Người Việt xa xứ vì đâu?

Nguyễn Nguyên Quốc Gần đây trên trang “Việc tìm người, Người tìm việc” của người Việt ở Đức liên tục có nhiều người đăng tin tìm việc làm. Họ đa phần là những người lao động phổ thông thất nghiệp và số ít là du học sinh Việt Nam sang học nghề ở Đức muốn đi làm thêm giờ. Số đông người lao động phổ thông thất nghiệp này là những người sống bất hợp pháp không có giấy phép cư trú hoặc đến Đức từ một nước thứ ba. Hoàn cảnh sống của những người thất nghiệp cũng rất đa dạng nhưng họ có điểm chung là khó khăn về kinh tế. Có khi họ phải vay mượn tiền, vay nợ ngân hàng một khoản tiền lớn để chi phí cho một chuyến đi mà chưa biết tương lai phía trước như thế nào. Không ít người trong số đó đã phải bỏ mạng nơi xứ người khi tuổi đời còn rất trẻ. Không có nơi ở hợp pháp, không có việc làm cũng đồng nghĩa với việc nợ nần nơi quê nhà càng thêm nặng. Họ phải sống chui lủi nhờ vào sự đùm bọc của đồng hương, rất nhiều người thậm chí chỉ cần có việc làm để tự nuôi sống bản thân mình qua ngày chứ không dám mơ đến việc nhận lương. Nỗi khổ của người Việt nơi xứ người là vậy mà mấy ai thấu hiểu, có nhiều người cho rằng: Khổ vậy thì đi làm gì?. Đúng khổ vậy mà họ vẫn phải đi là vì đâu? Nghe những ngôn từ mỹ miều của báo chí trong nước luôn tự hào về con số “xuất khẩu lao động” thực chất là đi làm “cu ly” cho nước ngoài, nhưng cu ly thì vẫn còn may mắn hơn là những người phải vượt biên bất hợp pháp để đi kiếm sống. Thử hỏi trong những nước dân chủ giàu mạnh có người nào phải đi xuất khẩu lao động hay vượt biên đến nước khác hay không. Vậy mà chúng ta vẫn tự hào và ca ngợi thành tích về những con số “cu ly” đó. Tại sao họ phải đi làm “cu ly” hay phải vượt biên? Chỉ đơn giản là nơi họ sinh ra và lớn lên không lo cho họ có được việc làm, không cho họ nhìn thấy một tương lai của họ và con cái họ. Họ phải gồng mình cho cuộc sống mà vẫn cảm thấy không được an toàn, họ luôn lo lắng về sức khỏe khi quanh họ cái gì cũng “bẩn” và ô nhiễm. Họ nhìn thấy tương lai của con em họ mịt mù khi mà nền giáo dục chỉ được nghe những lời sáo rỗng và bệnh hình thức. Chỉ vài lý do vậy thôi cũng đã đủ nó biến thành một động lực vô cùng lớn, thôi thúc họ rời bỏ quê hương để ra đi kiếm sống mặc dù họ chưa biết tương lai của mình sẽ như thế nào. Nhưng ít ra họ cũng là những người dám chấp nhận nguy hiểm để vươn mình ra nơi ánh sáng của tương lai tốt đẹp hơn. Con số “xuất khẩu lao động” hay “vượt biên trái phép” ra nước ngoài hiện nay thật đáng sợ./.  
......

Võ Văn Thưởng rời ghế, Ánh Xuân lại làm quyền chủ tịch nước

Lê Văn Đoành Sau khi bàn bạc, cân nhắc, lấy phiếu kín trong các ủy viên, Bộ Chính trị quyết định triệu tập kỳ họp Ban Chấp hành Trung ương bất thường khoá 13, thống nhất kết thúc vai trò của ông Võ Văn Thưởng. Thời gian họp vào lúc 15 giờ 00 chiều ngày 20-3-2024 tại Hà Nội. Địa điểm tại Trụ sở Trung ương Đảng, số 1 Hùng Vương, Ba Đình Hà Nội. Nội dung kỳ họp, Bộ Chính trị khoá 13 sẽ có tờ trình đề nghị Ban Chấp hành Trung ương: Xem xét và đồng ý cho thôi tất cả các chức vụ của ông Võ Văn Thưởng: Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban bí thư, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh nhiệm kỳ 2021 – 2026. Đồng ý để Võ Văn Thưởng ngưng công tác và nghỉ hưu. Chỉ đạo ủy ban Thường vụ quốc hội triệu tập phiên họp đại biểu quốc hội bất thường vào lúc 8 giờ sáng 21-3-2023 để bỏ phiếu, ra nghị quyết miễn nhiệm chức Chủ tịch nước và cho thôi làm đại biểu Quốc hội khóa 15 đối với Võ Văn Thưởng. Bế mạc phiên họp bất thường, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra thông báo về việc đồng ý cho bà Võ Thị Ánh Xuân, ủy viên Trung ương khóa 13, giữ quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cho đến khi Quốc hội bầu chủ tịch nước mới. Như vậy, Võ Văn Thưởng sẽ bị truất phế kể ngày 22-3-2024 và chính thức nghỉ hưu vào ngày 1-12-2024. Việc giới thiệu nhân sự thay Võ Văn Thưởng để quốc hội phê chuẩn, ngồi vào ghế chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ phải chờ đến kỳ họp dài ngày của Hội nghị Trung ương 9, diễn ra trong nay mai. Đây sẽ là lần thứ nhì trong nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 13, bà Võ Thị Ánh Xuân đảm nhận vị trí quyền Chủ tịch nước. Tháng 1-2023, bà Xuân giữ quyền Chủ tịch nước, thay cho ông Nguyễn Xuân Phúc bị phế truất. Đến ngày 2-3-2023, bà Xuân bàn giao cho tân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Và trong những ngày sắp tới, bà Xuân nhận trở lại cái “quyền chủ tịch nước” lần thứ hai. Đây là sự kiện hiếm hoi trong lịch sử đảng CSVN: Bà Xuân là phó chủ tịch nước làm việc với ba đời chủ tịch nước trong cùng một nhiệm kỳ. Cũng như ông Lê Khánh Hải, cháu nội đích tôn lãnh tụ Lê Duẩn, hiện là Chủ nhiệm Văn phòng chủ tịch nước, cũng có cơ hội phục vụ ba đời chủ tịch trong nhiệm kỳ 2021-2026. Theo Quy định số 214-QĐ/TW của Bộ Chính tri, ngày 2-1-2020 của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh dành cho vị trí chủ tịch nước, có đoạn “đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở chức danh Bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương, tham gia Bộ Chính trị một nhiệm kỳ trở lên”. Nhằm tránh xáo trộn quá nhiều trong “bộ tứ” quyền lực, thời điểm này đảng sẽ chỉ thay đổi ghế chủ tịch nước. Hiện tại chỉ có hai ứng viên đủ tiêu chuẩn đáp ứng Quy định 214-QĐ/TW là bà Trương Thị Mai và Tô Lâm. Nhà nước cộng sản chưa có tiền lệ phụ nữ giữ chức chủ tịch nước, nên có lẽ Tô Lâm sẽ là ứng viên duy nhất cho cái ghế này. Đây được xem là cơ hội duy nhất để Tô Lâm làm “nhân sự đặc biệt” ở lại đại hội 14. Nếu không lên chủ tịch nước kỳ này, Tô Lâm sẽ từ giã chính trường và sẽ về vườn sau tháng 1-2026. Từ nay đến Hội nghị Trung ương 9, sẽ có những thay đổi bất ngờ trong thượng tầng chính trị Việt Nam. Được biết Hội nghị Trung ương 9 sẽ giải quyết nhiều việc quan trọng như: Giới thiệu nhân sự chủ tịch nước, bầu bổ sung ủy viên Bộ Chính trị, bố trí nhân sự đảm nhiệm vị trí Trưởng ban Kinh tế Trung ương và thay đổi các ghế bộ trưởng, bí thư một số tỉnh thành… Quan thì cứ đánh nhau để chia chác kiếm ăn, đại thần triều đình thì dốc hết binh đao để tranh giành quyền lực đứng đầu thiên hạ, còn dân đen thì lầm lũi “đốn củi đốt than” kiếm sống qua ngày. “Đất nước chưa bao giờ được như hôm nay” ông giáo Nguyễn Phú Trọng ạ!  
......

Cờ trắng

Nguyễn Thông Bọn Nga do Putin và đồng bọn cầm đầu là con hổ dữ. Hổ dữ thì luôn thèm thịt, chén hết thứ này lại đến thứ khác, đừng bao giờ nghĩ nó lành, nó ăn chay. NATO không chặn ngay nó, để nó nuốt Ukraine thì sau đó sẽ tới lượt các thành viên của Na, đó là điều không tránh khỏi. Những đứa nào gân cổ đòi Ukraine phải đàm phán, hoặc phê phán Na can thiệp vào cuộc chiến tranh do Ng.a gây ra ở Ukraine chẳng qua chỉ là bọn cơ hội, khư khư lo quyền lợi ích kỷ của nó, chứ chẳng tốt đẹp gì. Ngay cả khi nó im mồm hoặc chỉ nói chung chung quan ngại này nọ, cũng bộc lộ bản chất ấy. Miệng thì lên án kẻ độc tài nhưng thấy thằng Pu chơi với tinh đám siêu độc tài ở Iran, Trung Quốc, Belarus, Triều Tiên, Venezuela, Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary... chúng không dám hó hé cái mồm, dù chỉ một lời. Mà ai đó cũng đừng lợi dụng vị thế, tên tuổi, vai trò của mình để khuyên Ukraine giương cờ trắng... đàm phán. Xin thưa, dù có ẩn ý gì chăng nữa thì cả nhân loại này đều hiểu giương cờ trắng có nghĩa là đầu hàng. Đếch ai lại ngạo nghễ vác cờ trắng đi chơi cả. Khuyên người khác đầu hàng, tức là trong cái đầu mình đã có vấn đề. Nếu cần khuyên, thì hãy khuyên kẻ xâm lược rút quân về, rồi ngồi lại với nhau. Làm gì có cái thứ khôn ngoan đứng về phía độc tài để xúi dại người ta như thế. Ngay cả những người xách mé gọi Ukraine bất khuất là U cà cũng tư cách vậy. Nếu ai còn lăn tăn điều này, tôi xin nhắc câu của ông cụ nhà tôi "Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải chiến đấu quét sạch nó đi". Ông bà nào nói rằng tinh thần ấy sai thì bệnh đã nặng lắm rồi, ngấm vào đến xương tủy rồi, vào đến cao hoang rồi, hết thuốc chữa. Thông cào  
......

Tuyên bố 36 năm ngày mất một phần quần đảo Trường Sa

Sau lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Hải Quân Trung Quốc (PLAN) 23/4/2009, cùng ngày Trung Quốc đã đưa một đoạn phim lên youtube về trận đánh 14/3/1988: "Trung Quốc nổ súng chiếm Trường Sa". Thật ghê rợn khi thấy nhũng họng súng của Hải Quân Trung Quốc xé nát Gạc Ma trong khi những người lính Việt Nam hoàn toàn không có khả năng tự vệ, co cụm giữa trận địa trong “Vòng Tròn Bất tử”, họ chỉ đơn giản chờ đợi một cái kết không thể nào tránh khỏi. Sáu mươi tư (64) chiến sĩ Việt Nam đã hy sinh ngày hôm đó. Chín (9) người sống sót bị Trung Quốc giam cầm 3 năm trước khi được thả. Ngày nay Trung Quốc đã chiếm đóng Gạc Ma và thêm 6 thực thể trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến nó thành những hòn đảo nhân tạo có căn cứ quân sự được trang bị tên lửa đất đối đất và đất đối không. Kể từ sau vụ thảm sát Gạc Ma, Trung Quốc ngày càng bành trướng ở Biển Đông. Chiến lược của họ là sử dụng sự đe dọa đến từ sức mạnh quân sự, vốn không bị thách thức bởi bất kỳ nước láng giềng khu vực nào, làm nền tảng cho việc tuyên bố chủ quyền; những tuyên bố trái với pháp luật quốc tế. Như trên là hành vi giết người man rợ dùng tàu chiến tấn công tàu vận tải, dùng súng bắn giết người trên biển không vũ trang. Qua những hành động ngang ngược tàn bạo này, Trung Quốc đã vi phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam, chà đạp lên qui định của luật pháp quốc tế. Liên Xô (Nga) làm lơ khi máy bay chiến đấu tàu ngầm hạm đội Liên Xô đang đóng ở Cam Ranh trong thời gian Hiệp định An ninh Xô - Việt còn hiệu lực vì trong thời điểm 1988 họ nhận thấy hợp tác với Trung Quốc có lợi hơn với Việt Nam, nên cũng sẵn sàng chà đạp lên hiệp định An ninh Việt - Xô. Sau chuyến thăm Việt Nam của chủ tịch Tập Cận Bình cuối năm 2023, tàu Hải cảnh Trung Quốc tiếp tục thâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Cụ thể: - Ngày 28 và 31 tháng 12 năm 2023 các tàu CHINA COAST GUARD 5205 và 5305 đã hiện diện trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, riêng tàu 5305 đi rất gần bờ biển Quy Nhơn. - Tháng 1 năm 2024, Tàu Hướng Dương Hồng 10, tàu 5204,5202 (Trung Quốc) nằm ở ven vùng kinh tế Việt Nam, tàu 5402 và 5901 tàu Hải cảnh lớn nhất và hiện đại nhất, tiếp tục quấy rối Bãi Tư Chính chưa biết lúc nào dừng lại. - Mới đây (1/3/2024) Bộ ngoại giao Trung Quốc công bố đường cơ sở thẳng cho phần của Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ, khu vực mà hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã phân định năm 2000 (chính thức công bố 2004). Sự công bố này vi phạm khoản 3 điều 7 của Công ước Quốc tế về Luật Biển (UNCLOS). Hiện tại Trung Quốc đang gây rối Philippine để chiếm trọn vùng biển Scarborough. Sự kiện mất Quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và Trung Quốc cướp các đảo của Việt Nam ở Trường Sa ngày 14 tháng 3 năm 1988 và diễn biến tình hình Biển Đông, khu vực Đông Nam Á cũng như thế giới cho đến nay càng khẳng định một chân lý, đó là Việt Nam không thể tin tưởng một cách hão huyền vào cái gọi là “tình đồng chí quốc tế vô sản có chung ý thức hệ, có chung vận mệnh”, mà chỉ có thể đứng vững bảo vệ đất nước và quyền lợi dân tộc bằng chính nội lực của mình. Sự liên kết hợp tác với các nước bên ngoài là cần thiết, nhưng chỉ trong những thời điểm lịch sử cụ thể khi các bên có cùng chung lợi ích, hết quyền lợi thì một hiệp định liên minh nào đó với Việt Nam cũng sẽ trở thành vô giá trị, như trường hợp Liên Xô sẵn sàng bỏ rơi Việt Nam vào bất kỳ lúc nào. (Bài học tại Hội nghị San Francisco 1951 vẫn còn nguyên giá trị). Vì những lẽ trên, chúng tôi, các tổ chức Xã Hội Dân Sự và cá nhân tuyên bố: 1. Chính phủ cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các nước Phương Tây, Mỹ, Nhật, Úc ... để phát triển kinh tế và nâng cao hiện đại hóa năng lực quốc phòng, hiệp lực đấu tranh chống các hành vi vi phạm luật pháp của Trung Quốc trong quan hệ quốc tế. 2. Đẩy nhanh các hiệp định song phương với các nước trong khối Asean, trước mắt là xác định Vùng biển chồng lấn vùng Đặc quyền kinh Tế, tiến tới hợp tác chung về kinh tế an ninh quốc phòng với Malaysia, Indonesia, Philippine, Cambodia , Brunei... 3. Cùng các nước Asean yêu cầu Trung Quốc thực thi phán quyết vào năm 2016 của của TÒA THƯỜNG TRỰC được thành lập theo phụ lục VII của UNCLOS 1982 liên quan đến kết quả vụ kiện của Philippine để không bị mất thêm biển đảo, đồng thời ngăn ngừa Trung Quốc mưu toan cưỡng chiếm mở rộng vùng biển một cách phi lý và phi pháp trên Biển Đông. 4. Trong lúc này nhà nước phải hết sức tiết kiệm các nguồn lực để tập trung phát triển kinh tế, tăng cường lực lượng quốc phòng, động viên sức mạnh toàn dân. Muốn thế phải xử lý mạnh tay bọn tham nhũng theo đúng luật điều 353, 354 điểm 1,2,3,4 Luật hình sự 2015 , sửa đổi 2017 (chỉ cần tham nhũng 2 triệu đồng là vào tù, từ 1 tỷ trở lên là chung thân hoặc tử hình). Không được dung dưỡng tham nhũng bằng cách đứng trên luật pháp, chà đạp luật pháp, hành xử vô nguyên tắc kiểu tha hoặc giảm nhẹ hình phạt cho những kẻ tham nhũng "không có động cơ vụ lợi", hoặc nộp tiền tham nhũng đã bị cơ quan công quyền phát hiện thì được tha. Trái lại, đã tham nhũng là phải xử lý nghiêm theo luật đã ban hành; đã gây thiệt hại về kinh tế thì kẻ phạm tội phải bị tịch thu tài sản ở cả trong lẫn ngoài nước. Văn hóa và nhân văn cần được hiểu theo nghĩa phải xem xét mọi can nhân, phạm nhân với tư cách là con người, không được dùng nhục hình tra tấn cưỡng bức hoặc đối xử vô nhân đạo với họ trong lúc lập hồ sơ truy tố cũng như trong lúc thi hành án. Văn hóa, nhân văn không được hiểu theo nghĩa tha bổng hoặc giảm nhẹ hình phạt đối với hành vi tham nhũng. 5. Để động viên phát huy sức mạnh của toàn dân, nhà nước cần thực thi ngay Điều 25 của Hiến pháp 2013: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình"... Như vậy sẽ khơi dậy tính tích cực xã hội của toàn dân, giúp Nhà nước làm trong sạch bộ máy, sớm phát hiện, đưa những kẻ bất tài, kém đạo đức ra khỏi hệ thống chính trị, đồng thời có tác dụng ngăn ngừa, cảnh báo trước đối với những kẻ mưu toan tham nhũng. Hệ thống chính trị được điều hành bởi người có Phẩm chất và Năng lực phù hợp, đó là điều kiện để đoàn kết toàn dân, phát triển và bảo vệ đất nước hiệu quả. 6. Chính quyền cần đưa sự kiện Trung Quốc cưỡng chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa (năm 1974), Chiến tranh Biên giới (năm 1979…) và chiếm một phần quần đảo Trường Sa (năm 1988) của Việt Nam vào môn học lịch sử các cấp để giáo dục thế hệ trẻ người Việt hôm nay và mai sau biết Sự Thật lịch sử dân tộc, ý thức sâu sắc rằng: Vừa hợp tác hoà bình, hữu nghị với nhân dân Trung Quốc, nhưng vừa không bao giờ được quên âm mưu thôn tính Việt Nam của nhà cầm quyền Trung Quốc. Ngày 10 tháng 3 năm 2024. ========= (Kính mời Quý Tổ chức và Quý Vị tham gia ký tên xin gửi về paracelle19011974@gmail.com) để cập nhật. TỔ CHỨC XÃ HỘI D N SỰ: 1. Lập Quyền Dân, Nguyễn Khắc Mai, nhà nghiên cứu văn hóa, đại diện . 2. Diễn đàn Xã Hội Dân Sự, TSKH Nguyễn Quang A, đại diện . 3 . Câu lạc bộ Nguyễn Trọng Vĩnh, GS Nguyễn Đình Cống, đại diện . 4. Câu lạc bộ Phan Tây Hồ, TS Hà Sĩ Phu, đại diện. 5 . Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng , ông Lê Phú Khải đại diện. CÁ NHÂN: 1. Ông Nguyễn Khắc Mai, viện trưởng viện Nghiên cứu Văn Hóa Minh Triết. Hà Nội. 2. Ông Nguyễn Quang A, TSKH. Hà Nội. 3. Bà Nguyễn Kim Chi, nghệ sĩ, CLB Lê Hiếu Đằng, TP Hồ Chí Minh. 4. Ông Mạc Văn Trang , PGS TS Tâm lý học, TP Hồ Chí Minh. 5. Ông Kha Lương Ngãi, nguyên phó TBT báo SGGP, CLB Lê Hiếu Đằng, TP Hồ Chí Minh. 6. Bà Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, Hà Nội . 7. Ông Võ Văn Thôn, nguyên GĐ sở Tư Pháp tp HCM, CLB Lê Hiếu Đằng, TP Hồ Chí Minh. 8. Ông Trần Thế Việt, nguyên Bí thư thành ủy Dalat, Lâm Đồng . 9. Ông Lê Phú Khải, nhà báo, CLB Lê Hiếu Đằng,TP Hồ Chí Minh. 10. Ông Vũ Trọng Khải, PGS Tiến Sĩ chính sách nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh. 11. Bà Lại Thị Ánh Hồng, nghệ sĩ, CLB Lê Hiếu Đằng, TP Hồ Chí Minh. 12. Ông Nguyễn Đình Cống, GS ngành xây dựng, Hà Nội. 13. Ông Hà Sĩ Phu, Tiến sĩ, Đà lạt, Lâm Đồng. 14. Ông Đinh Kim Phúc, nhà nghiên cứu Biển Đông, TP Hồ Chí Minh. 15. Phan Đắc Lữ, nhà thơ CLB Lê Hiếu Đằng, TP Hồ Chí Minh. 16. Hoàng Hưng , làm thơ, dịch sách , Saigon. 17. Nguyễn Sơn Hà 18 . Hoàng Dũng , Pgs Ts Ngữ học , Saigon. 19. Trần Minh Thảo , viết văn , thành viên CLB Phan Tây Hồ , Lâm Đồng Việt Nam. 20 . Trần Văn Quyến , TS, Hà Nội. 21. Trần Hưng Thịnh , kỹ sư , Hoàng Mai , Hà Nội . 22. Trần Công Tâm , hưu trí , Saigon. 23. Chu Anh Tuấn , Vũng Tàu . 24.Bùi Nghệ , CLB Lê Hiếu Đằng , Saigon. 25. Daniel Thiều Thị Tân , hưu trí , CLB Lê Hiếu Đằng , Saigon 26. Andre Menras (Hồ Cương Quyết ) nhà giáo Pháp - Việt , CLB Lê Hiếu Đằng , Paris Pháp . 27. Lê Thân , hưu trí , CLB Lê Hiếu Đằng, Saigon. 28. Tieng Nguyen , Teniker, Stevn Đan Mach. 29. Đinh Hoàng Thắng , cựu đại sứ VN tại Hà Lan . Hà Nội 30. Nguyễn Thành Phương , Bà Rịa Vũng Tàu.  
......

