Tại sao nước Đức đã có loại vaccine hàng đầu BioNTech mà còn phải nhập Novavax của Mỹ?

Lưu Thủy Hương
 
Tuần này chính phủ Đức nhập vaccine Novavax về, dự định là 34 triệu liều trong năm 2022.
 
Tại sao nước Đức đã có loại vaccine hàng đầu BioNTech mà còn phải nhập Novavax của Mỹ?
 
Novavax (Nuvaxovid) của Mỹ là loại vaccine virus bất hoạt có hiệu quả cao nhất trong các loại vaccine chống cúm (vaccine chống cúm mùa hiệu quả trung bình là 60%). Đối với chủng Alpha và Beta, Novavax có thể giảm 90% triệu chứng. Đối với các biến chủng khác, nó cũng có hiệu quả rất tốt.

Nhiều người chống vaccine ở Đức đưa ra lý lẽ: vaccine vectorvirus (AstraZeneca, J&J) và vaccine mRNA (BioNTech, Moderna) là loại công nghệ quá mới, có nhiều điều nguy hại chưa thể khảo sát hết - so sánh với vaccine virus bất hoạt đã có từ thời Louis Pasteur đến nay đã gần 150 năm.

Vaccine virus bất hoạt, loại vaccine có phương pháp cổ truyền nhất với gần 150 năm nghiên cứu và khảo sát, loại vaccine từng đưa thế giới ra khỏi bóng đêm chết chóc của dịch bệnh. Novavax, loại vaccine do một công ty hàng đầu ở Mỹ nghiên cứu và sản xuất. Có gì để than phiền, thắc mắc nữa không?

Để mở cửa trở lại cuộc sống bình thường vào ngày 20 tháng Ba, chính phủ Đức đã chọn con đường dài và an toàn. Nhập vaccine virus bất hoạt riêng cho người chống tiêm chủng - nhân đạo hay chiến thuật chính trị?

Theo tôi là cả hai. Chính phủ Đức luôn đặt tính mạng và lợi ích của người dân lên hàng đầu, truyền thống chính trị của Đức từ sau thế chiến là vậy. Nhưng dân Đức là giống thông minh, cứng đầu, lì lợm và luôn mang tính đòi hỏi. Để lãnh đạo được người Đức, chính quyền phải cực kỳ khôn khéo và cứng rắn - nhưng không được mưu mô, người Đức rất ghét kẻ mưu mô.

Bởi vậy, vaccine Novavax được nhập về với mục đích được công khai trên truyền thông: theo sau vaccine này sẽ là lệnh tiêm chủng bắt buộc!

Ai muốn gì có nấy. Sẽ không còn gì để đòi hỏi nữa. Chỉ còn một điều duy nhất: thực hiện lệnh của chính phủ “do chính họ bầu ra”.

(Xin đừng so sánh với tình hình Việt Nam, vì các mặt bằng chính trị, y tế, kinh tế quá khác nhau)./.