng bị tuyên 20 năm tù giam và 5 năm quản chế

Ngày hôm nay 16 Tháng 8, 2018, Ông Lê Đình Lượng bị Toà Án Cộng sản tỉnh Nghệ An áp mức án là 20 năm tù, 5 năm quản chế, chỉ vì các hoạt động xã hội dân sự ôn hòa của mình. Một bản án vô cùng phi nhân của tòa án nhà nước Cộng sản Việt Nam.

16 tháng Tám năm 2018.

Việt Nam: Cần phải bãi bỏ các cáo buộc mang tính chính trị nhắm đến nhà hoạt động vì môi trường

Trước phiên tòa ngày mai xét xử nhà hoạt động môi trường Lê Đình Lượng tại Nghệ An, với cáo buộc tham gia vào các hoạt động “lật đổ chính quyền”, bà Clare Algar, Giám đốc Điều phối Toàn cầu của Ân Xá Quốc Tế nói:

“Chỉ vì đã vận động một cách ôn hòa cho những người ngư dân bị ảnh hưởng bởi thảm họa môi trường mà Lê Đình Lượng có thể phải đối mặt với án tù chung thân, hoặc thậm chí là án tử hình. Đây rõ ràng là một vụ án bất công và mang tính chính trịvà cần phải bị bãi bỏ, Lê Đình Lượng cần phải được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện”.
“Việc liệu Lê Đình Lượng có được hưởng một phiên tòa công bằng hay không cũng đáng lưu tâm một cách nghiêm túc. Dù đã bị giam hơn một năm nhưng ông mới chỉ được tiếp cận với luật sư hơn một tháng nay”.

Thông tin thêm:

Lê Đình Lượng, 52 tuổi là một cựu chiến binh và là một nhà hoạt động xã hội đòi hỏi đề bù cho những ngư dân bị ảnh hưởng tới thảm họa môi trường Formosa vào năm 2016, thảm họa này xảy ra do hoạt động xả nước thải độc hại vào nước biển của công ty Đài Loan, Formosa. Sự kiện này khơi lên phong trào xã hội to lớn tại Việt Nam, dẫn đến việc đàn áp bởi chính quyền, khiến khoảng 40 người bị bắt, và buộc hàng chục người phải rời bỏ đất nước.

Lê Đình Lượng bị bắt vào ngày 24 tháng Bảy năm 2017, với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo điều 79 bộ luật hình sự năm 1999. Ông bị từ chối cho gặp với gia đình và bị biệt giam gần một năm, phải tới tháng Bảy năm 2018 thì ông mới được phép gặp luật sư của mình.
Ngoài hoạt động trong lĩnh vực môi trường, Lê Đình Lượng cũng vận động cho các tù nhân lương tâm khác ở Việt Nam và phản đối các điều luật bóp nghẹt quyền tự do biểu đạt.