Nguyễn Phú Trọng tự diễn biến thành Ông Phỗng Đá, Ông Bình Vôi !

Đúng ngày 17.2.2024 kỉ niệm hàng chục ngàn người đã hi sinh trong cuộc chiến chống TQ xâm lược 45 năm trước, Tô Lâm lại vui mừng tổ chức “Đại tiệc”, “Đại hội” âm nhạc. Văn minh, văn hóa như vậy sao? I. Từ lời thề “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, tại sao và ai đã không cho tổ chức kỉ niệm 45 năm chiến tranh xâm lược của Trung quốc (TQ)? II. Nhưng ai đã tổ chức và tham dự “đại tiệc” âm nhạc sang trọng, tinh tế và đậm sắc xuân” đúng vào ngày kỉ niệm 45 năm TQ mở chiến tranh xâm lược ở biên giới? III. Vai trò trách nhiệm của Nguyễn Phú Trọng trong việc này IV. Ngọa long hoàng đế Nguyễn Phú Trọng đang ở trong hoàn cảnh vừa làm Ông Phỗng Đá và Ông Bình Vôi! Âu Dương Thệ I. Từ lời thề “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, tại sao và ai đã không cho tổ chức kỉ niệm 45 năm chiến tranh xâm lược của Trung quốc (TQ)? Ngày 17.2.2024 là ngày kỉ niệm 45 năm chiến tranh biên giới (17.2.1979) do đồng chí “Đại bá” Cộng sản Trung quốc (CSTQ) đem đại quân đánh  đồng chí “Tiểu bá” CSVN phá toàn bộ các tỉnh biên giới phía Bắc trên 1000 km. Khi ấy Đặng Tiểu Bình kiêu ngạo tuyên bố là, cho “các đồng chí CSVN một bài học”. Chỉ trong ít tuần lễ đã có hàng chục ngàn bộ đội và thường dân đã bị giết hại và bị thương, trở thành cô nhị quả phụ, nhà cửa bị tàn phá. Mục tiêu chính của Đặng Tiểu Bình là để cho “VN phải chẩy máu kiệt sức” nên đã sử dụng chiến lược nham hiểm tìm cách cầm chân các sư đoàn chính quy của CSVN cùng lúc bị sa lầy ở cả hai chiến trường lớn ở Kampuchia chống PolPot do TQ đỡ đầu và cuộc chiến tranh ở biên giới phía Bắc. Đồng thời bị Hoa kì cùng phương Tây phong tỏa, cấm vận, tẩy chay trong suốt 10 năm. Bắc kinh (BK) tiếp tục áp lực quân sự ở biên giới phía Bắc trong nhiều năm ở mức độ khác nhau và chỉ thực sự chấm dứt mãi cho tới sau Hội nghị bí mật ở Thành đô (TQ) đầu tháng 9.1990, đúng vào dịp kỉ niệm 45 năm quốc khánh của chế độ CSVN (1945-1990). Khi ấyTổng bí thư (TBT) Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng (TT) Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng phải bí mật âm thầm qua sự môi giới của tướng Lê Đức Anh (Chủ tịch nước - CTN) gặp Giang Trạch Dân TBT và CTN TQ tại nhà khách Kim Ngưu (Trâu vàng) để khấu đầu chịu tội làm Câu Tiễn, chịu rút lui khỏi Kampuchia và phải khép lại quá khứ, tức là không được phép tổ chức lễ kỉ niệm tố cáo TQ xâm lược! Đổi lại sau đó hai bên bình thướng hóa quan hệ ngoại giao với nhau. Khi ấy cựu Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ đã tố cáo là từ nay khởi đầu lại thời kì Bắc thuộc. Chính vì thế từ đầu thập niên 90 tới nay, CSVN đã không dám công khai tổ chức kỉ niệm hàng năm các chiến sĩ và nhân dân đã bị hi sinh cho cuộc chống xâm lược của phương Bắc từ vào ngày 17.2 mỗi năm. Chẳng những thế những người cầm đầu chế độ toàn trị còn cấm nhân dân tổ chức thăm viếng các nghĩa trang chôn cất các bộ đội và thường dân đã hi sinh!  Mặc dầu trong thời gian chiến tranh TBT Lê Duẩn và nhóm cầm đầu CSVN đã thề thốt với nhân dân VN và đặc biệt với thân nhân các chiến sĩ và thường dân đã hi sinh trong chiến tranh biên giới chống lại sự xâm lược tàn bạo của TQ là “Đời đời ghi nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ”! Tại nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên, Hà Giang nơi chôn cất gần 2000 bộ đội và thường dân vị hi sinh trong cuộc chiến tranh này đã trân trọng ghi hàng chữ: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Đối với thù ngoài thì họ ngoan ngoãn khép lại quá khứ, cố tình bỏ quên những đồng chí, đồng bào đã hi sinh! Nhưng trái lại họ vẫn tổ chức hàng năm kỉ niệm ngày 30.4, họ gọi là ngày “Giải phóng dân tộc”, mặc dù trong cuộc nội chiến trên 20 năm đã làm mấy triệu đồng bào ruột thịt từ Nam chí Bắc đã bị hi sinh, thương tật! Chính cựu TT Võ Văn Kiệt trước khi qua đời đã nói thẳng lòng đau sót với đồng bào ruột thịt và sự bất mãn với các “đồng chí” đã nhẫn tâm, vô cảm, thất đức, phản văn hóa, văn minh! “Có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu.” Ông Kiệt còn nêu câu hỏi rất chính đáng đối với nhóm cầm đầu toàn trị hiện tại, là tại sao đối với các kẻ thù thì họ “khép lại quá khứ”, nhưng với chính đồng bào mình thì họ vẫn khoét sâu hận thù?: “Vì kẻ thù của Việt Nam là Pháp trước đây, kẻ thù của Việt Nam là Mĩ sau này, kẻ thù của Việt Nam là Trung quốc trong thời đánh biên giới Việt Bắc. Chúng ta cũng khép lại quá khứ được thì tại sao chúng ta với chúng ta lại không khép lại quá khứ ấy, mà chúng ta cứ đối kỵ với nhau, rồi có những sự chống đối nhau? Tôi cho rằng bây giờ thì càng có điều kiện để chúng ta làm điều đó.” Trong những ngày vừa qua một số tổ chức xã hội dân sự và nhiều nhân sĩ tên tuổi trong và ngoài nước công khai kêu gọi tổ chức kỉ niệm ngày 17.2.2024 và phải ghi lại trung thực cuộc chiến tranh xâm lược này của TQ trong các sách giáo khoa để các thế hệ sau biết rõ. Nhiều đảng viên tiến bộ và biết quí tự trọng đã không biết sợ nên đã tới thăm các nghĩa trang và viết các bài trên một số báo ngành và địa phương thuật lại cuộc chiến tranh biên giới và những thiệt hại sinh mạng và tài sản cho hàng triệu nhân dân biên giới do quân TQ xâm lược gây ra. Cựu CTN Trương Tấn Sang cũng tới thăm nghĩa trang Vị Xuyên tuy nhiên ông không dám nhắc một lần tới TQ là kẻ xâm lược. Nhưng từ Bộ chính trị (BCT), Ban bí thư (BBT), TBT Nguyễn Phú Trọng, TT Phạm Minh Chính, CTN Võ Văn Thưởng tới Chủ tịch Quốc hội (QH) Vương Đình Huệ  và thậm chí cả hai bộ  Quốc phòng (QP)  và Công an (CA) hoàn toàn im lặng không dám công khai tổ chức kỉ niệm tưởng nhớ các đồng đội, đồng chí và đồng bào đã bị hi sinh do cuộc chiến xâm lược của phương Bắc. Vì áp lực rất mạnh ngày càng gia tăng của BK nên họ đã cố quên lời thề 45 năm trước! Cụ thể nhất khi gặp lại Nguyễn Phú Trọng cách đây mới hơn hai tháng (12-13.12.23)Tập Cận Bình bề ngoài đã vuốt ve xoa đầu, nhưng thực sự là ép Nguyễn Phú Trọng phải tham gia vào "Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc". Dịp này họ Tập đã nói như ra lệnh: "Hai Đảng Trung Quốc và Việt Nam đều kiên trì và phát triển chủ nghĩa Mác, đều kiên định bất di bất dịch đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, đều lãnh đạo nước mình xây dựng chủ nghĩa xã hội, càng nên nắm bắt ý nghĩa chiến lược đặc biệt của quan hệ Trung Quốc – Việt Nam, thúc đẩy vững chắc việc xây dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh Trung Quốc – Việt Nam từ độ cao làm lớn mạnh lực lượng xã hội chủ nghĩa trên thế giới và đảm bảo sự nghiệp xã hội chủ nghĩa mỗi nước đi vững đi xa". II. Nhưng ai đã tổ chức và tham dự “đại tiệc” âm nhạc sang trọng, tinh tế và đậm sắc xuân” đúng vào ngày kỉ niệm 45 năm TQ mở chiến tranh xâm lược ở biên giới? Trong khi ấy đúng vào tối ngày 17.2.  Bộ CA dưới quyền của Ủy viên BCT, Bí thư Đảng ủy Trung ương Bộ CA Tô Lâm đã không chỉ long trọng mà còn rất vui mừng „Hòa nhạc chào xuân 2024: Tinh tế, sang trọng và đậm sắc xuân”. Với tựa lớn này tờ Công an Nhân dân (CAND) điện tử trực tiếp dưới quyền của Bộ CA đã trang trọng và hân hoan giới thiệu: “Đây là năm đầu tiên, chương trình được tổ chức tại Nhà hát Hồ Gươm – Nhà hát đạt chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình CAND”“Một “đại tiệc” âm nhạc sang trọng, tinh tế và đậm sắc xuân.” Bộ CA dưới quyền của Tô Lâm đã chọn đúng vào ngày đại tang lễ của dân tộc tưởng nhớ tới hàng chục ngàn thân nhân, đồng đội, thân hữu đã hi sinh trong cuộc chiến xâm lăng của TQ 45 năm trước để làm “Đại tiệc âm nhạc” “đậm sắc xuân”! Không chỉ như thế, tờ CAND còn cho biết, các nhân vật tham dự buổi “đại tiệc” vào đúng ngày tang thương của dân tộc là ba Ủy viên BCT đang giữ những trọng trách rất quan trọng trong bộ máy cai trị của chế độ toàn trị là “Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao; Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.” Nguyên văn: “Dự chương trình có Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao; đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Cùng dự chương trình còn có các đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và địa phương.” Đây là ba nhân vật giữ những vai trò rất quan trọng trong BCT, cơ quan quyền lực cao nhất  của chế độ toàn trị. Tô Lâm đứng đầu lãnh vực an ninh. Từ nhiều năm nay cầm đầu bộ máy công an mật vụ có tới hàng triệu công an nổi và chìm, cho tới cả các “vận động viên” côn đồ du đãng từ các thành phố, tỉnh, quận huyện và nông thôn. Nhờ vậy họ đã thiết lập một chế độ công an trị hà khắc như TQ để kìm kẹp nhân dân và đàn áp các người dân chủ, các giới trẻ, văn nghệ sĩ. Từ nhiều năm nay Bộ CA trở thành thanh bảo kiếm, cánh tay mặt của Nguyễn Phú Trọng trong việc thanh lọc, đàn áp các đảng viên tiến bộ và biết quí lòng tự trọng. Đồng thời dưới danh nghĩa chống tham nhũng bộ máy công an đã được độc quyền trong các công tác tạo dựng, điều tra, giam giữ và hành hạ các cán bộ đảng viên các cấp liên lụy tới tham nhũng. Các điển hình mới nhất là các vụ tham nhũng Việt-Á, Chuyến bay giải cứu, hiện nay là vụ án Vạn Thịnh Phát. Kết tội, chạy tội  hay tha bổng tùy thuộc lòng trung thành, cùng phe cánh giữa các nhóm lợi ích kình chống nhau. Trong khi ấy Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Hòa Bình, còn kiêm cả Bí thư Trung ương Đảng và Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao. Tức là người thường xuyên cố vấn, cùng với Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm bàn thảo khởi tố hay bỏ qua các vụ án tham nhũng trong cán bộ trung và cao cấp và các nhóm lợi ích trong đảng, chính quyền và thẳng tay đàn áp các nhân sĩ và tổ chức dân chủ. Còn Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là người phụ trách lãnh vực tư tưởng, ý thức hệ, đào tạo tầng lớp cán bộ trung cấp và nhất là cán bộ cấp chiến lược để chuẩn bị đưa vào Trung ương đảng, BCT, BBT để nắm giữ các chức vụ then chốt trong Đảng, Chính phủ, QH…theo vây cánh của Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm…Học viện này không chỉ đào tạo về tư tưởng mà còn cả rèn luyện đạo đức cán bộ cao cấp. Nhưng cái lò này từ trước tới nay chỉ đào tạo ra đa số cán bộ cấp chiến lược chỉ biết gật đầu, nịnh trên nạt dưới, tham nhũng và phủi trách nhiệm! Trong khi lực lượng CA ngày càng lấn sân, giành giật ưu đãi,mở rộng lực lượng và vây cánh để gây thanh thế cực mạnh như quốc gia trong một quốc gia thì Quân đội đang bị thất thế trong những năm gần đây. Mặc dù bộ đội là thành phần bị hi sinh nhiều nhất trong cuộc chiến biên giới do TQ xâm lăng, nhưng trong dịp 17.2 vừa qua Bộ trưởng QP Phan Văn Giang đã không dám tổ chức kỉ niệm tưởng nhớ đồng đội hi sinh, lại chỉ đi “Trồng cây trong ngày Tết nhớ ơn Bác Hồ”. III. Vai trò trách nhiệm của Nguyễn Phú Trọng trong việc này Tại sao ba Ủy viên BCT đang giữ những chức vụ rất quan trọng trong bộ máy toàn trị vẫn hống hách lên tiếng dạy bảo đảng viên là phải biết tôn trọng gìn giữ văn hóa đạo lí dân tộc, nhưng ở đây họ đã  hoàn toàn không cân nhắc để chọn một thời gian thích hợp tổ chức buổi hòa tấu, vì họ có thừa thì giờ để làm việc này? Trái lại, họ không thèm để ý tới dư luận trong Đảng và ngoài xã hội, nên đã dám tổ chức và tham dự “Đại tiệc âm nhạc” vào đúng ngày đau buồn chung của nhân dân kỉ niệm 45 năm chiến tranh xâm lược của TQ! Tô Lâm đã cho biết rõ ràng như sau: Buổi đại tiệc hòa tấu này là „Chương trình do Cục Công tác Đảng và công tác chính trị, Bộ Công an chỉ đạo thực hiện. „  và đã “Được chuẩn bị từ hơn 2 tháng trước Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024”.Tiết lộ này cho thấy, Bộ CA dưới quyền Tô Lâm đã được phép tổ chức và toàn quyền chuẩn bị cho buổi Đại tiệc, “Hòa tấu” và cũng từ lâu đã quyết định chọn đúng ngày 17.2.2024 tổ chức đại hội ca nhạc. Vì thế chỉ một ngày trước đó chính Tô Lâm đã đích thân tham dự và cổ động các nghệ sĩ trong dịp „Tổng duyệt Hòa nhạc chào xuân 2024“ vào ngày 16.2. Theo qui chế làm việc ở các bộ phận đầu não của chế độ toàn trị thì những tiết lộ trên của Tô Lâm cho thấy, ông đã hỏi ý và được Nguyễn Phú Trọng cho phép để cho Bộ CA đứng ra tổ chức buổi hóa tấu lớn đầu tiên khai mạc cho Nhà hát Hồ Gươm vừa mới hoàn thành (7.2023) tốn hàng chục ngàn tỉ vào dịp Xuân Giáp Thìn. Vì Nguyễn Phú Trọng là “Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương“. Có nghĩa là những dự tính quan trọng của Bộ CA phải hỏi và được Nguyễn Phú Trọng thông qua.   