Những “sát thủ” giấu mặt có thể lấy đi mạng sống của những người bất cẩn

Năm 2015 đã giúp chúng ta hiểu ra rằng rất nhiều thứ tưởng như vô hại, từ chụp ảnh tự sướng tới liệu pháp lạnh, lại là những “sát thủ” giấu mặt có thể lấy đi mạng sống của những người bất cẩn.

1. Chụp ảnh tự sướng

Còn gì vô hại hơn việc hướng camera điện thoại vào mặt mình để chụp một tấm hình? Nhưng thực tế đã chứng minh điều ngược lại.
Năm 2015 đã cho chúng ta thấy rằng chụp ảnh tự sướng thực sự khá nguy hiểm. Hồi tháng Chín, chụp ảnh tự sướng đã được báo cáo là khiến cho 12 người chết, trong khi chỉ có 8 người chết vì cá mập tấn công. Một du khách ở Taj Mahal đã chết trong khi cố chụp ảnh tự sướng với cột mốc. 4 vụ chết người khác xảy ra do nạn nhân cố chụp ảnh trong ở tư thế chênh vênh , trong khi một số công viên đã báo cáo về những người cố chụp ảnh tự sướng với…gấu . Tới mức Bộ Nội vụ Nga phải phát hành một cuốn sách nhỏ nói rằng một bức ảnh chụp tự sướng thật ấn tượng "có thể phải trả giá bằng mạng sống của bạn".

2. Loại ớt cay nhất thế giới

Nếu là người thích thêm gia vị cho cuộc sống, thì rất có thể ớt sẽ là món khoái khẩu của bạn. Nghiên cứu cho thấy thực phẩm cay tốt cho sức khỏe. Nó có thể giúp đạt mục tiêu giảm cân và thậm chí có thể giải quyết đại dịch béo phì. Nhưng ớt còn có một mặt trái mà ít người biết, được tìm thấy ở những loại ớt cay và hăng đến mức thậm chí rất ít người dám nhìn chúng, chứ đừng nói đến việc nếm thử. Trong năm 2015, người ta đã phát hiện ra rằng mặt trái này của ớt có thể thực sự gây chết người.
Capsaicin - chất kích thích tự nhiên có trong ớt khiến cho lưỡi và da bỏng rát khi tiếp xúc – sẽ rất tốt ở lượng bình thường . Tuy nhiên , tăng lượng capsaicin ăn vào có thể vô cùng nguy hại cho sức khỏe. Theo TS Paul Bosland, người phát hiện ra ớt Bhut Jolokia, một trong những loại ớt cay nhất thế giới, thì ăn khoảng 1,2kg ớt này là đủ để đưa bạn sang thế giới bên kia. Tuy nhiên, TS Bosland cho biết cơ thể chúng ta sẽ có phản ứng trước và không cho phép điều đó xảy ra.

3. Trái tim tan vỡ

Con người ta ai cũng có lúc buồn. Khi chương trình truyền hình yêu thích kết thúc, khi một người bạn cũ qua đời, khi nghe một bản nhạc buồn phát trên đài. Thế nhưng, có những người phải chịu đựng nỗi đau buồn lớn đến mức khiến trái tim họ tan vỡ gần như theo đúng nghĩa đen. Trái tim tan vỡ là điều có thực, và đã có nhiều người chết vì nó.
Mặc dù từ năm 1991 các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã lần đầu tiên thừa nhận bệnh cơ tim takotsubo - còn được gọi là hội chứng trái tim tan vỡ - nhưng mãi đến năm 2015 các nhà nghiên cứu mới thu thập được số liệu thống kê về căn bệnh này. Theo một bài báo của tác giả Samantha Olson trên Medical Daily, bệnh cơ tim takotsubo "đặc trưng bởi đau ngực đột ngột và khó thở, và thường khởi đầu bởi một sự kiện bi thảm, như sống sót sau tai nạn xe hơi hoặc nhận được tin tức khó chịu đựng về cảm xúc".

