Nhận diện cuộc chiến chống Virus Vũ Hán

Bài hát truyền cảm hứng chống Virus Vũ Hán

Thiện Tùng - huynhngocchenh.blogspot|

Bịnh dịch đã trở thành kẻ thù của nhân loại. Nó tấn công không phân biệt đẳng cấp, nghèo giàu, màu da, sắc tộc… Người hùng chống lại nó không phải binh lực Quân đội mặc áo rằn ri, với “súng đồng đại bác” mà là đội quân Thầy thuốc “bạch giáp bạch bào”, với kim chích và vác-xin.

 
Hoán vị: Cuộc chiến giữa người và người, Quân đội thủ vai tiên  phuông tiến ra phía trước ngăn giặc; kế đến là ngành Y nằm trong nhóm trợ chiến (Hậu cần); dân thủ vai hậu phương cung cấp người và của cho tiền phương. Cuộc chiến chống vi trùng, ngành Y tiến ra phía trước, tiếp đến là Quân đội thủ vai trợ chiến, dân vẫn thủ vai hậu phương.
 
Trận chiến với virus Vũ Hán (Wuhan): Không đơn giản chút nào, cuộc chiến với Covid Vũ Hán là cuộc chiến chống vi trùng, không có chiến tuyến, nó tàng hình, không công khai nghinh chiến, len lõi theo gió bụi như ma quỷ, tấn công vào con người không phân biệt như đã nói ở trên. 
 
Dịch Covid Vũ Hán, mới hơn 2 tháng, đã lan rộng khắp các châu lục. Theo BBC, đến ngày 23/3/2020, nó xâm nhập 192 quốc gia và vùng lãnh thổ, gây nhiễm 336.000 ca, gây tử vong 14.600 ca. Một số nước áp dụng chiến thuật ‘sống chung với dịch” đang chuốc lấy thảm họa. Việt Nam ta áp dụng chiến thuật “đối đầu với dịch” – chúng xuất hiện nơi đâu bao vây khống chế chúng lại, chờ vũ khí vác-xin. Vậy là cuộc chiến với Covid Vũ hán nầy phải theo phương châm: “dài hơi, khộng cụt hơi và không được hụt hơi?.  
 
Việt Nam dàn trận: Những người hùng “bạch giáp bạch bào”  thuộc ngành Y đang xung trận / Quân đội thủ vai trợ chiến đắc lực/ Nhân dân sống cách ly phòng lây nhiễm bịnh / tam trụ triều đình: Tổng bí thư Đảng kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng bận lo kiện toàn Đảng cầm quyền, tối mặt tối mũi chuẩn bị Nhân sự và Văn kiện cho Đại hội Đảng lần thứ 13 vào năm tới; Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn thị Kim Ngân bận việc gì đó cả mấy tháng nay không thấy xuất hiện; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thường xuyên bám quan trường chỉ đạo chống dich Vũ Hán từ xa, nói riết không rõ tiếng. Quan chức cấp cao phần lớn lặn.
 
Thử nghĩ: Cứ lo củng cố đội ngũ lãnh đạo (Đảng) mà không quan tâm đến những người bị lãnh đạo (Dân), trong nạn đại dịch Corna quái ác nầy, nếu dân có “mệnh hệ nào” thì Đảng lãnh đạo ai, chẳng lẽ mình lãnh đạo mình?! Nếu vậy có khác nào làm tướng mà không có quân. Từ lâu, Đảng sống và phát triển được nhờ Nhân dân bao cấp?. “Không dân Đảng tính làm sao?” – rã bành tô. 
 
Chiến thuật nào phải phương pháp ấy: Đối phó với  virus Vũ Hán:Tác chiến (ngành Y) và trợ chiến (Quân đội) như thế là tốt rồi. Trong khi cầm cự chờ vũ khí vác-xin  để kết liễu lũ Covid Vũ Hán khốn nạn nầy, người viết thấy cần chú ý 3 điểm: 
 
+ Cách ly là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân: Người ta đang ngày đêm đối phó với Virus trong khó khăn, thậm chí nguy hiễm đến tính mạng, phận là người dân, chỉ có việc cách ly yên nghĩ tại nhà nhầm tránh lây nhiễm làm nặng gánh thêm cho ngành Y, thế mà còn có một số người bất tuân, “xé rào”, chẳng những vô trách nhiệm với bản thân còn làm phương hại cộng đồng? 
 