Điều này có thể cắt nghĩa là, trong chuyến thăm của Tập Cận Bình12-13.12.2023  Nguyễn Phú Trọng đã ngoan ngoãn theo yêu cầu của họ Tập là để VN tham gia"Cộng đồng cùng chung vận mệnh Trung Quốc – Việt Nam ". Nghĩa là tuân theo quyết định “khép lại quá khứ” với BK, nên năm nay các cơ quan Đảng và Nhà nước của CSVN vào ngày 17.2.2024 cũng không tố chức kỉ niệm 45 năm chiến tranh xâm lược biên giới của TQ! Cho nên Tô Lâm không ngại ngùng dám chọn ngày 17.2 - ngày kỉ niệm 45 năm TQ đem quân đánh phá các tỉnh biên giới phía Bắc của VN - mở Đại tiệc âm nhạc!   Tính toán trên của Tô Lâm lại càng thế hiện rõ hơn khi ông tỏ lập trường với Thứ trưởng Công an TQ Trần Tư Nguyên vào ngày 10.1.2024  tại Hội nghị đối thoại cấp Thứ trưởng về An ninh chính trị lần thứ nhất giữa Bộ Công an hai nước Việt Nam - Trung Quốc” ở Hà nội để thực hiện quyết định chung “xây dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh Trung Quốc – Việt Nam”. Tô Lâm đã khép nép nói với Thứ trưởng CATQ,“Với Trung Quốc, các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Việt Nam đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam coi trọng cao độ phát triển quan hệ với Trung Quốc, đặt Trung Quốc ở vị trí ưu tiên hàng đầu trong tổng thể chính sách đối ngoại của mình”, và “Hai bên nhất quán sẽ quán triệt và thực hiện nghiêm túc nhận thức chung cấp cao; tăng cường trao đổi về các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan chủ nghĩa xã hội, Đảng cầm quyền, cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý; chống tham nhũng; kinh nghiệm giải quyết các mâu thuẫn xã hội, qua đó, bảo vệ tuyệt đối vị trí cầm quyền của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa”. Tô Lâm còn  đi xa hơn nữa hứa“Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác đấu tranh với hoạt động của các tổ chức lợi dụng tôn giáo, dân tộc chống Đảng, Nhà nước, phá hoại đoàn kết quan hệ Việt Nam - Trung Quốc”.   Những tuyên bố trên cho thấy Tô Lâm đã theo đúng bước chân của Nguyễn Phú Trọng đã làm với Tập Cận Bình. Trong những năm gần đây Nguyễn Phú Trọng ngày càng tin cậy Tô Lâm. Cho nên mặc dù tướng Tô Lâm đã gây ra tai tiếng rất lớn bị báo chí quốc tế phanh phui về việc ông “ăn thịt bò dát vàng” rất đắt tiền trong một nhà hàng ở London khi ông tháp tùng TT Phạm Minh Chính thăm Âu châu đầu tháng 11.2021. Nhưng việc này vẫn không lọt vào tai TBT, hay không muốn nghe hoặc không dám nghe, cho nên Tô Lâm vẫn bình chân như vại! Chẳng những thế vì sức khỏe ngày càng yếu nên Nguyễn Phú Trọng đã để thả cửa cho Tô Lâm tổ chức Đại tiệc Hòa tấu.   Văn hóa nhiều nước trên thế giới, đặc biệt Á Đông và VN, thường tuyệt đối tránh dùng những ngày tang lễ, giỗ chạp người thân lại tổ chức hội hè ca nhạc vui chơi đình đám. Đây là tập tục văn minh, đạo đức cao của các nền văn hóa biết quí trọng nhân tính. Chính Nguyễn Phú Trọng thường hay đề cao xây dựng một xã hội văn minh, nhân tính. Nhưng tại sao ông Trọng lại để cho Tô Lâm chọn đúng ngày 17.2.2024 dịp kỉ niệm 45 năm hàng chục ngàn bộ đội, đảng viên và nhân dân đã hi sinh trong cuộc chiến chống xâm lăng của TQ. Đây là ngày đại  tang thương đau buồn của cả dân tộc. Nhưng tại sao lại để Tô Lâm tổ chức “đại tiệc âm nhạc sang trọng, tinh tế” !!!   Tại sao lại có thể để một việc làm cực kì trái với đạo đức, luân lí và phản văn minh như vậy được? Nguyễn Phú Trọng còn đủ khả năng, tâm trí và sức lực nghe và hiểu những gì xẩy ra trong đảng và xã hội không? Ông có biết dư luận nhân dân và đảng viên tiến bộ nghĩ gì không? IV. Ngọa long hoàng đế Nguyễn Phú Trọng đang ở trong hoàn cảnh vừa làm Ông Phỗng Đá và Ông Bình Vôi! Xét về phương diện hệ thống vận hành quyền lực của chế độ toàn trị CSVN thì TBT là người có quyền lực cao nhất, có thẩm quyền và thực quyền cao nhất trong việc hoạch định và điều hành các công tác Đảng và Nhà nước. Nhưng trong thực tế phải xem xét con người thực của Nguyễn Phú Trọng ra sao. Người ta thường nói con người là sản phẩm của xã hội, nhưng nếu là xã hội độc tài và người cầm đầu đã nắm độc quyền lâu rồi thì cá tính, tư cách và khả năng của họ lại ảnh hưởng trực tiếp lên cả hệ thống Đảng, chính quyền và xã hội! Theo dõi các họat động chính trị suốt ba thập kỉ qua từ khi ông trở thành Ủy viên BCT (1997) và từng bước nắm các chức cao cấp từ Bí thư Thành ủy Hà nội, Chủ tịch QH,TBT, CTN. Xét về mặt tư tưởng, ông Trọng là người cực kì bảo thủ và độc tài chỉ biết tôn sùng Marx-Lenin, giống hệt như HCM; tài năng không cao, nhưng tham vọng quyền lực thì vô hạn, đạo đức tư cách rất thấp, rất thích tự thần thánh hóa mình, rất ưa xu nịnh và tài lươn lẹo thì các đồng liêu của ông không ai bì kịp. Mẫu người này rất phù hợp với chế độ CS độc tài như Lenin, Stalin, Mao, Tập Cận Bình…Để xây dựng quyền lực, danh vọng cho cá nhân mình, Nguyễn Phú Trọng không từ các thủ đoạn nào, kể cả những biện pháp tàn bạo, bất kể tới đạo đức và lương tâm, mặc dầu lúc nào và ở đâu ông Trọng cũng thốt lên những lời tuyệt đẹp tuyệt hay, như ai cũng biết từ khi ông làm TBT từ 2011! Nhờ tài lươn lẹo và khả năng viết lách, nên ngay từ đầu thập niên 90 Nguyễn Phú Trọng đã chạy theo Đỗ Mười, người có quyền lực nhất khi ấy nhưng hầu như thất học, lại bị bệnh tâm thần, mặt khác bảo thủ và tham quyền chẳng khác Nguyễn Phú Trọng. Nhờ thế ông Trọng đã đạt tới quyền lực tột đỉnh làm TBT suốt từ 2011 và đã sử dụng mọi mánh lới thủ đoạn lươn lẹo để độc diễn để trở thành “Ông đặc biệt”, đạp lên cả Điều lệ đảng và nguyên tắc tập trung dân  chủ để trở thành ông vua trong chế độ độc tài tự mệnh là chống phong kiến cho tới nay. Nhưng hiện nay Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với những khó khăn và nguy hiểm cả trong đối ngoại lẫn đối nội. Về mặt đối ngoại, quốc phòng và ngoại giao, Nguyễn Phú Trọng vẫn tự đề cao “Ngoại giao cây tre”. Nhưng trong thực tế đây là loại tre mà ngọn tre đã bị cột chặt về phương Bắc từ suốt gần 80 năm qua. Từ khi HCM cầm quyền tới Nguyễn Phú Trọng hiện nay, họ chỉ biết thần phục Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Tập Cận Bình. Từ sau khi Liên xô tan rã, những người cầm đầu CSVN, đặc biệt thời Nguyễn Phú Trọng chỉ còn biết cúi đầu bám chặt vào BK, vì tin rằng, CSTQ trụ được thì CSVN cũng trụ được! Cao điểm nhất là từ chuyến thăm của Tập Cận Bình giữa tháng 12.2023 Nguyễn Phú Trọng đã phải nghe lời họ Tập đẩy tương lai VN rơi  vào cái rọ "Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc". Trong đó thâm ý trước mắt của họ Tập là ép một số nước ở Đông Nam Á, trong đó có VN, Lào, Kampuchia, thành một khu vực ảnh hưởng trực tiếp của TQ, như các nước CS Đông Âu dưới quyền của CS Liên xô trước đây. Đây là giấc mộng thực hiện bá quyền của TQ như Tập Cận Bình đang theo đuổi. Quyết định này của Nguyễn Phú Trọng đang gây quan ngại rất lớn không chỉ cho nhân dân VN mà cả nhiều nước trong khu vực và các nước dân chủ tiến bộ. Vì thế nhiều thành phần nhân dân, các trí thức, nhân sĩ, thanh niên và nhiều đảng viên tiến bộ đã lên tiếng chống đối. Còn trong đối nội, thói tham quyền vô độ trong bộ máy chế độ độc tài và thái độ vô  trách nhiệm của Nguyễn Phú Trọng đã đưa đến tệ trạng tham nhũng cửa quyền của cán bộ các cấp ngày càng bùng ra. Sự tranh giành quyền lực và tiền bạc giữa các phe cánh và các  nhóm lợi ích ngay ở cả trung ương ngày gia tăng, gần đây phải triệu tập nhiều Hội nghị Trung ương (HNTU) bất thường, QH họp bất thường để hạ Chủ trảm tướng, để tự cứu mình, không ai bảo được ai. Mới ít ngày trước HNTU họp để đưa Ủy viên BCT Trần Tuấn Anh ra khỏi BCT và cách chức một số Ủy viên Trung ương và BBT họp đầu năm, nhưng không thấy nhắc tới Nguyễn Phú Trọng.Uy tín của Nguyễn Phú Trọng ngày càng bị tiêu tan. Nhất là trong những năm gần đây sức khỏe ngày càng yếu, đi không vững, trí nhớ rất kém không thể quán xuyến công việc của Đảng. Nhưng ông vẫn rất tham quyền. Trong hoàn cảnh đó thì sẵn sàng nhắm mắt cho các tay em tung hoành,nên bọn cận thần đỏ đang qua mặt Nguyễn Phú Trọng. Cụ thể mới nhất là ba Ủy viên BCT đã dám đứng tổ chức Đại tiệc âm nhạc vào đúng ngày tang thương của cả dân tộc 17.2.24 bất chấp lương tâm, đạo đức, coi thường những lời kêu gọi giả nhân giả nghĩa của Nguyễn Phú Trọng.Sau nhiều lần vắng mặt trong những dịp họp quan trọng vì sức khỏe ngày càng suy yếu, vài lần xuất hiện mới đây hay bài viết kỷ niệm 94 năm thành lập Đảng không được tôn trọng và đón nhận vì chỉ nhai lại những điều nhàm chán.Nguyễn Phú Trọng đang trở thành Ngọa long Hoàng đế chung quanh giường đang bị bao vây của những chó đói quyền-tiền đang chuẩn bị ra tay động thủ! Nguyễn Phú Trọng đang trở thành nạn nhân của chính mình: Tham vọng quá lớn vẫn muốn giữ quyền lâu, nhưng khả năng rất giới hạn, tư cách đạo đức ngày càng tồi tệ  và sức khỏe ngày càng suy liệt. Trong hoàn cảnh và tình trạng như vậy, Nguyễn Phú Trọng phải thỏa hiệp vô điều kiện với  cả thù ngoài (TQ), còn bên trong phải nhắm mắt cho vây cánh tự do thao túng, lợi dụng. Đây là nguy cơ trước mắt rất lớn không chỉ cho Đảng mà nhất là cho dân tộc ta. Cho nên vị thế đối ngoại và uy tín đối nội trong Đảng và xã hội của Nguyễn Phú Trọng hiện nay đang suy sụp nhanh. Có lẽ hoàn cảnh và tâm trạng hiện nay của Nguyễn Phú Trọng rất giống như “Ông Bình Vôi” và “Ông Phỗng Đá” !!! Ông Trọng rất thích thơ, như thế ông sẽ cảm nhận nhanh ý nghĩa của hai bài thơ rất độc đáo này và mong rằng trong ngày đầu Xuân, ông sẽ tỉnh ngộ tìm ra con đường thích hợp cho cá nhân mình! Trước sự suy nhược của Triều đình nhà Nguyễn nên Pháp đã coi thường vua quan VN khi ấy và mở rộng xâm lược, nên nhà thơ Nguyễn Khuyến rất đau lòng viết bài thơ Ông Phỗng Đá Ông đứng làm chi đó hỡi ông? Trơ trơ như đá,vững như đồng. Đêm ngày gìn giữ cho ai đó? Non nước đầy vơi có biết không? Còn dưới thời HCM khi tiếp thu miền Bắc, thấy rõ giới lãnh đạo CSVN từ khi cầm quyền đã mau chóng quan liêu, độc tài, hủ hóa cho nên nhà thơ Lê Đạt, từng là cán bộ Tuyên huấn, nhưng đã can đảm tham gia  Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm chống văn hóa độc tài và đã viết bài thơ "Ông bình vôi" để tố cáo những người lãnh đạo càng cầm quyền lâu càng tồi, giống như cái bình vôi cũ "càng lớn càng đặc".   Ông Bình Vôi Những kiếp người sống lâu trăm tuổi Y như một cái bình vôi Càng sống càng tồi Càng sống càng bé lại... 22.2.2024 Ghi chú:   . Cùngtácgiả, Die politische Entwicklung in Gesamt vietnam 1975 bis 1982 :Anpruch und Wirklichkeit, Tuduv Studie 1987, Die Intervention in Kambodscha und der Grenzkrieg mit China, tr. 148-154 (Die politische Entwicklung in Gesamtvietnam 1975 bis 1982 : … (bing.com) . Cùngtácgiả :Việt Nam "Đổimới" ? ! Hay :Treođầudê, bánthịtchó ! Tập I (lulu.com), Tập I, Chương 3, HộinghịThànhĐô – CầuhòavớiBắckinh ở thế "Kim Ngưu" !, tr. 80-87 . Nguyên Chủ tịch nướcTrươngTấn Sang dâng hương tưởng nhớ các liệt sĩ tại Nghĩa trang Vị Xuyên (nld.com.vn) . 'Chúngtađừngrungủmình', VNExpress 15.4.2005 . BBC phỏngvấncựu TT VõVănKiệt (phátthanhngày 30.4.07), Dânchủ&Pháttriểnsố 34, 10.07, tr. 86-90 ) .Tuyên bố: 45 năm cuộc chiến tranh tự vệ chống xâm lược Trung Quốc (17 tháng 2 năm 1979) | Tiếng Dân (baotiengdan.com) . Như 3 . BàiviếtcủaTổngBíthư, ChủtịchnướcTậpCậnBìnhvềquanhệViệt - Trung (vov.vn).THÔNG LUẬN - Tươnglailạitựchuivàorọ ! (thongluan-rdp.org) . Hòa nhạc chào xuân 2024: Tinh tế, sang trọng và đậm sắc xuân - Báo Công an nhân dân điện tử (cand.com.vn) .Nhưtrên . THÔNG LUẬN - ThủđoạnhạChủtrảmTướng (thongluan-rdp.org) . VụVạnThịnhPhát: Nhữngđiều chấn động về phiên tòa và bà Trương Mỹ Lan - BBC News Tiếng Việt .Bản tin Quân sự - Quốc phòng ngày 17-2: Bộ Quốc phòng phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” (qdnd.vn) . https://cand.com.vn/Chuyen-dong-van-hoa/hoa-nhac-chao-xuan-2024-niem-tu-hao-cua-cac-nghe-si-chien-si-i722787/ (16.2). . Tổng duyệt Hòa nhạc chào xuân 2024 - Báo Công an Nhân dân điện tử (cand.com.vn) .Nhà hát Hồ Gươm hiện đại nhất Việt Nam (vov.vn) . Thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa Bộ Công an hai nước Việt Nam – Trung Quốc - Báo Công an Nhân dân điện tử (cand.com.vn) .Bộ trưởng công an Tô Lâm ăn bò dát vàng bằng tiền của ai? — Tiếng Việt (rfa.org): „món bò dát vàng phục vụ cho Bộ trưởng công an Tô Lâm, người phát ngôn Bộ Công An Tô Ân Xô và một người nữa trong đoàn tuỳ tùng của ngài Bộ trưởng, tại một nhà hàng sang trọng. Được biết giá tiền mỗi phần ăn như vậy lên đến 45 triệu đồng Việt Nam. Tổng cộng ba phần là 135 triệu đồng.“VN: Hình ảnh Bộ trưởng Tô Lâm ăn bò dát vàng gây bão dư luận - BBC News Tiếng Việt . Cùng tác giả, Việt Nam "Đổi mới" ? ! Hay: Treo đầu dê, bán thịt chó! Tập I (lulu.com), Tập II. Chương kết, IV. Nhà dột từ nóc -Ai chịu trách nhiệm, tr. 264-269 . Như 8 .Chính phủ (CP) 31.1.;  CP, 16.2 .CP 31.1 Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng (dangcongsan.vn) . Lê Đạt      
......