4. Vi rút Bourbon

Nếu hay đi trong rừng, hẳn bạn đã biết là phải để ý đến những con ve trên đường đi. Ve thường truyền bệnh Lyme, một bệnh truyền nhiễm làm giảm tri giác, cũng như gây ra các triệu chứng giống viêm khớp và giống cúm. Nhưng một căn bệnh mới do ve truyền – vi rút Bourbon – khiến chúng ta có thêm lý do để cảnh giác với những con vật nhỏ bé này.
Vi rút Bourbon, được đặt theo tên Hạt Bourbon, bang Kansas, nơi vi rút xuất hiện lần đầu tiên, đã giết chết người đàn ông đầu tiên bị nhiễm căn bệnh này. Một báo cáo từ Trung tâm Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết nạn nhân là một nam giới 50 tuổi và hoàn toàn khỏe mạnh. Nạn nhân đã đi khám và điều trị sau khi một loạt vết ve đốt gây ra những triệu chứng như mệt mỏi và sốt . Mười một ngày sau, bệnh nhân bị suy đa tạng và qua đời.
Phát biểu với USA Today, J. Erin Staples, chuyên gia dịch tễ tại CDC cho biết đây là căn bệnh vô cùng bí ẩn, vì các triệu chứng rất giống với viêm màng não hoặc viêm não, nhưng lại không phải. Vi rút Bourbon cũng ảnh hưởng đến các tế bào máu của nạn nhân theo một cách khác, tương tự như bệnh Heartland, một bệnh khác cũng do ve truyền.
CDC không hoàn toàn chắc chắn về đường lây truyền của vi rút, nhưng cho đến nay người đàn ông ở Kansas là trường hợp duy nhất được biết đến.

5. Liệu pháp lạnh

Mặc dù chính Justin Caba, một tác giả của trang Medical Daily, đã sống sót sau vụ tai nạn với buồng áp lạnh, nhưng may mắn này đã không xảy ra với cô gái 24 tuổi Chelsea Ake-Salvacion, người quản lý một thẩm mỹ viện ở Las Vegas, bang Nevada. Cô đã bị đông lạnh đến chết trong một buồng điều trị lạnh như vậy.
Những buồng điều trị lạnh với nhiệt độ tới âm 280oC thường được quảng cáo như mọt biện pháp để phục hồi khả năng cho các vận động viên. Nhưng việc sử dụng chúng phải được thực hiện theo những hướng dẫn an toàn nghiêm ngặt, cũng như dưới sự giám sát của nhân viên được đào tạo. Báo cáo cho biết Ake-Salvacion đã vào buồng sau khi đóng cửa hàng và đã bị đông lạnh đến chết trong vòng vài giây. Báo cáo được đưa ra khi việc khám nghiệm tử thi chưa có kết luận cuối cùng, nhưng nguyên nhất tử vong được nghĩ tới nhiều nhất là ngạt thở.
Mặc dù nhìn chung an toàn, song điều trị áp lạnh không được sử dụng quá vài phút mỗi lần. Người ta cũng nhấn mạnh rằng không bao giờ được sử dụng thiết bị này một mình – chính là điều mà Ake - Salvacion đã làm.

6. Rượu mật cá sấu

Thường được xem là lúc để tưởng nhớ, đám tang đôi khi có thể trở thành lễ kỷ niệm về cuộc đời của một ai đó. Thật không may cho 72 người tại Mozambique, lễ kỷ niệm này đã tan biến nhanh chóng.
Đầu tháng Giêng, đám tang một em bé sơ sinh đã chứng kiến 72 người chết vì uống rượu nhiễm độc, bao gồm cả người làm rượu. Các nhà chức trách đã phát rượu bị nhiễm mật của cá sấu sông Nile – thứ hay được sử dụng để đầu độc người tại vùng này. Những người dự đám tang uống rượu vào buổi sáng trước đám tang đều có sức khỏe tốt, trong khi những người uống sau đám tang thì đều bị ốm hoặc bị chết.
Tuy nhiên, có sự hoài nghi đối với các báo cáo. Các chuyên gia về loài bò sát chưa thống nhất ý kiến về việc mật của cá sấu có thực sự độc hay không, và nhiều tập quán của người dân châu Phi gợi ý nên chôn túi mật của cá sấu sau khi nó bị giết để đảm bảo không ai sử dụng nó làm thuốc độc.

Theo Sức khỏe & Đời sống (Infonet.vn)