Áp dụng triệt để hai hình thức cách ly: Cách ly tập trung dành cho người VN từ nước ngoài về hoặc khách đến / Cách ly tại nhà - hạn chế đến mức thấp nhứt giao/ngao du. Khi có triệu chứng “mắc dịch”, cử người thân hay dùng điện thoại báo với ngành Y đến xét nghiệm, nếu dương tính thì vào nơi tập trung điều trị, âm tính thì ở tại nhà dùng thuốc theo ngành Y chỉ dẫn.  
Cấp cứu virus Corona - ảnh Vũ Đức Liêm/Facebook

+ Nhìn hình ảnh xem, ai mà không xúc động khi thấy những người thuộc ngành Y “bạch giáp bạch bào” trùm đầu, trùm mặt tù túng, nực nội, chật chội, khó thở,  ngày đêm đương đầu với Virus bảo vệ bịnh nhân!. Đối với những người hùng nầy, thiết nghĩ, nhà cầm quyền ngoài phải đảm bảo đầy đủ cho họ thuốc ngừa và phương tiện phòng lây nhiễm (như trang bị vũ khí cho Quân độii), ngoài tiền lương nên trợ cấp thêm tiền cho họ để bồi bổ cơ thể trong thời gian làm nhiệm vụ đặc biệt nầy – ưu tiên cho tiền tuyến.

 
+ Chống dịch như chống giặc, sự xuất hiện của lãnh đạo tối cao ở những điểm “nóng” sẽ tiếp thêm sức mạnh, lòng tin … cho những người lính chiến nói riêng, nhân dân nói chung.
 
Uy tín của lãnh đạo sẽ sụp đổ nếu xuất hiện không đúng lúc, không kịp thời. Trong đại dịch Vũ Hán nầy, có 2 nhân vật uy tín bị sụp đổ thê thảm:
 
1/ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình: Ngoài tội giấu dịch, nhân dân Vũ Hán nói riêng, Hồ bắc nói chung chết lên chết xuống thì ông đóng cửa thủ đô Bắc Kinh, ẩn mình trong đó. Đến khi  Vũ hán vừa thoát nạn thì Ông đến Vũ Hán nhơn danh gì có thể nhơn danh, lợi dụng gì có thể lợi dụng để “kiếm phiếu”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Vũ Hán ngày 10/3. Ảnh: Xinhua.

2/ Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc Y tế thế giới (WHO), trong khi dịch Covid Vũ Hán gây chết người như rạ, lan truyền chẳng những ở Trung Quốc mà còn vượt biên, thế mà Ông bình chân như vại, luôn miệng trấn an. Đến khi, riêng Vũ Hán  lan tràn hết Á, Âu, sang Mỹ, riêng ở Vũ Hán  nhiễm 41.533 ca, chết 910 ca, ông mới chịu  rời ghế sang  gặp riêng Tập Cận Bình  tại “Đại Lễ đường Nhân dân Bắc Kinh” để “nắm tình hình”. Trông bộ dạng ưa không nổi. Khi về, ông hốt hoảng báo động toàn cầu về virus Crona. Rồi Ông ngồi đó chứng kiến người người lớp lớp  phải ngã gục do đạo quân virus Vũ Hán - vô trách nhiệm như thế là cùng. Bởi vậy mới có 350.000 người ký kiến nghị kêu gọi Ông từ chức

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus và Chủ tịch Trung QuốcTập Cận Bình bắt tay trước cuộc họp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 28/1. Ảnh: Reuters. – sao kỳ không đứng ngay lên?! Nhìn qua hình ảnh người ta có cảm giác ông Bình là khách?

Không biết rồi đây, ở Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung còn có thêm bao nhiêu vị lãnh tụ hoặc quan chức cấp cao  bị nhân loại chê cười , mai mỉa về thái độ, hành xử lạnh nhạt trước đại dịch Virus Vũ Hán nầy – Chắc có thêm, số lượng là bao  làm sao nói trước được? . -/-