Vậy là tướng cướp Đỗ Hữu Ca sắp "lên thớt"

Thao Ngoc Tròn một năm kể từ ngày bị tra tay vào còng, vào ngày 20/2 vừa qua, VKSND tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành cáo trạng truy tố Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, nguyên Giám đốc iông an Hải Phòng, cùng vợ chồng "trùm" hóa đơn Trương Xuân Đước, Nguyễn Thị Ngọc Anh và đồng bọn, với 5 nhóm tội danh gồm: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Trốn thuế", "Mua bán trái phép hóa đơn chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước", "Nhận hối lộ" và "Đưa hối lộ". https://nld.com.vn/truy-to-cuu-giam-doc-cong-an-hai-phong...   Được sự bảo kê đắc lực của tên tướng cướp Đỗ Hữu Ca, vợ chồng Trương Xuân Đước lập và điều hành 18 doanh nghiệp nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, và trốn thuế, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng. Như vậy mặc dù đã nghỉ hưu vào tháng ngày 2/1/2019 nhưng bàn tay nhuốm máu của tướng cướp Đỗ Hữu Ca vẫn tác oai tác quái không những trên địa bàn TP. Hải Phòng, mà còn vươn vòi bạch tuộc ra đến tỉnh Quảng Ninh nữa.   Hành động lưu manh và mất nhân tính nhất của Đỗ Hữu Ca là nhận 35 tỉ đồng từ "trùm hóa đơn”, nhưng không chạy án, cố nuốt. Nhưng nay phải ói ra.   Nói đến Đỗ Hữu Ca, người ta nhớ đến “trận đánh đẹp” là vụ cướp đất anh em nhà Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng năm 2012, do đại tá Ca chỉ huy. Bản chất lưu manh côn đồ của Ca thể hiện ở việc y không cưỡng chế đúng vị trí đất của nhà Đoàn Văn Vươn theo quyết định cưỡng chế, mà y lại nhắm vào ngôi nhà một trệt một lầu mà gia đình Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý đang ở, nằm ngoài ranh cưỡng chế.   Ca đã cho lính bắn đạn như mưa nhằm tiêu diệt gia đình hai anh em Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý đang ở trong ngôi nhà đó. Nhưng khi bị chất vấn tại sao lại phá nhà người ta nằm ngoài ranh cưỡng chế? Thì Ca cười hềnh hệch và nói rằng đó không phải nhà mà là chòi giữ vịt, và vì trong đó có boong ke nên cần phá bỏ.   Đây là hành động cố ý giết người man rợ của tên cướp Đỗ Hữu Ca mang lon thiếu tướng. Chính Ba X sau đó cũng phải thừa nhận rằng: “Chính quyền Hải Phòng sai toàn diện trong vụ Tiên Lãng”.   Ngoài ra tướng cướp Đỗ Hữu Ca còn vi phạm trắng trợn quy định về hành lang đê điều khi xây biệt phủ hàng ngàn mét vuông lấn sông Giá (xã Kênh Giang, huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng). Điều đó cho thấy: Nghề chính của bọn cướp, không những khi đương chức đương quyền, mà kể cả khi đã về hưu, tuy bổng lộc đầy mình, nhưng chúng dùng ảnh hưởng của mình để hành nghề tay trái, đó là bảo kê. Qua vụ này cho thấy:Những kẻ gieo rắc tội ác cho nhân dân, mặc dù đã hạ cánh chưa chắc đã an toàn.   Những kẻ mũ cao áo rộng, đạo đức sáng ngời, bằng nọ chức kia đầy mình… cũng chỉ là những con dòi đang chui rúc trong đống phân, ngày đêm ăn không từ một thứ gì của dân, chưa bị lộ mà thôi. Chúng có thể hôm nay là anh hùng, nhưng rất có thể ngày mai là tên tội phạm, như Đỗ Hữu Ca là ví dụ điển hình.   Lưới trời lộng lộng, tuy thưa mà khó thoát. Không những Đỗ Hữu Ca rồi đây phải đứng trước vành móng ngựa để trả lời về những tội lỗi của mình, mà những tên quan tham khác, những kẻ gieo rắc tội ác với nhân dân, tuy hiện còn nấp trong đống rơm chưa bị lộ. Những sẽ có ngày chúng phải trả giá cho những tội lỗi của mình.   Luật nhân quả không trừ một ai.   tn: 21/2/24  
......

Ước gì quá khứ được khép lại

Lưu Trọng Văn   Có quan chức hỏi gã, tại sao trên mạng những ngày lịch sử chiến tranh với Pháp, Mỹ cộng đồng mạng ít nhắc đến, trong khi ngày Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, ngày 17.2 Trung Quốc đánh Việt Nam cộng đồng mạng tràn ngập tưởng niệm? Cùng là quá khứ chống xâm lăng của Dân tộc mà. Phải chăng nhiều người ghét Trung Quốc? Gã ngạc nhiên trước thắc mắc của vị quan chức nọ. Gã càng ngạc nhiên hơn khi một nhóm dư luận viên tạo ra các facebook với các hình ảnh chống Mỹ, Pháp trong ngày 17.2 này. Họ có ý nhắc nhở cộng đồng mạng kẻ thù là ai. Họ không biết hay cố tình không cần biết sự thật rất giản đơn này. Quá khứ VN chống Pháp, Mỹ đã hoàn toàn khép lại. Pháp, Mỹ đến VN và rút về không mảy may chiếm một mét đất của VN. Pháp, Mỹ hiện là bạn bè thân thiết tử tế của VN. Trong khi cuộc chiến với Trung Quốc chưa chấm dứt. Biết bao đảo, vùng đất của VN đang bị Trung Quốc xâm chiếm. Trung Quốc đang ngày đêm đe doạ an ninh Biển Đông của VN. Trung Quốc đang can thiệp vào cuộc sống của người VN với những chủ thuyết cản trở VN. Bao giờ mọi thứ trên khép lại, trả lại cho VN tất cả những gì của VN thì ngày 19.1, ngày 17.2, ngày 14.3 cộng đồng mạng chắc sẽ không còn làn sóng phản ứng mạnh mẽ nữa. Vâng ước gì quá khứ được khép lại!
......

Quần đảo Gulag và tội ác của Putin

Lâm Bình Duy Nhiên Chiều nay, tôi vào nhà sách quen thuộc trên phố để tìm sách. Thật là một sự ngẫu nhiên, hay một sự tình cờ khi tôi thấy cuốn L’Archipel du Goulag, cinquante ans après, 1973-2023 (Quần đảo Gulag, 50 năm sau, 1973-2023) của nhà văn Nga nổi tiếng Alexandre Issaïévitch Soljénitsyne. Để đánh dấu 50 năm sinh nhật khi cuốn sách này được phát hành đầu tiên tại châu Âu, nhà xuất bản Fayard (Pháp) đã tái bản tác phẩm lừng danh của Soljénitsyne. Tôi đã đọc và đã từng hình dung sự tàn bạo của hệ thống trại giam Gulag thời Liên Xô. Soljénitsyne đã gây chấn động cho dư luận toàn cầu khi đưa ra một “quả bom” tố cáo tội ác của độc tài toàn trị. Một sự thật chính xác đến từng chi tiết qua lời kể của hàng trăm nhân chứng của hệ thống trại giam và lao động cải tạo tại Liên Xô. Quần đảo Gulag là một tác phẩm văn học lừng danh gắn liền với tên tuổi của nhà văn lưu vong Soljénitsyne. Tôi vẫn còn nhớ, cha tôi có lần tâm sự với tôi về quãng thời gian ông bị đưa đi học tập cải tạo sau biến cố 30/4/1975. Những cực hình mà ông phải thốt lên rằng: Mình không ngờ phải sống và chịu đựng những gì mình đã đọc qua tác phẩm của Soljénitsyne! Nó kinh hoàng, tàn bạo và khủng khiếp quá! Cầm cuốn sách trên tay, tôi gọi đó là sự ngẫu nhiên vì vào thời điểm ấy, tôi không biết rằng tại nước Nga của Soljénitsyne, một nhân vật khác, rất nổi tiếng, một nhà bất đồng chính kiến, mới qua đời! Alexeï Navalny, tù nhân nổi tiếng nhất tại Nga dưới thời Putin, vừa chết trong một nhà tù tại Siberia, gần Bắc cực lạnh giá và hẻo lánh. Một cái chết mang nhiều nghi vấn nhưng tuyệt nhiên, dư luận quốc tế, tại thế giới tự do, đều lên án và cho rằng Putin là thủ phạm duy nhất, phải chịu trách nhiệm trước cái chết của Navalny. Ai có thể tin vào bộ máy tuyên truyền của Putin khi chế độ này đưa ra thông cáo rằng Navalny đã “cảm thấy bị đau sau một cuộc đi dạo”, và dẫu được cứu chữa nhưng ông ta đã chết… Alexeï Navalny đã dũng cảm bỏ tất cả để đối đầu với Putin. Bị giam cầm, uy hiếp, khủng bố và đầu độc nhưng ông vẫn cương quyết không lùi bước trước Putin. Bản án 19 năm tù mà Putin dành cho Navalny chính là cái tát, là sự phỉ nhục vào cái gọi là dân chủ tại Nga theo kiểu Putin. Navalny bị giam cầm, vẫn không tỏ vẻ sợ sệt hay thuần phục, ngược lại vẫn tiếp tục vui vẻ và châm biếm Putin và hệ thống pháp luật tồi tệ của nước Nga. Navalny không có một cơ hội nào nữa để ra ứng cử đối đầu với Putin. Ông là một người hùng, một lý tưởng cao đẹp vì dám dấn thân nhưng tuyệt nhiên, Navalny không còn là một mối nguy hiểm cho Putin. Thế nhưng, Putin vẫn ra tay… Đối với những tên độc tài hay bạo chúa, luôn luôn tồn tại những mối đe doạ hay hiểm nguy từ phía đối lập. Dẫu chúng cố tình triệt tiêu hay đàn áp, bỏ tù thì mối đe doạ ấy luôn hiện hữu. Và đối với Putin, Navalny chính là mối đe doạ vô hình ấy dẫu ông ta đã bỏ tù, đã đầu độc nhà bất đồng chính kiến đối lập. Putin chính là hiện thân của mọi cái ác, cái xấu, cái tàn bạo của thế kỷ 21. Ông ta thông minh hơn hẳn những tên độc tài, đồ tể của nhân loại trong thế kỷ 20 như Hitler, Stalin hay Mao. Chính vì thông minh hơn nên Putin cũng tàn bạo không kém và không chừa một thủ đoạn đê hèn hay độc ác nào để ra tay thủ tiêu những ai dám lên án hay đối đầu với ông ta. Từ ám sát, thủ tiêu tới đầu độc, mọi tội ác dưới tay Putin đều trở nên những “tai nạn” tình cờ. Thậm chí chà đạp lên mọi giá trị của luật pháp quốc tế, Putin vẫn xua quân xâm lược và tàn sát người dân lành Ukraina. Không có một thủ đoạn nào mà Putin chùn bước hay tự chất vấn lương tâm! Stalin ra tay thủ tiêu Trotski khi ông này đang ẩn trốn tại Mexico. Trotski đang tự do! Ngược lại, Navalny đã bị án tù 19 năm nhưng Putin vẫn ra tay cho bằng được. Cái tội ác của Putin còn tàn bạo hơn cả Stalin trên phương diện thủ tiêu các mối đe doạ. Trực tiếp giết chết Navalny hôm nay hay không, theo như lời Tổng thống Mỹ, Joe Biden, “chúng ta không biết chính xác những gì đã xảy ra, nhưng không có một chút nghi ngờ nào để thấy rằng đó là kết quả của những gì mà Putin và bọn du côn của hắn đã gây ra”. Uy hiếp, khủng bố, đàn áp và giam cầm, cứ một chiêu trò lặp đi lặp lại nhằm làm hao mòn và mệt mỏi tinh thần của bất cứ ai dám công khai đối đầu chính trị với Putin. Đó là cách hành xử của nước Nga dưới thời Putin. Nước Nga ấy, nó cũng không khác mấy với Liên Xô mà Soljénitsyne đã miêu tả qua Quần đảo Gulag. Cũng tàn bạo và phi nhân tính tuy khôn khéo mang nhãn dân chủ và tự do. Dân chủ kiểu bạo chúa Putin! Tự do kiểu KGB thời Liên Xô khủng khiếp! Yulia Navalnaya, vợ của Alexei Navalny, cho biết Putin phải bị “trừng phạt” vì những hành động tàn bạo mà y đã gây ra. “Tôi muốn Putin, toàn bộ tay chân, toàn bộ đám tùy tùng, toàn bộ chính phủ, bạn bè của ông ấy, biết rằng họ sẽ bị trừng phạt vì những gì họ đã làm với đất nước chúng ta, với gia đình tôi và chồng tôi. Họ sẽ bị đưa ra công lý và ngày đó sẽ sớm đến thôi”. Dư luận quốc tế không ngần ngại lên án Putin. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cáo buộc Nga đã “kết án tử hình những tinh thần tự do”. Trong khi Justin Trudeau, Thủ tướng Canada, gọi Putin là “quái vật”. “Cho dù bạn có ý kiến ​​gì về Alexei Navalny với tư cách là một chính trị gia, ông ấy vừa bị Điện Kremlin sát hại dã man”. Tổng thống Latvia, Edgars Rinkevics viết trên mạng xã hội X: “Đó là sự thật và là điều chúng ta cần biết về bản chất thực sự của chế độ hiện tại ở Nga”. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói, Putin “phải chịu trách nhiệm về tội ác của mình”. Thủ tướng Ba Lan cam kết: “Chúng tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho họ” về cái chết của Navalny. Phó Tổng thống Mỹ, bà Kamala Harris nói cái chết của Navalny là “dấu hiệu cho thấy sự tàn bạo của Putin”. “Tôi vô cùng đau buồn khi biết tin Alexeï Navalny qua đời. Ông ấy là nạn nhân của bạo lực đàn áp của nhà nước Nga”, bà cựu Thủ tướng Đức, Angela Merkel tuyên bố. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Ý, bà Giorgia Meloni cho rằng, cái chết của Navalny là một “cảnh báo” mới cho thế giới. Thủ tướng Estonia, bà Kaja Kallas đã thẳng thừng tố cáo “chế độ bất hảo” của Nga và Putin! Nếu cái chết của Navalny thật sự là một cuộc ám sát thì đó quả là một thảm kịch khủng khiếp cho dân tộc Nga, cho lịch sử nước Nga, từ hơn một thế kỷ qua vẫn ngụp lặn trong tội ác đẫm máu của độc tài toàn trị. Tổng thống Pháp cho rằng, Navalny là một Soljénitsyne thứ hai. Tôi không biết nhưng có một điều chân lý là cả hai đều cực kỳ can đảm để tố cáo hệ thống tội ác tại quê hương của họ. Và chính sự can đảm và lòng dũng cảm đã cướp đi chính mạng sống của Navalny. 50 năm sau khi Soljénitsyne phơi bày ra ánh sáng tội ác của Liên Xô, Putin lại lần nữa đang tự giam hãm nước Nga trong cái trại tù lộ thiên khổng lồ. Và dẫu đã 50 năm trôi qua, cái thành trì của chủ nghĩa cộng sản không còn nữa, nhưng không có nghĩa là mọi tội ác không còn xảy ra, ngược lại nó vẫn hiện hữu một cách đớn đau ngay tại quê hương của Soljénitsyne. Bài học về Quần đảo Gulag xem chừng vẫn mang tính thời sự đớn đau sau cái chết đầy bí ẩn và nghi vấn của Navalny!    
......

Về tên gọi bánh chưng, bánh tét và bánh chìa, bánh ống

Thái Hạo Anh Quang Phan (thành viên của nhóm Cổ sử - Từ nguyên) vừa có một bài thú vị về bánh chưng bánh tét, trong đó tác giả viết: “Cũng phải nói rõ ràng rằng như xăm mình, ăn trầu nhuộm răng đen, bánh Chưng, bánh Tét không phải riêng của người Kinh Việt. Ấy là tạo tác chung của cư dân Nam – Bắc Trường Giang Đông Nam Á cả lục địa và hải đảo. Thế nên ta mới bắt gặp cái mẫu số chung rằng cũng là gạo nếp, thịt lợn đậu xanh, lá dong (lá chuối) cũng gói cũng luộc. Có khác chăng bánh chưng Trung Quốc có thêm Đậu Đỏ, Táo Mật, cũng có khi có vị ngọt khá đậm. Bánh Tét Nghệ An thì có khi chỉ toàn nếp, bánh Tét người Cham có cả lạc (Đậu Phộng), bánh dâng cúng thì không có thịt lợn”. Các bạn có thể đọc toàn văn ở (1). Tôi muốn nói thêm về cái tên bánh chưng, bánh tét này, nhìn từ quê tôi (một làng thuộc Tĩnh Gia, Thanh Hóa). Quê tôi trước đây không gọi “bánh chưng, bánh tét” như mọi người đang gọi bây giờ, mà gọi là “bánh chìa, bánh ống”. Đến nay, dù trước cơn bão “phổ thông hóa ngôn ngữ”, lớp trẻ đã gọi theo tên phổ biến nhưng lớp người lớn tuổi từ bố tôi trở lên vẫn gọi bánh chìa, bánh ống. Cách gọi này không phải của riêng làng tôi, có rất nhiều nơi đều gọi như thế, thậm chí có cả những vùng không thuộc Thanh Hóa. Tác giả Quang Phan trong bài viết đã dẫn cũng cho biết, người Mường cũng gọi “bánh Ống”. Ở đây, Thanh Hóa và Mường, và cả cái họ của tôi nữa, đều gợi một cái gì rất gần gũi Kinh - Mường. Gọi là “bánh ống” vì có lẽ hình dạng của bánh giống cái ống (đặt nằm ngang hoặc bịt đầu), như ống tre, ống bương, ống luồng... Nếu Trung và Bắc gọi là CÁI bánh [ống] thì Nam (vùng Bình Phước tôi từng ở) gọi là ĐÒN bánh [tét]. Chữ ĐÒN và chữ ỐNG về hình dạng là giống nhau, cũng là trụ tròn. Về chữ “tét” trong bánh tét (theo cách gọi của miền Nam), tôi đoán (vì chưa có điều kiện nghiên cứu) rằng nó có liên quan mật thiết với hành động cắt bánh. Đối với loại bánh ống này thì trước tiên là lột vỏ ở một đầu, rồi dùng dây lạt đã tước nhỏ để “tét” thành từng khoanh. Đến nay quê tôi vẫn dùng chữ “tét” để chỉ hành động cắt bánh này (Trong nói năng tự nhiên, làng tôi không ai nói “cắt bánh” [ống] bao giờ, chỉ nói “tét bánh”. Đây cũng là một hiện tượng khá phổ biến khi tên gọi của hành động đồng nhất với tên của đồ/ vật: cày, bừa, đục, cưa... (vừa là danh từ, vừa là động từ). Phải chăng, cái tên “bánh tét” cũng được sinh ra theo cùng một quy tắc như vậy? Về chữ “chìa” trong bánh chìa (phổ thông gọi là bánh chưng) thì tôi chưa tìm được “gốc tích” và cũng chỉ suy đoán rằng, có thể cũng như tên gọi “bánh ống”, nó cũng gắn với hình dạng của bánh. “Chìa” để chỉ cái góc nhô ra (“chìa ra ba góc”), mà bánh chìa thì có 4 góc. Phải chăng chính vì hình dáng có góc này mà người dân ở một số vùng thuộc Thanh Hóa xưa mới gọi bánh chưng là bánh chìa? Khi dân Đàng ngoài di cư vào Đàng Trong suốt mấy trăm năm cho đến khi định hình lãnh thổ như ngày nay chúng ta thấy, có thể cư dân bản địa ở trong đó cũng đã có bánh chìa/ bánh chưng, bánh ống/ bánh tét rồi. Nhưng cũng có thể là do dân Đàng Ngoài mang vào. Và khả năng này là cũng rất cao. Vì sao? Tôi hỏi một số người lớn lứa tuổi bố và ông nội tôi, thì đều nhận được câu trả lời rằng thời các cụ còn bé chủ yếu là bánh ống, còn bánh chìa (tức bánh chưng) rất ít, thậm chí có nhà không làm. Một nồi bánh to chỉ có một vài cặp bánh chưng mà thôi, và dùng để đặt trên bàn thờ. Cũng theo Quang Phan, bánh chưng là sản phẩm của Kinh Lộ (vùng kinh thành và dọc đường lộ miền duyên hải Đại Việt), còn vùng Thanh Nghệ là bánh ống (tét). Ta có thể đoán rằng bánh chưng “di cư” từ Bắc vào Thanh Nghệ khá muộn và vẫn chiếm một vị trí khiêm tốn đến tận hôm nay như ở làng tôi khi mà trong nồi bánh nó vẫn thường ít hơn bánh ống (tét). Lại nữa, ở miền Nam chủ yếu là bánh tét, đến mức gần như bánh chưng đến nay vẫn rất khó “chen chân” vào để có một vị trí khiêm tốn, điều này phải chăng có quan hệ với di dân Thanh Nghệ vào Nam từ thủa xưa? Vì dân Thanh Nghệ vốn chỉ có bánh ống nên khi vào Nam thì họ mang theo loại bánh ấy? Nếu điều này là đúng thì vẫn còn một câu hỏi cần trả lời là “Tại sao từ “bánh ống” mà khi vào Nam nó lại biến thành “bánh tét”?, trong khi chữ “tét” vẫn được dùng ở vùng Thanh Hóa để chỉ hành động cắt bánh nhưng lại không biến thành tên gọi của bánh. Đêm ngồi nấu bánh chưng cùng anh Hoàng Tuấn Công trong núi lạnh, tôi mang cái suy nghĩ vẩn vơ của mình về tên bánh ra hỏi anh, anh cũng cho biết: Bố anh, nhà nghiên cứu văn hóa Hoàng Tuấn Phổ, cũng nói rằng bánh ống cổ hơn bánh chưng, cái bánh chưng là có sau. Phải chăng đã có một cuộc “di cư” như sau của bánh chưng, bánh tét: Bánh chưng di cư từ Bắc vào Thanh Nghệ (là địa bàn của bánh ống/ tét); bánh ống/ tét từ Thanh Nghệ lại di cư vào miền Nam? Và bánh chưng đã rất khó đi tiếp để “an cư lạc nghiệp” ở miền Nam khi mà ngay đến cả lúc dừng chân ở miền Trung nó đã không thể chiếm được một vị trí đủ lớn để đánh bại bánh ống? Trên đây chỉ là những “suy luận” cá nhân, bàn tán cho vui trong lúc đang ngồi nấu bánh chưng (mà thực ra phải gọi là nấu bánh ống mới đúng, vì bánh ống trong chiếc nồi kia vẫn chiến số lượng áp đảo. Dù sao đi nữa, chút nghĩ ngợi lan man này cũng mang đến cho tôi cái nhìn rằng văn hóa Việt Nam do gắn với đa sắc tộc và những biến động lịch sử liên miên, dữ dội, nên đã làm thành một bức tranh thật nhiều màu sắc, đẹp đẽ, đáng để cất công tìm kiếm, gìn giữ và phát triển. Và dù đến từ đâu, người Việt vẫn là anh em một nhà, ngôi nhà văn hóa đã trải qua biết bao thăng trầm, kết đọng... (1) https://www.facebook.com/song.han.9461/posts/7160024910743973  
......

Đảng Cộng sản Việt Nam 94 tuổi: Dân tộc bị bắt làm con tin đến bao giờ?

Trần Hiếu Chân (RFA)   “Mừng Đảng, mừng Xuân…” mà chẳng thấy mừng Dân tộc? Ngày Tết, không đoái hoài đến lương dân, nên chưa mường tượng ra ‘đẳng cấp’ này được/bị Đảng xếp loại mấy? ‘Hỡi ai cực khổ bần hàn’ đã từng tin rằng, ‘đấu tranh này là trận cuối cùng…’ giờ này chắc đang vỡ mộng. Tuy nhiên, người dân nào thì chính quyền ấy, cho nên ‘cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa’ (Nguyễn Du)  ---------------------------------  ‘Bộ quần áo mới của Hoàng đế’  Bài viết nhân ngày ĐCSVN ra đời do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng tên dài 14.400 chữ (1). Sau tuần lễ ẩn ẩn – hiện hiện trên chốn công đường và những lần vào – ra bệnh viện như hiện thời, với ‘long thể’ ấy mà Tổng bí thư vẫn duyệt nổi và cho posting lên một bài viết ‘tuôn trào’ như thế thì quả thực ‘Đảng ta vĩ đại thật!’   Chưa cần treo giải thưởng, lập tức đã có hàng tá bài phụ họa từ các báo ‘lề phải’ và các trang mạng ‘chân rết’ từ trung ương lẫn các địa phương khắp trong cả nước tới tấp tụng ca đến chóng mặt ‘bài bỉnh bút’ thượng dẫn theo kiểu khen ‘bộ quần áo mới của Hoàng đế’ (Truyện từ đại văn hào Hans Christian Andersen) (2). Chính cái tâm lý bầy đàn và sợ hãi những điều khác biệt đã khiến không ít ‘thần dân’ chúng ta ngộ nhận những điều trái với các vận động khách quan của lịch sử.  Các trang báo và trang mạng tung hô ‘Đảng ta vĩ đại thật’, lâu dần đã trở thành một diễn ngôn về sự ngụy biện lớn nhất trong truyền thông xưa nay ở Việt Nam. Sự ngụy biện ấy có thể giải thích bằng khái niệm ‘pluralistic ignorance’ (sự vô minh của các nhóm người khác nhau). Đấy chính là một tình huống ‘không ai tin ai, nhưng mọi người đều hiểu rằng tất cả ai ai cũng buộc phải giả vờ tin’. Hay nói cách khác, tất cả mọi người đều hiểu lơ mơ về việc Đảng ta có thật sự vĩ đại hay không, nhưng trên thực tế, ngày càng nhiều công dân xứ Đông Lào, kể cả một số đảng viên ‘bốn tốt’, không phải là không nhận thức ra điều ngược lại (3).  Giống hệt như những thần dân và các quan lại triều đình từ câu chuyện về ‘bộ quần áo mới của hoàng đế’, các thành viên của ‘vòng trong kề cận Đảng’ không sẵn lòng bộc lộ sự thiếu hiểu biết của mình bằng cách nhận chân thực tế nghiệt ngã trong cuộc mưu sinh của người dân và doanh nghiệp trong cơn khốn khó hiện nay. Tất cả đều ngậm miệng (ăn tiền) và kìm nén mọi sự hoài nghi cũng như sự hiểu biết trên thực tế, thậm chí còn giả vờ thông thái tỏ ra tin tưởng vào các điều bịa đặt, mặc dầu trong thâm tâm dần dà họ hiểu được sự vô nghĩa và giả dối của những ‘bản thánh ca phi sự thật’ ấy.  ‘Đảng ta vĩ đại thật’ bởi các chiêu tung hô kiểu này: Chưa đầy một tuổi, Đảng lãnh đạo cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930 – 1931). Tiếp đó là thử thách, vươn mình qua các thời kỳ 1936 – 1939 và 1939 – 1945. Để rồi, 15 tuổi, với gần 5.000 đảng viên, lãnh đạo toàn dân tộc tiến hành thắng lợi cuộc Cách mạng tháng Tám’, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945), đưa Việt Nam đứng vào hàng ngũ các dân tộc tiên phong trên thế giới đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân, vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội (4).  Nhưng thực tế lịch sử thì sao? Cái gọi là ‘cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh’ mà có lúc Đảng đã muốn ví nó với ‘Công xã Paris’ thực chất là câu chuyện về ‘Cao Biền dậy non’, do tuân theo lệnh của Quốc tế Cộng sản, ‘xúi dục công nông’ nổi lên trong điều kiện khách quan và nguồn lực chưa chín muồi, để cuối cùng bị thảm bại. Còn tính chính danh của các cuộc kháng chiến ‘long trời lở đất’ cũng bị thách thức trước nhiều dữ liệu mới. Những bất đồng giữa Hồ Chí Minh với các ‘đồng chí’ hoạt động trong nước, giai đoạn trước 1945: Cụ Hồ vẫn hy vọng vào các biện pháp ngoại giao, kể cả một số thỏa hiệp với Pháp. Nhưng ở miền Nam các đồng chí của Cụ đã chủ động nổ súng trước… Rồi ngay cả cuộc đồng khởi ở Bến Tre năm 1960 trong bối cảnh Liên hợp quốc đã có Tuyên bố về trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa cũng là một vấn đề bảo lưu của lịch sử (5).  Bị bắt làm con tin đến bao giờ?   Hẳn nhiên, sẽ không công bằng nếu như đổ dồn tất cả lên đôi vai một ông già – tuy có ‘bệnh’ tham quyền cố vị, giống như mọi nhà độc tài trên thế giới nhưng đang bước sang tuổi 80 – những trọng trách lịch sử của ĐCSVN suốt 94 năm qua. Những khuôn mặt điển hình của xã hội dân sự trong nước bị Đảng coi như kẻ thù ‘không đội trời chung’ như Nguyên Ngọc, tác giả của ‘Đất nước đứng lên’, Nguyễn Quang A, Viện trưởng IDS (đã buộc phải tuyên bố tự giải tán), Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện PLD (hiện đang thụ án sau khi bị xử kín)… Tất cả những thành viên của các think-tank này qua các cuộc thảo luận trước đây, họ đều đau đáu một câu hỏi, ‘Đảng ta’ mắc sai lầm từ bao giờ?   Trong bài viết ngắn trên Facebook của mình, nhà báo Huy Đức (Trương Huy San) kể lại: ‘Một lần, cựu Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình hỏi ‘Chúng ta bắt đầu sai từ bao giờ?’ Nhà văn Nguyên Ngọc trả lời: ‘Thưa chị, chúng ta bắt đầu sai từ Đại hội Tua’ [Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tổ chức tại thành phố Tours, năm 1920]. Cách hỏi của bà Bình cho thấy bà đã nhận thức ra ĐCSVN và những người ủng hộ đường lối của Đảng biết là có sai lầm, nhưng không chắc sai từ thời điểm nào. Cách trả lời của nhà văn Nguyên Ngọc cho thấy, ông cũng biết sai như bà Bình, nhưng chính xác hơn khi nhấn mạnh sai từ lúc Hồ Chí Minh đưa tay gia nhập Đệ Tam Quốc Tế  Cộng Sản tại Đại Hội Tours, nói rõ hơn là sai từ khi Hồ Chí Minh trở thành người theo chủ nghĩa chuyên chế của Lenin. Đường lối ấy, ‘sắt máu’ hơn các chính sách của các đảng Dân chủ xã hội sau này (6).  Từ sai lầm gốc nói trên, Đảng đã đẻ ra những lãnh tụ nông dân, tả khuynh, chịu  ảnh hưởng của đường lối chuyên chế và các biện pháp cưỡng bách khác. Họ chủ trương lấy việc ‘cướp chính quyền’ làm cứu cánh, còn tất cả chỉ là phương tiện, kể cả hàng triệu sinh mạng của quân và dân trong các cuộc nội chiến Bắc – Nam. Do nghề nghiệp, nhà báo Lê Phú Khải có nhiều cơ hội chứng kiến quyền uy của giới lãnh đạo này. Ông Khải kể ‘Lê Duẩn mắng mỏ những đồng chí của mình như mắng gia nhân đầy tớ trong nhà’. Và những nhà lãnh đạo sau Lê Duẩn thì lại cùng ‘cá mè một lứa’. Phan Văn Khải khích bác Trần Đức Lương (bố đẻ Trần Tuấn Anh vừa bị Đảng loại), hãy trả lại những quả đồi cướp được của dân để xây biệt phủ, thì Trần Đức Lương mắng át Phan Văn Khải ‘mày về bảo thằng con mày đừng giết người nữa, rồi hẵng bảo tao trả lại mấy quả đồi’. Lê Phú Khải nhận xét, họ mắng chửi nhau còn hơn hàng tôm, hàng cá nhưng lại khuyên nhau ‘vì sự ổn định đất nước’, ‘vì sự nghiệp lớn, hãy gác lại mọi chuyện’, rồi hỷ hả với nhau, đâu lại vào đó! (7)  Cũng do đường lối độc tài và chuyên chế mang từ Liên Xô và Trung Quốc về, cho đến nay, cách nhìn của ĐCSVN đối với một số vấn đề quốc tế lẫn quốc nội hầu như vẫn bế tắc. Đảng cũng không chịu nhận bất cứ trách nhiệm lịch sử nào trước những vấn nạn hiện nay của đất nước, ít nhất là về mặt đạo lý dân tộc. Đảng kêu gọi kiều bào cùng chung tay xây dựng Tổ quốc. Đảng trân trọng lượng kiều hồi hàng năm đổ về nước ngày càng tăng, nhưng như TS. Nguyễn Hữu Liêm từng phân tích: ‘Nghị quyết 36 không đề cập gì đến những sai lầm lớn lao và tàn độc của Đảng Cộng sản sau năm 1975 đối với quân dân chính miền Nam, nhất là đối với người dân Sài Gòn. Từ học tập cải tạo dã man, đến đánh tư sản, đánh Hoa kiều, từ chế độ lý lịch hà khắc đến chính sách lùa dân thành thị lên các vùng kinh tế mới rừng thiêng nước độc, xua đuổi và cướp nhà cửa, tài sản, khiến hàng trăm ngàn dân phải vượt biển, vượt biên đường bộ, để rồi bị cưỡng hiếp bởi hải tặc, chết khát, chết đói, chết vì mìn bên Campuchia’ (8).   Trở lại bức tranh kinh tế – xã hội trước Tết, theo phóng sự do Đài RFA dẫn lại nhận xét của TS. Nguyễn Huy Vũ, từ Na Uy, để giải quyết những bài toán lớn của quốc gia thì đòi hỏi người cầm quyền không phải chỉ có giấc mơ lớn, mà người cầm quyền cần phải có năng lực. Năng lực ở đây phải là tạo ra môi trường và cơ chế để hỗ trợ các doanh nghiệp thăng hoa và người dân thăng tiến trong cuộc sống. Nhưng thực tế ở Việt Nam hiện đang cho thấy điều ngược lại. Người dân bị áp bức, đất đai bị tước đoạt, tiếng nói bị bóp nghẹt, giáo dục bị nhồi sọ, thông tin bị kiểm duyệt, doanh nghiệp thì bị nhũng nhiễu, thuế cao, giấy tờ phức tạp, luật pháp nhập nhằng, tham nhũng tràn lan. Điều này chỉ là một vài trong vô số những điều hiện đang kềm hãm sự phát triển của dân tộc. Nhà cầm quyền hiện đang cố tình áp đặt, nhằm bám giữ chiếc ghế quyền lực cho chính mình, đánh đổi lại là cả một xã hội bị kềm nén, ngột ngạt, mất niềm tin, và một quốc gia phát triển không có định hướng và chiến lược (9). Câu hỏi được đặt ra trước hiện trạng này là, ĐCSVN còn muốn bắt giữ dân tộc này làm con tin cho những tham vọng quyền lực của Đảng đến bao giờ?  ______________ Tham khảo:    1) https://tuoitre.vn/bai-viet-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-nhan-ky-niem-94-nam-ngay-thanh-lap-dang-cong-san-viet-nam-20240131112309133.htm (2)https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%99_qu%E1%BA%A7n_%C3%A1o_m%E1%BB%9Bi_c%E1%BB%A7a_ho%C3%A0ng_%C4%91%E1%BA%BF (3)https://www.google.fr/books/edition/Sects_Cults_and_Spiritual_Communities/BuvEEAAAQBAJ?hl=fr&gbpv=1&dq=bibliogroup:%22Religion+in+the+age+of+transformation%22&printsec=frontcover (4) https://vietnamnet.vn/dang-ta-la-dao-duc-la-van-minh-dang-ta-that-la-vi-dai-2246673.html (5) https://www.youtube.com/watch?v=hVqCZQCm5YU (Ủy viên BCT Trần Tuấn Anh thôi chức giữa lúc ĐCSVN đánh dấu 94 năm thành lập | VOA Tiếng Việt) (6)https://www.facebook.com/ChinhLuanTranTrungDao/posts/pfbid02g7rGJ35sc2JXt9jeAGUyVkGR2FAjBjeyoFfQwZkpbB7KNSkBKzVrgwLuXNfjtQrDl (7) https://phanba.files.wordpress.com/2017/01/hoikylephukhai.pdf (8) https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cd12z9pw073o (9) https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/are-businesses-responsible-for-solving-state-problems-02022024122449.html    
......

Lý do cần phải xuống đường chống chủ nghĩa phát xít

Lê Mạnh Hùng   ĐỪNG SỐNG LỎI VÀ THỜ Ơ!   Khi quân phát xít tiêu diệt người Do Thái, tôi không quan tâm vì tôi là người Việt Nam. Quân phát xít muốn loại bỏ người tàn tật, tôi bình văn, ngâm thơ vì tôi hoàn toàn khỏe mạnh. Phát xít lên kế hoạch trừ khử "bọn tị nạn Trung Đông da thau tháu", tôi mỉm cười "chết cha chúng mày chưa, tới đây chỉ làm bẩn nơi tao đang sống". Phát xít định trục xuất "tụi da đen", tôi đi chơi Golf, xem hòa nhạc, chả lo bởi tôi người da trắng nhờ nhờ (vàng). Phát xít quyết tâm đuổi cổ những người thuộc tôn giáo lạ, tôi chả bận tâm vì mình vô thần, không "đội rẻ", choàng khăn trùm đầu. Phát xít lên kế hoạch thanh lọc những người yếu thế trong xã hội, tiếng Đức kém, thất nghiệp, sống dựa trợ cấp xã hội... tôi cười khẩy, tôi đây có việc làm, tiếng Đức khá, hội nhập cao. Quân phát xít quyết tâm loại người châu Á bé nhỏ, tóc đen, mũi tẹt, da vàng ra khỏi xã hội Đức, tôi tin chúng sẽ trừ mình ra bởi "chất Đức" trong tôi rất rõ. Phát xít quyết định đuổi hết người VN ra khỏi Đức, tôi tin chúng sẽ không đụng đến tôi bởi tôi thuộc nhóm "người Việt tầng lớp cao" khác hẳn "bọn tị nạn VN mới qua", thậm chí tôi còn kết hôn với người bản địa, có con dâu, con rể người Đức. Khi quân phát xít tới gõ cửa tìm tôi, tôi tá hỏa hô hoán cầu cứu, cả xã hội xung quanh ngó lơ. Tất cả họ đều sống (khôn) lỏi như tôi bao năm qua? Quân phát xít thường bắt đầu từ những việc nho nhỏ như đám cực hữu bây giờ. Khi có quyền lực trong tay, chúng sẽ không từ điều gì. Đó là lý do cần phải xuống đường chống chủ nghĩa phát xít, chống cực hữu ngay từ bây giờ, đừng để khi đã quá muộn. Lê Mạnh Hùng - từ Berlin  
......

Thái tử đảng Trần Tuấn Anh mất chức Uỷ viên Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản.

Thao Ngoc “MÀU HỒ ĐÃ MẤT ĐI RỒI/ THÔI THÔI VỐN LIẾNG ĐI ĐỜI NHÀ MA”. Đây là hai câu Kiều, mà Tú Bà than thở khi biết Sở Khanh đã xơi tái Kiều mất rồi, trong khi Tú Bà định mua Kiều về bán phấn buôn hương lấy lời.   “Đi đời nhà ma”, nghĩa là đời cha là TĐL đã bỏ ra biết bao công sức để vun vén củng cố cho con như thế, mà nay con làm hỏng cả, mất cả. Để rồi khi TTA chết, khó kiếm được dăm ha đất vàng làm mồ mả.   Trong những ngày cuối năm rét mướt này, mà trung ương vẫn phải tổ chức cuộc họp bất thường nữa để đưa Trần Tuấn Anh và một số đồng chí lên thớt, chứng tỏ vụ việc nóng hổi biết chừng nào.   “Ngày 31-1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, quyết định về công tác cán bộ. Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, cho ý kiến về nguyện vọng thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác và nghỉ hưu của ông Trần Tuấn Anh(TTA), ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, trưởng Ban Kinh tế Trung ương”. https://tuoitre.vn/ong-tran-tuan-anh-thoi-giu-chuc-uy...   Nhưng trước khi đóng nắp quan tài, TTA còn được đảng cho tắm rửa và xức dầu thơm lần cuối, bằng cách “cho nghỉ công tác và nghỉ hưu theo nguyện vọng”   Ôi! Thật đẹp đẽ và cao cả làm sao.   Nên biết rằng, TTA được cho là UV BCT trẻ thứ hai sau Võ Văn Thưởng. Ông sinh năm 1964, có trình độ tiến sĩ.   TTA sinh năm 1964, ông là người ít tuổi thứ hai trong BCT, sau ông Võ Văn Thưởng ( sinh năm 1970)   Ngay từ khi vào BCT, TTA đã liên tục vào tầm ngắm của ban kiểm tra trung ương. Trong thời kỳ làm bộ trưởng công thương, và sau đó vào BCT, trưởng ban KTTW, TTA được cho là năng lực rất yếu kém, chẳng làm nên tích sự gì. Không phải ngẫu nhiên mà TTA xin nghỉ hưu đâu nhé. “Ngày 19/01/2024,Ủy ban KTTW đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương”. Lẽ nào mà c.h.ó chê c.ứ.t?   Dư luận cho rằng: Việc xử lý Trần Tuần Anh mang tính chất loại trừ đối thủ cạnh tranh suất uỷ viên BCT nhiều hơn là xử lý tiêu cực, tham nhũng. Đây không phải là lần đầu, các uỷ viên BCT như Hoàng Trung Hải, Nguyễn Văn Bình đều bị kỷ luật loại khỏi BCT, để không thể đi tiếp kỳ sau.   Có thể nói rằng, ban Kinh tế TW như một cái sọt rác, Những người bị kỷ luật từ ban này mà ra, trước hết là Đinh La Thăng, rồi đến Nguyễn Văn Bình(Bình ruồi), Nguyễn Thành Phong, Triệu Tài Vinh, và nay là Trần Tuấn Anh, Trong đó có 3 UVBCT là Thăng, Bình ruồi và TTA. Nhưng dù sao cũng chúc mừng cho TTA, vì còn được yên thân nghỉ dưỡng với khối tài sản khổng lồ vơ vét được mà có lẽ ăn mười đời chưa hết.   Chỉ tiếc là từ nay cô vợ hai Thủy Hương, dù có đi xa về cũng sẽ đừng mơ xe công vụ ra tận chân cầu thang máy bay đón rước như trước. Và dù cô con gái người vợ trước là Trần Thị Tâm, dù có chơi ma túy quá liều, bị sốc thuốc mà vào bệnh viện, sẽ không được các quan chức HN vào cung kính thăm hỏi như trước.   Và TTA còn may mắn là không bị bắt sống như Đinh La Thăng, Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thành Long, Phạm Xuân Thăng, Trần Đình Thành, Trần Đức Quận,.v.v.Nghĩa là bị đeo còng số 8 khi đương chức.   Nghĩa là Trần Tuấn Anh không có cơ hội vào tứ trụ để kiếm suất quốc tang, và kiếm mấy héc ta đất vàng để xây mồ to mả đẹp. Nghĩa là thái tử đảng TTA suýt bị…lộn…lèo.   tn: 31/1/24        
......

Dân chủ chỉ đơn giản là được nói

Nguyễn Nguyên Quốc Mấy ngày nay theo dõi thông tin thời sự thấy người dân nước Đức biểu tình nhiều nơi và trên nhiều lĩnh vực. Nguyên nhân chính dẫn tới biểu tình là vì cuộc sống của người dân ngày càng khó khăn, chi tiêu cá nhân bị cắt giảm do giá cả các mặt hàng tăng cao trong khi đó lương không được tăng. Công đoàn Đường sắt cùng với Hiệp hội Nông dân đã kêu gọi một cuộc đình công lớn nhất kể từ khi đại dịch covid bùng phát cho tới nay. Tất cả các tuyến đường sắt cao tốc đều không hoạt động trong vòng một tuần hoặc vài ngày. Trên đường bộ cao tốc cũng bị tê liệt cả ngày do sự tuần hành biểu tình của các phương tiện, máy móc nông nghiệp làm cho các phương tiện cá nhân khác không thể di chuyển được. Trong các thành phố thì nhân dân tổ chức nhiều cuộc biểu tình xuống đường. Những hoạt động đình công vừa qua đã gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế cho chính phủ, các doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên không thấy có những vụ bắt bớ hay vu vạ cho người biểu tình là làm rối loạn trật tự công cộng bởi vì chính quyền thấy đó là một sinh hoạt dân chủ rất bình thường của người dân. Sự kiện biểu tình và đình công đã nói lên điều gì? Thứ nhất: Người dân và công nhân họ thực hiện quyền dân chủ của họ, biểu tình hay đình công là hoạt động đúng pháp luật, họ tổ chức những hoạt động như vậy là để đòi hỏi quyền lợi chính đáng và phản đối những chính sách, việc làm không phù hợp của chính phủ, chủ doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Bởi vì xét cho cùng thì chính quyền và chính phủ cũng chỉ là những cơ quan công quyền được lập ra để phục vụ dân, hoạt động tồn tại trên cơ sở tiền thuế của toàn dân. Thứ hai: Các tổ chức công đoàn độc lập ở những nước dân chủ đóng vai trò rất lớn trong việc bảo đảm quyền lợi cho công nhân và người lao động. Một khi quyền lợi của công nhân không được bảo đảm, họ sẽ lên tiếng và kêu gọi đình công, buộc chủ doanh nghiệp hay nhà nước phải xem xét, nhượng bộ. Một tâm lý cơ bản của đa số người Việt ta khi được xem những hình ảnh đình công hay biểu tình của nước ngoài thì cho rằng tình hình chính trị của nước đó không ổn, không được như ở Việt Nam luôn luôn ổn định để làm ăn. Thực tế là khi những người được dân bầu lên để điều hành quốc gia nếu họ không làm được việc, không đem lại cuộc sống tốt đẹp cho dân thì dân họ lên tiếng phế truất. Có thay đổi mới có thăng tiến, một xã hội mãi ổn định trong sự ức chế thì không thể là điều tốt lành gì để duy trì nó. Những cuộc biểu tình đòi lãnh đạo đất nước phải từ chức khi không thực hiện đúng lời hứa với dân là chuyện bình thường, vì đó là quyền của mỗi người được pháp luật bảo vệ. Chừng nào thì người dân Việt mới được hưởng cái quyền căn bản đó? Nguồn: Việt Tân  
......

Chuẩn bị đón Tết tại nhà một chiến sĩ công an

Công an tịch thu những ganh hàng của đồng bào buốn bán bên lề đường đem về chia nhau. Loc Duong Thượng Úy Tòng hết giờ làm, về nhà, mang theo một cái đầu lân. Thằng con trai nhảy cẩng lên vì có được món quà tết bất ngờ. Bà vợ âu yếm đưa mắt nhìn chồng chờ đợi. Mãi không thấy chồng có động tác gì thêm, bà bắt đầu nổi cáu : -Thế không có xèng à ?   -Không, hôm nay cơ quan cắt đi dọn dẹp lòng lề đường, làm gì ra tiền ?   -Không tiền lại còn vẽ chuyện mua đầu lân ?   -Mua đâu ? Tịch thu được của bọn bán hàng rong đấy. Hôm nay thu gớm lắm, đem về phường chia nhau. Thằng thượng sĩ Hải gặp may, bắt thăm trúng ngay được dàn loa thu được của mấy đứa bán kẹo kéo. Buồn cười nhất là đại úy tổ trưởng nhà mình, ngoài đường hò hét làm dữ lắm, về bắt thăm trúng ngay nồi bún riêu còn đâu được hơn chục tô. Anh em mới cười bảo rằng, thôi thế cũng đủ cho thủ trưởng dâng lên bàn thờ cúng ông bà trong 3 ngày tết….ha ha ha…hi hi hi…   -Thế mà cũng ngoác miệng ra cười được. Ông xem cái nhà anh Phúc kìa, hôm nào cũng đem tiền về cho vợ sắm tết. Chồng con người ta thế chứ, đâu như chồng con nhà này chỉ khỏe ăn bòn của dân, rồi có ngày dân nó tức, nó đập vào mặt cho ấy chứ.   -Này, đừng có giở cái giọng hổn ra với tôi nghe chưa. Thằng Phúc nó làm bên giao thông, ăn bẫm ra là đúng rồi. Thế bà có tiền chạy cho tôi chuyển qua cảnh sát giao thông không ?   -Nói chuyện ngu như chó ấy. Không có tiền thì tự mình phải biết phấn đấu, luồn lách xin chuyển ngành chứ.   -Phấn đấu cái đầu buồi ông đây này. Thời buổi này còn đi nói chuyện phấn đấu. Có ra sức phấn đấu công tác mà không có tiền chạy chọt chi cho cấp trên thì cứ gọi là ngồi yên đó đi. Từ thằng lớn tới thằng bé, cứ phải đút cho chúng nó ăn. Có đứa còn phải dâng vợ cho xếp mới vào được trong ngành chứ bà tưởng dễ à ? Chúng nó cứ đớp tới tới mà mở miệng ra toàn đạo đức cách mạng. Tôi ở trong chăn, tôi còn lạ gì chúng nó nữa ?   - Thôi thôi, tôi lạy ông. Ông làm ơn be bé cái lỗ miệng lại một tí. Người ngoài mà nghe được thì cả nhà này mất ăn tết bây giờ.   Loc Duong  
......

Việt cộng ác ghê

Loc Duong   Lúc đưa hai bàn tay thon ngón nhỏ vào còng số 8, Nguyễn Công Khế không hề ngạc nhiên, ông chỉ cảm thấy vừa chua cay vừa pha chút thẹn thùng.   Chua cay là vì mang tiếng một ông trùm, quen tới bốn đời chủ tịch nước, dàn lãnh đạo cao cấp từ trung ương tới địa phương đều nhẵn mặt ông. Uống rượu với bọn nó, một tay ông thọc túi quần, một tay cụng ly, miệng hót véo von mà chúng nó vẫn phải vểnh tai ra nghe. Chưa kể hôm đám ma mẹ ông, những tay cầm đầu bộ máy cai trị đồ sộ của chế độ như Thủ tướng, Chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ công an, Thống đốc ngân hàng…v.v đều có mặt phúng viếng, đưa tiễn. Ấy vậy mà hôm nay, ông lại thất thủ cuộc đời, đứng im nghe tay đại úy công an quèn đọc lịnh bắt, bên cạnh cái tủ hồ sơ sét rỉ mà việt cộng nhất định không chịu thay cái mới. Thẹn thùng là vì ông biết chỉ nội trong ngày mai thôi, hình ảnh “Nguyễn Công Khế bị bắt” sẽ lan tràn trên các báo. Vợ ông, bạn bè ông, nhất là những đứa con ông ở Mỹ sẽ rú lên ngạc nhiên trước cái tin trời đánh này. Đặc biệt là các em hoa hậu mà ông chăn dắt, “ông đặt đâu hoa hậu ngồi đó”, sẽ vừa rơi nước mắt tội nghiệp cho ông vừa nhắn tin điện thoại cho nhau để mau mau đi tìm người chăn dắt mới.   Còn ông không ngạc nhiên là vì ông đã biết tin bị triệu tập lên công an TP/ HCM từ tối hôm qua, lúc ông đang nhậu với các chiến hữu thân thiết. Họ là những người cùng với ông hăng hái biểu tình phá rối chính quyền trước 75, sau này bị việt cộng hất ra rìa, sống vất vưởng. Ông đã đưa tay giúp đỡ họ trở nên giàu có : Người thì giám đốc, người thì chủ trại hòm…Khi chia sẻ tin này với họ, tay giám đốc nói “ Anh bị cơ quan an ninh điều tra công an thành phố mời lên là căng rồi đó, sẽ dính án nặng. Chứ các vụ án thường, án hình sự thì chỉ do bọn cảnh sát điều tra công an thành phố xử lý “. Người bạn chủ trại hòm thì rơi nước mắt “Mai ông cứ lên. Nếu có mệnh hệ gì, tôi hứa sẽ bán hòm cho ông với giá gốc”. Khi đã bị đưa vào phòng giam tối om om, Nguyễn Công Khế mới chợt nhận ra thêm một điều, là việt cộng rất ác : Tết tới đít rồi mà chúng vẫn không tha, vẫn bắt : Dạo trước, em Hương Lan Cục Lãnh sự bị tóm mấy ngày trước Tết, lúc đang đi sắm áo ngực hàng hiệu. Ngài bộ trưởng Trương Minh Tuấn đang ngồi ăn bánh chưng thì công an ập vào nhà, đành nhè ra chứ ăn gì nỗi nữa mà ăn. Còn ông, đang lim dim phấn khởi chờ quà cáp chất cao như núi giống mọi năm, đùng một cái, mở mắt ra, bây giờ thì tạch rồi.   Trong lúc trách việt cộng ác ghê, chắc Nguyễn Công Khế đã quên rằng chính mình cũng là một tay việt cộng thuộc loại…gộc.   Loc Duong
......

Supporter của Khế

Phạm Đình Trọng ·   1. Những đại ca trong thế giới ngầm đều rải tiền, rắc thính, hào phóng đãi đằng, thu phục nhân tâm, tụ tập vây cánh, tạo ra đội ngũ supporter như tuyên giáo ném tiền thuế dân tạo ra đội ngũ dư luận viên.   Dư luận viên chỉ là đám đông vô danh, thấp kém nhận thức và nhân cách, chỉ là công cụ đâm thuê chém mướn bằng ngôn từ để bảo vệ những giá trị ảo của lí tưởng cộng sản và chủ nghĩa xã hội.   Chỉ là bầy đàn vô danh thì chẳng đại ca nào thèm ngó tới. Supporter của đại ca trong thế giới ngầm là những cá nhân có chút danh đã tách ra khỏi bầy đàn nhưng nhân cách và nhận thức chưa cất mình vượt hẳn lên trên đám đông. Dù đã có cái tên, có danh phận nhà nọ, nhà kia, có cá nhân, nhưng cá nhân chưa đủ lớn, vẫn nhận thức theo đám đông, nên bị hút vào từ trường của quyền uy quan trường và quyền uy đồng tiền rồi đánh đu với đại ca, chịu ơn đại ca rủng rỉnh tiền bạc, dư thừa quyền uy trong thế giới ngầm.   Thời có trong tay tờ báo có số lượng phát hành lớn, có vai vế trong làng báo, Nguyễn Công Khế dựa vào thế lực nhà báo làm vốn buôn quyền lực nhà nước rồi lại dùng quyền lực nhà nước làm vốn buôn hàng hoá có giá trị lớn, có lãi suất cao trên thương trường, trở thành đại ca trong thế giới ngầm và Khế thực sự là một đại ca có đội ngũ đàn em đông đúc và tụ tập được khá nhiều những người có chút danh làm supporter cho Khế.   2. Một xã hội tồn tại bằng giá trị giả thì sự thật phải lưu vong. Cũng như những tập sách viết sự thật như Đêm Giữa Ban Ngày của nhà văn Vũ Thư Hiên, Đến Già Mới Chợt Tỉnh của nhà báo Tống Văn Công, Hồi Kí Của Một Thằng Hèn của nhạc sĩ Tô Hải, Mặt Thật của nhà báo Bùi Tín, Lạc Đường của nhà văn Đào Hiếu . . . và còn rất nhiều những trang sách viết sự thật ở Việt Nam những ngày này chỉ có thể xuất bản ở nước ngoài, bản thảo hồi kí Lời Ai Điếu đậm đặc sự thật về một chính trường đầy bóng tối và một xã hội đầy oan khiên của nhà báo lão làng Lê Phú Khải phải gửi ra nước ngoài mới trở thành cuốn sách best seller được mạng điện tử Amazon phát hành rộng rãi trên thị trường toàn cầu từ 2016 đến nay.   Bằng những sự việc, những tên tuổi cụ thể, Lời Ai Điếu cho thấy chân dung một số chính khách nắm vận mệnh nhân dân đất nước đang được cả hệ thống truyền thông chính thống khổng lồ hàng ngày rầm rộ tụng ca nhưng bộ mặt thật nhếch nhác và nhân cách trống rỗng.   Lời Ai Điếu cũng cho thấy mặt thật tầng lớp được gọi là trí thức, lao động bằng chữ nghĩa, tầng lớp tinh hoa của thể chế, những ông quan văn, quan báo Trần Mai Hạnh, Hồng Vinh, Phan Huy, Vũ Văn Hiến, Lê Quang Trang, Nguyễn Công Khế . . . nhưng bản chất vẫn là con người sinh vật, không có con người văn hoá.   Lời Ai Điếu điềm tĩnh và chân thực kể lại một ngón nghề làm báo bất lương được quan báo Nguyễn Công Khế thường xuyên thực hiện là khi có trong tay bài báo của cộng tác viên phanh phui tội lỗi của quan chức cấp quốc gia, Khế liền tuồn bài báo cho quan chức có tội và lên mặt đạo đức bảo vệ cán bộ nhưng thực ra là báo cho quan chức tội phạm biết rằng sinh mạng chính trị của quan ở trong tay Khế và bài báo phanh phui tội trạng của quan trở thành nghĩa tình của Khế dành cho quan, trở thành bản cam kết của quan bán linh hồn cho Khế, buộc quan chức hư hỏng nhưng đầy quyền uy phải mang quyền uy ra phục vụ cho lợi ích của Khế.   Bài báo đầy trách nhiệm công dân của nhà báo cả tuổi đời và và tuổi nghề báo đều là bậc cha chú của Khế bị biến thành ngón đòn hiểm độc của Khế, nhà báo trung thực Lê Phú Khải đau lắm.   Mang nỗi đau nghề nghiệp của một nhà báo chân chính vì trong làng báo có loại quan báo bất lương như Khế, Lời Ai Điếu xuất bản ở Mỹ giữa tháng mười, năm 2016 thì ở Sài Gòn cuối tháng mười một, 2016, những lời xỉ vả, những lời đe nẹt từ những email, những cú phôn và cả những bài viết trên mạng xã hội lăng mạ Lê Phú Khải sầm sập đổ xuống đầu nhà báo già vì quá ngay thẳng đã cả gan đụng đến đại ca Nguyễn Công Khế quyền uy lẫy lừng của họ. Chỉ xin dẫn lại lời xỉ vả xấc xược nhất và lời đe doạ thúc bách nhất từ hai supporter của Khế   3. Hung hăng xỉ vả tác giả Lời Ai Điếu trên không gian mạng.   Một nhà báo trẻ mới có tên ở đất phương Nam trên tài khoản FB hung hãn tới tấp ném từ “ghê tởm” vào mặt ông nhà báo già Lê Phú Khải thường được các khoa báo chí nhiều trường đại học mời đến giảng dạy nghề viết báo: “Anh Lê Phú Khải vừa xuất bản cuốn hồi kí Lời Ai Điếu tại Hoa Kỳ. Tôi chưa có cuốn sách trong tay, chỉ đọc vài đoạn trích trên mạng anh viết về làng báo Việt Nam. Thật tình tôi cảm thấy ghê tởm. Ghê tởm vì ngòi bút của anh quá dơ bẩn” Nhà báo trẻ tự đề cao mình, gọi trống không tên nhà báo già và vẽ ra hình ảnh nhà báo già nhiều thành tựu Lê Phú Khải trước nhà báo trẻ mới bước vào nghề như đứa con nít vô danh xum xoe trước đấng bậc bề trên ngời ngời rạng rỡ “Trước hết phải nói rằng Lê Phú Khải luôn tỏ ra trân trọng tôi. Anh khen ngợi tôi hết lời và chủ động gọi điện gặp tôi. Anh dành cho tôi những lời tâng bốc mà tôi cảm thấy ái ngại . . . Những lần tình cờ gặp nhau, anh tay bắt mặt mừng và luôn dành cho tôi những lời tâng bốc trước đám đông làm tôi thấy ngượng nên cố né tránh anh”   Đề cao mình rồi từ trên cao nhà báo trẻ co cẳng đạp thẳng vào mặt nhà báo già liêm chính. Liêm chính đến mức vào đảng độc tài đương quyền là nơi “bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình”, nơi thăng quan tiến chức nhanh nhất, thâu tóm quyền uy lớn nhất, thâu tóm bổng lộc dễ nhất, nhiều nhất nhưng Lê Phú Khải một mực từ chối vào đảng, tránh xa chốn đánh mất mình trong bon chen. Cú đạp của nhà báo trẻ vào mặt nhà báo già bằng sự vu khống: “Với anh Lê Phú Khải, tôi không quý trọng anh vì những năm tháng làm việc ở ĐBSCL, đi nhiều nơi, tôi nghe nhiều quan chức và doanh nghiệp kể về anh những câu chuyện làm tôi “ớn ớn” . . . Khi về già, người ta hay viết hồi kí. Nhưng phần lớn là sự chiêm nghiệm, những trang hồi ức rất nhân văn, đậm chất tình người và thân phận con người . . . Nhưng đọc những trang của anh, một nhà báo lớn tuổi, tôi không hề thấy câu chữ nào toát lên lòng nhân ái mà toàn những lời độc ác. Anh bôi nhọ bạn bè đồng nghiệp của anh, anh trét cứt lên mặt họ một cách cố ý bạo tàn . . . Nếu tôi viết về những chiêu kiếm tiền của anh qua lời kể của các quan chức và doanh nghiệp ở ĐBSCL chắc chắn sẽ hấp dẫn hơn anh viết về họ rất nhiều. Nhưng tôi không làm điều đó”.   Bài báo công khai của nhà báo Lê Phú Khải gửi cho quan báo Nguyễn Công Khế bị Khế biến thành công cụ tìm kiếm lợi ích cho riêng Khế đã xác định mối quan hệ Khải - Khế là mối quan hệ trực tiếp. Để bảo vệ Khế, coi Lời Ai Điếu viết về Khế là vô giá trị, nhà báo trẻ supporter của Khế biến mối quan hệ trực tiếp thành gián tiếp “anh tự nhận là anh không biết gì về anh Khế mà chỉ nghe người khác kể lại. Thế rồi anh lôi ra hàng loạt câu chuyện để mạt sát người ta. Anh là ai mà tự cho mình cái quyền lớn lao như thế?”.   4. Hù doạ và thúc ép tác giả Lời Ai Điếu phải phủ nhận những điều đã viết về Khế.   Bình thản đọc những lời vu khống trắng trợn, những lời lăng mạ vô liêm sỉ dành cho mình rồi nhà báo ở tuổi 75 gọi điện cảm ơn nhà báo ở tuổi ngoài 50 đã đọc Lời Ai Điếu của ông, dù chỉ đọc vài đoạn trích trên mạng. Đó là sự ung dung, tư tin và sự bao dung vị tha của người đã buông bỏ, đã vượt lên trên mọi nhốn nháo cuộc đời. Như Nguyễn Trãi sau bao biến động chốn quan trường đã rời bỏ chốn nhiễu nhương trở về tiêu dao thả hồn vào cỏ cây, mây núi để làm thơ về non thấp, non cao: “Đủng đỉnh chiều hôm dắt tay / Trong thế giới phút chim bay / Non thấp non cao mây thuộc / Cây cứng cây mềm gió hay . . . Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết / Bui một lòng người cực hiểm thay”. Nhưng khi con người đã buông bỏ mọi phiền muộn, giả dối, phù du của cuộc đời bỗng nhận được email của một ông nhà báo có mối quan hệ thân thiết từ lâu, nay lại tung ra màn sương mù giả dối sống sượng và hù doạ thì Lê Phú Khải không bình thản được nữa,   Email của ông bạn nhà báo thân thiết từ lâu viết: “Ông Khải ơi. Ông là bạn của tôi. Khế cũng là bạn của tôi. Là bạn của cả hai người, tôi rất buồn và rất tiếc khi trong Lời Ai Điếu ông đã tạo ra những sự việc không có thật rất tệ hại cho Khế. Khế nói với tôi rằng bị ông đơm đặt, dựng chuyện, xúc phạm danh dự con người và danh dự nghề nghiệp, Khế phải nhờ pháp luật bảo vệ danh dự cho Khế. Ông đã có blacklist ở công an. Hồ sơ của ông ở công an đã đủ dày. Nhân vụ kiện của Khế, công an sẽ làm việc với ông không phải về việc của ông với Khế mà về hồ sơ an ninh của ông. Ông sẽ phải đối mặt với điều 331 bộ luật hình sự 2015, rất khó tránh lao tù, rất nguy cho ông. Cùng là bạn viết, tôi đã xin Khế không làm lớn vụ việc, không lôi nhau ra pháp luật. Đóng cửa giải quyết với nhau để còn nhìn mặt nhau. Lời Ai Điếu của ông đơm đặt xúc phạm Khế thì ông phải xin lỗi Khế. Trong cuộc đời, không ai tránh được sai lầm. Sai lầm là điều bình thường. Làm sai thì nhận sai cũng là nét đẹp của con người đàng hoàng, có nhân cách. Cái sai của ông với Khế chỉ có thể giải toả nhẹ nhàng, êm thấm bằng lời xin lỗi của ông. Lời Ai Điếu của ông tràn lan trên mạng xã hội thì lời xin lỗi của ông cũng phải công khai trên mạng xã hội. Ông phải ngay lập tức xin lỗi Khế công khai trên mạng xã hội.   Không đủ kiên nhẫn đọc hết email ngắn ngủi, nhà báo U80 Lê Phú Khải đấm tay xuống bàn làm màn hình chiếc laptop tắt phụt, tối đen rồi đứng phắt lên, lấy điện thoại gọi cho ông bạn nhà báo thân thiết từ lâu nay là supporter của Khế, gắn bó với Khế như hình với bóng:   - Tôi viết sự thật, nói tiếng nói của lương tâm thì không có lỗi với bất kì ai và tôi không phải xin lỗi ai cả. Lời xin lỗi của tôi chỉ để ông lập công với bạn ông thôi. Vì vậy chỉ có ông cần lời xin lỗi của tôi chứ bạn ông quen hành xử bằng sức mạnh đồng tiền đâu có cần lời xin lỗi. Bạn của ông nhiều tiến lắm. Nó đã rải tiền tạo ra hào quang lung linh cho cái tên của nó, rải tiền ra bưng bít sự thật nên nó mới ngạo nghễ nghênh ngang tồn tại đến hôm nay. Muốn thủ tiêu sự thật ở Lời Ai Điếu, thủ tiêu những tiếng nói sự thật sẽ cất lên về ông bạn của ông, ông bảo ông bạn nhiều tiền, lắm đàn em của ông ném ra cục tiền nhỏ cho giang hồ đến đòm cho tôi một phát là xong. Bạn ông là đại ca xã hội đen, chỉ hành xử theo thông lệ xã hội đen thôi. Bạn ông không cần lời xin lỗi và tôi cũng không có lỗi để không phải xin lỗi ai cả.   Không cần nghe trả lời, Lê Phú Khải cúp điện thoại rồi với tay lấy tập sách đang đọc dở, tập Tổ Quốc Ăn Năn của Nguyễn Gia Kiểng. Ông nhà báo già Lê Phú Khải lại lặng lẽ, trầm ngâm trước trang sách.
......

Một gốc nhìn về Phạm Nhật Vượng

Anthony Nguyễn.   Hãy ghi nhớ ông Vượng không sản xuất được cái gì có chìa khóa trí tuệ trong tay. Ông ta còn thua xa cả Đặng Lê Nguyên Vũ – Trung Nguyên, nơi hàng năm mang về hàng trăm triệu đôla cho đất nước. Nếu người dân mua xe và điện thoạt của Vin lắp ráp, nghĩa là đang gián tiếp gây thâm hụt dự trữ ngoại tệ quốc gia, tăng nợ nần và ủng hộ kinh doanh không trí tuệ của ông này!   Tôi không nhìn từ khía cạnh một người bình thường với khát vọng làm giàu cho bản thân. Mà đó là lợi ích cho quốc gia, dân tộc này. Hãy tự hỏi Phạm Nhật Vượng và VinGroup: Người tài trí hay tội đồ?   Tôi đã kinh doanh, làm việc với rất nhiều doanh nhân nổi tiếng trên thế giới, đọc và nghiên cứu gần như tất cả lịch sử chính trị của nhân loại. Nên tôi sẽ có cái nhìn nhiều điểm chung với tầng lớp tri thức, làm doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nếu chỉ đánh giá Phạm Nhật Vượng và Vingroup khát vọng, kinh doanh làm giàu hay sự nổi tiếng thì không có gì đáng nói, cũng sẽ giống như sự ra đời, phát triển như những doanh nghiệp thông thường khác ở Việt Nam. Nhưng hiện nay, sau hơn 20 năm quay về Việt Nam kinh doanh và xây dựng doanh nghiệp của ông Vượng tới quy mô này, lựa chọn ngành dọc và sản phẩm như hiện nay thì nó không còn là riêng vấn đề cá nhân ông ta và nội bộ đời sống của công ty này. Nó càng không phải rất hình thức như gần đây nhiều người nói: Bộ mặt quốc gia, hình ảnh quốc gia, tự hào dân tộc, hay sự tỏa sáng của người Việt. Những từ ngữ này chỉ là của nội bộ công ty này và một bộ phận dân trí còn chưa được mở rộng khai sáng hơn để hiểu bản chất vấn đề vai trò của ông Vượng, của Vingroup, sự đóng góp hay gây thiệt hại cho nền kinh tế Việt Nam.   Tôi không vội nói về quy mô, vì so với các tập đoàn kinh doanh đa ngành quốc tế thì Vingroup tạm quy đổi khoảng $15 tỉ và chỉ bằng 1/6 của Deawoo của Hàn Quốc cách đây 15 năm khi sụp đổ. Cũng như nó vẫn nhỏ so với các tập đoàn đa quốc gia khác ở EU, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc. Tạm bỏ qua vấn đề quy mô, mà thực sự nó được xây dựng và tăng quy mô tài sản dựa trên buôn bán gì và đang sản xuất gây thiệt hại một cách bản chất cho Việt Nam ngay những năm vừa rồi và tương lai hàng chục năm nữa.   Trước tiên nói về sự phát triển một cách ngắn gọn: Sau khi ông Vượng rời Ukraine, chuyển giao Technocom và nhận thấy cơ hội quay về Việt Nam kinh doanh sau giai đoạn bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ 1995. Bắt đầu phát triển bằng thu mua đất để phát triển ngành bất động sản, việc nhận thấy cần có kho quỹ về đất để có sự chuẩn bị xây dựng hàng loạt các dự án bất động sản đình đám sau này, đặc biệt sau giai đoạn 2006, ông Vượng đã ngấm ngầm liên kết với quan chức, công an, quân đội để cưỡng chế, cướp đất đai của người dân để có một kho quỹ đất làm giàu trên sự oan ức của người dân khắp nơi ở Việt Nam. Ai lên tiếng đều bị công an, truyền thông bịt miệng, bắt bớ. Ông ta không phát triển doanh nghiệp dựa trên trí tuệ và tạo ra giá trị thặng dư cho quốc gia, cho người dân như Apple, Microsoft, Facebook… Ông ta làm giàu dựa trên sự tham nhũng của quan quyền, lỗ hổng thể chế chính trị của Việt Nam.   Trong mắt một người như tôi, ông Vượng không phải loại tài trí ngút trời, xoay chuyển càn khôn gì. Chỉ là một loại trục lợi, làm giàu dựa trên nguồn tài nguyên đất – nguồn tài nguyên gần như cuối cùng của Việt Nam. Quy mô càng tăng lên hàng chục tỉ đôla, thì sự bị tước đoạt sở hữu đất của người dân càng tăng lên. Nó còn là phát súng cho hàng ngàn doanh nghiệp kinh doanh bất động sản như kiểu FLC gây oan trái khắp nơi. Một loại làm giàu ký sinh chứ không thực tài trí. Có chăng là làm thay đổi hình ảnh đẹp hơn ở các góc thành phố trải dài trên khắp Việt Nam mà không đi đôi với tạo ra giá trị thặng dư, đóng góp vào cân bằng ngân sách lõi cho quốc gia.   Tiếp theo hai năm gần đây, ông Vượng cho mở ra nhà máy sản xuất ôtô Vinfast, sản xuất điện thoại V-smart. Đây mới là VẤN ĐỀ LỚN NHẤT tôi muốn bàn đến. Tôi không đánh giá chất lượng sản phẩm ông ấy tạo ra, vì thực ra ông ấy chẳng tạo ra gì, chỉ đi mua về, lắp ráp, dán logo của Vin lên để làm thương mại. Ông Vượng không thực sự sản xuất gì, vì không sở hữu người tài nào, nắm giữ chìa khóa trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm trên.   Vậy việc nhập toàn bộ phụ tùng, máy móc, phương tiện để lắp ráp ôtô Vinfast, điện thoại V-smart đã tiêu tốn đến hiện nay khoảng $3 tỉ. Với chuyển giao công nghệ cũ từ châu Âu và một phần phụ tùng từ Trung Quốc, ông ta trực tiếp làm giảm cán cân thương mại, gây thâm hụt thương mại vì các đơn hàng nhập khẩu quốc tế. Tiền thanh toán không phải là VND, mà phải bằng USD, Euro, JPY – là các ngoại tệ mạnh mà Việt Nam hàng năm phải trông chờ vào nguồn kiều hối duy nhất để giữ được lãi suất, không đổ vỡ thị trường giá cả ở Việt Nam.   Nói cho thật đơn giản để khai dân trí với ngay cả giới tri thức và người dân rằng: Ông Vượng sau 20 năm lấy đất của dân bán được một đống tiền tính bằng VND thì tiếp tục lấy USD từ hệ thống ngân hàng quốc gia, phát hành trái phiếu bằng USD có sự bảo lãnh của chính phủ để có tiền nhập tất cả mọi thứ về lắp ráp ra ôtô và điện thoại. Chưa bao giờ ông Vượng và Vingroup xuất khẩu được một cái gì mang lại ngoại tệ cho đất nước này. Chỉ khi nào mang lại ngoại tệ mạnh mới thực sự tạo ra giá trị thặng dư cho quốc gia, mới trực tiếp đóng góp vào sự giàu có, phát triển của dân Việt.   Với việc mua máy móc, chuyển giao công nghệ thải từ châu Âu thế hệ thập niên 1990, ông Vượng không bao giờ bán nổi ôtô, điện thoại bên ngoài lãnh thổ Việt Nam – kể cả khu vực Đông Nam Á và Phi châu. Như vậy hiện nay ông Vượng vẫn đang dùng tiền, quan hệ với lãnh đạo Việt Nam chỉ để bán hàng nội địa những thứ ông ta mang về gây thiệt hại hàng tỉ đôla của người dân. Ông Vượng đang gián tiếp dùng công cụ thuế để bán ôtô, điện thoại – giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với hàng nhập khẩu tại chỗ từ sản phẩm ông ta lắp ráp lên.   So với việc ông ta góp một phần nhỏ làm thay đổi một vài góc thành phố thì việc gây oan sai khắp nơi – đặc biệt gây thiệt hại trước mắt khoảng $3 tỉ cho quỹ ngoại hối quốc gia mà không thu lại một đồng ngoại tệ nào – ông ta trong mắt tôi và nhiều người trí thức khác là tội đồ của nhân dân. Không phải loại tài trí đáng khen tặng.   Hãy nhớ rằng vào thời kỳ Park Chung Hee, ông Tổng thống tầm vóc, quả cảm của Hàn Quốc đã giao nhiệm vụ cho những tập đoàn như Huyndai phải đi kiếm ngoại tệ về xây dựng, phát triển, làm giàu cho quốc gia, cho người dân. Vingroup và ông Vượng đang làm ngược lại, chỉ có hình ảnh đánh bóng, lừa người dân và là công cụ mị dân lòe bịp của chính quyền về sự thịnh vượng giả.   Fb Anthony Nguyễn.          
......

Tổng Liên đoàn Lao động có xấu hổ với tiền nhân?

Lê Xuân Thọ   Hôm nay tròn 50 năm ngày Hải chiến Hoàng Sa.   Hai ngày trước, tức ngày 17/1, là tròn 8 năm kể từ ngày Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức lễ đặt viên đá đầu tiên, để xây Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa trên núi Thới Lới của huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Tổng kinh phí cho công trình này là khoảng 70 tỷ đồng, được huy động đóng góp từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.   Tưởng rằng sau lễ đặt viên đá hoành tráng, thì công trình sẽ được nhanh chóng khởi công, nhưng không, tất cả vẫn chỉ đang là viên đá đầu tiên! Nếu có điều gì đó khác, thì viên đá này dần nhuốm màu thời gian, bộc lộ dấu hiệu của sự xuống cấp.   Hồi tháng 10/2019, tức là gần 4 năm sau ngày lễ đặt viên đá đầu tiên, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nói rằng sẽ khởi công xây dựng khu tưởng niệm vào dịp Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa vào năm 2020 và sẽ đưa vào hoạt động vào cuối năm này.   Nhưng thực thế thì sao?   Lần gần nhất tôi đến chỗ viên đá này là vào ngày 26/1/2023. Viên đá đã "xuống sắc" nhiều hơn. Bị cỏ cây vây lối nhiều hơn. Phía ngoài là biển, nhìn thẳng là hướng Hoàng Sa, xa xăm!   Cái hôm đặt lễ viên đá, ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khi ấy nói: "Khu tưởng niệm là nguồn động viên thiêng liêng của ngư dân và nhân dân cả nước".   Không biết vào những ngày này, ông Tùng có nhớ lại điều này không? Có xấu hổ vì chưa hoàn thành việc thiêng liêng này không?   Tất nhiên là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nữa, có thấy xấu hổ với tiền nhân không?   Và, khoảng 70 tỷ đồng huy động được, đang ở đâu?  
......

Thu Hà: Nguyễn Công Khế và hai lần thoát chết (Phần 1)

Ảnh; Nguyễn Công Khế (phải) và Hoàng Hải Vân. Tiếng Dân News   Nguyễn Công Khế được mệnh danh là “trùm những ông trùm” của báo chí quốc doanh. Chức vụ cao nhất của ông Khế đến khi nghỉ việc chỉ là Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Tổng Biên tập báo Thanh Niên. Thế nhưng, Nguyễn Công Khế lại là nhân vật “vua biết mặt, chúa biết tên” và thế lực kinh người thì khỏi phải bàn cãi. Việc ông Khế bị cơ quan an ninh khởi tố bắt giam, gây rúng động dư luận cả nước.   Một thời huy hoàng   Sinh năm 1954, Nguyễn Công Khế chỉ là cậu học sinh từ làng chài Bình Tú, Thăng Bình, Quảng Nam ra Đà Nẵng trọ học, tham gia hoạt động của Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng. Bị cảnh sát Việt Nam Cộng hòa bắt, Khế đi tù từ tháng 5-1972 đến tháng 2-1975.   Hoà bình, Khế lang thang trên đất Sài Gòn, được người đồng hương nổi tiếng là Huỳnh Bá Thành (tức ‘Hoạ sĩ Ớt’) dìu dắt. Khế đi làm báo, theo Hoạ sĩ Ớt và tiếp cận được những cán bộ cao cấp lẫy lừng từng là sếp của Ớt : Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ, Trần Bạch Đằng… Hoạ sĩ Ớt đột tử năm 1993, lúc này Nguyễn Công Khế đã là Tổng biên tập báo Thanh Niên.   Từ đây, Khế tiếp tục tạo dựng các mối quan hệ với những chính trị gia hàng đầu, các sĩ quan công an, quân đội, cũng như các nhân vật trí thức tiếng tăm khác. Thời huy hoàng của Khế, tiền vô như nước, quyền lực cũng tăng theo cấp số nhân.   Một số hình ảnh Nguyễn Công Khế chụp với các chính trị gia hàng đầu. Nguồn: Facebook Nguyễn Công Khế   Báo Thanh Niên cùng với Tuổi trẻ, là một trong hai tờ nhật báo bán chạy nhất Việt Nam, với số lượng ấn bản khổng lồ.   Năm 2002, qua vụ án Năm Cam, báo Thanh Niên và Nguyễn Công Khế nổi như cồn. Vụ này, Khế luôn tự hào rằng báo Thanh Niên đã góp phần đánh bay chức hoặc ném vào tù một loạt cán bộ: - Uỷ viên Trung ương khoá 9: Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Quốc Huy và tổng giám đốc đài Tiếng nói Việt Nam Trần Mai Hạnh.   - Thiếu tướng, thứ trưởng Bộ Công an Hoàng Ngọc Nhất (Phạm Minh Chính từng là trợ lý của tướng Nhất). - Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Phạm Sỹ Chiến, cùng một số quan chức khác.   Sau vụ này, các quan chức từ trung ương đến địa phương, đều “ớn” Nguyễn Công Khế.   Năm 2006, báo Thanh Niên lại nổi đình nổi đám cùng với báo Tuổi Trẻ, khi phanh phui vụ PMU 18. Vụ tiêu cực ở PMU 18 là vụ án nghiêm trọng, đánh bạc, cá độ với số tiền rất lớn, cũng là vụ án tham nhũng, đưa hối lộ và nhận hối lộ với số tiền kỷ lục. Trong vụ này, Đào Đình Bình, Uỷ viên Trung ương khoá 9, bộ trưởng Giao thông Vận tải, mất chức. Thứ trưởng bộ GTVT Nguyễn Việt Tiến bị bắt giam, vuột mất cơ hội vào quy hoạch trung ương. Tướng Cao Ngọc Oánh, thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra cũng mất cơ hội lên thứ trưởng Bộ Công an. Vụ án này vô cùng nhạy cảm vì nó diễn ra khi đại hội đảng khoá 10 sắp khai mạc. Hơn nữa, con rể đương kim Tổng bí thư Nông Đức Mạnh cũng liên can đến PMU18.   Qua hai “chiến công”, Nguyễn Công Khế và báo Thanh Niên như đi trên mây. Làng báo ngày đó hả hê, mấy nhà báo vênh váo như các ông trời con.   Phải thừa nhận, trong làng báo “quốc doanh”, không ai quyền lực như Nguyễn Công Khế. Khế sở hữu cả báo đảng, tập đoàn truyền thông lẫn mảng người đẹp. Nguyễn Công Khế có quyền lực từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ kinh tế đến chính trị. Khế quen cuộc sống vương giả, thừa mứa tiền bạc, sơn hào hải vị, rượu ngon, gái đẹp, biệt phủ, nên dần ngạo mạn và lắm kẻ thù.   Năm 2007, mẹ ruột Nguyễn Công Khế mất. Tang lễ đình đám, mấy trăm đoàn đi viếng, trong đó có hàng chục Uỷ viên Bộ Chính trị đương chức lẫn về hưu đều có mặt, gởi vòng hoa. Quan chức các tỉnh thành, tướng tá công an, quân đội đủ cả.   Xem “Lời cảm tạ” của Nguyễn Công Khế đăng công khai trên báo Thanh Niên lúc 19h41 ngày 4-9-2007, đủ thấy thế lực khuynh loát thiên hạ của Khế đáng sợ đến nhường nào. Thế lực giấu mặt phản công. Nguyễn Công Khế suýt chết lần thứ nhất.   Tháng 4-2006, đại hội đảng cộng sản Việt Nam khoá 10 diễn ra. Nông Đức Mạnh tái trúng cử chức Tổng Bí thư nhiệm kỳ 2, Nguyễn Tấn Dũng, Phó thủ tướng thường trực lên nắm chức thủ tướng. Hai năm sau, giông tố bắt đầu đổ xuống đầu những tờ báo tham gia “đánh án” PMU18.   Chiều 12-5-2008, hai nhà báo phanh phui tham nhũng, tiêu cực PMU18 là Nguyễn Văn Hải, phó trưởng đại điện Văn phòng báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội và Nguyễn Việt Chiến, phóng viên báo Thanh Niên, đã bị khởi tố và bắt tạm giam. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cũng khởi tố, bắt tạm giam thượng tá Đinh Văn Huynh, điều tra viên cao cấp, trưởng phòng 9 C14. Thiếu tướng Phạm Xuân Quắc, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C14), Phó thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra BCA vừa mới nghỉ hưu, cũng bị khởi tố nhưng cho tại ngoại.   Ra toà, tướng Phạm Xuân Quắc bị phạt cảnh cáo, sĩ quan Đinh Văn Huynh nhận án một năm tù, Nguyễn Việt Chiến 2 năm tù giam, Nguyễn Văn Hải án 2 năm cải tạo không giam giữ.   Một nguồn tin nội bộ giấu tên, cho biết, ngày đó đích ngắm của trùm mật vụ “bố già” Nguyễn Văn Hưởng là sẽ bắt bằng được Nguyễn Công Khế, để ngăn chặn cái gọi là “quyền lực thứ tư” sau lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhờ sự can thiệp của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, thường trực Ban bí thư Trương Tấn Sang và một số cựu Uỷ viên Bộ Chính trị, nên Nguyễn Công Khế thoát nạn.   Ngày 31-12-2008, tại trụ sở báo Thanh Niên, ông Võ Văn Thưởng, bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, đã trao quyết định của Ban bí thư Trung ương Đoàn cho ông Nguyễn Công Khế, thôi giữ chức Tổng Biên tập báo Thanh Niên từ ngày 1-1-2009.   Nguyễn Công Khế (phải) và Hoàng Hải Vân. Nguồn: Nguyễn Công Khế   Khế phải chấp nhận rời khỏi báo Thanh Niên, bị cấm viết báo. Tổng thư ký tòa soạn Hoàng Hải Vân, người đăng bài “Hãy trả tự do cho các nhà báo chân chính”, công tác viên của Tổng cục 2, bị cảnh cáo, cách chức, thu hồi thẻ nhà báo, lui về Ninh Thuận làm vườn, nuôi dê, gà, trồng rau… và lên Facebook chém gió! Tiếng Dân News   (Còn tiếp)    
......

Hoàng Sa: Không bao giờ quên

Ngô Nhân Dụng Ngày 19 tháng Giêng là ngày giỗ 75 chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã bỏ mình bảo vệ Hoàng Sa chống cuộc tấn công của Hải quân Trung Quốc. Trong đó có Thiếu tá Hạm trưởng Ngụy Văn Thà và các chiến sĩ trên hộ tống hạm HQ-10. Sau khoảng 15 phút giao chiến, HQ-10 bị hư khẩu pháo chính 76 li trước mũi tàu; tàu bị bắn xối xả, bốc cháy tại chỗ. Đại úy Hạm phó Nguyễn Thành Trí bị thương nặng vẫn cố điều khiển HQ-10 húc vào tàu đối phương, cho thủy thủ ngảy xuống biển trước khi ông qua đời. Năm 1971, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã nhiều lần chạm súng trong hải phận Hoàng Sa. Sau đó, vì chiến trường trên đất liền đòi hỏi, thủy quân lục chiến Việt Nam đóng tại Hoàng Sa được đưa về, chỉ còn một trung đội địa phương quân trấn giữ trên nhóm đảo Nguyệt Thiềm (Lưỡi Liềm). Sau này mới biết chính Mao Trạch Đông ra lệnh Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình mở tấn công. Ngày 16 tháng 1 năm 1974, một phái đoàn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa thăm dò một số đảo ở quần đảo Hoàng Sa để chuẩn bị thiết lập một phi trường trên đảo Lưỡi Liềm, đến nơi mới thấy đã bị quân Trung Cộng chiếm cứ. Ngày 17 tháng 1, Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) chở theo một toán người nhái và một đội hải kích đổ bộ lên ba hòn đảo, nhổ cờ Trung Quốc, dựng cờ Việt Nam Cộng hòa. Đó là các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh thuộc Nhóm Lưỡi Liềm, nằm về phía tây quần đảo, gần đất liền Việt Nam. Báo Giáo Dục Việt Nam, trong một bài báo nói về một bài báo trên Tân Hoa Xã, thuật lại, đêm hôm đó Chu Ân Lai biết tin, cùng với Diệp Kiếm Anh viết báo cáo gửi Mao Trạch Đông đề nghị trả đũa. Mao Trạch Đông phê: "Đồng ý!" và nói: “không thể không đánh". Mao cho Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình trực tiếp chỉ huy. Đặng Tiểu Bình mới được phục chức sau 7 năm bị đày đi “cải tạo,” được Diệp Kiếm Anh ở tỉnh Quảng Đông bảo vệ. Chu Ân Lai họp Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc và lập ra một ban chuyên trách năm nhân vật quan trọng gồm Diệp Kiếm Anh làm chủ nhiệm, với Đặng Tiểu Bình, Trần Tích Liên và Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều (hai người thân tín của Giang Thanh, vợ Mao), quyết định tấn công hạm đội Việt Nam Cộng hòa. Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã được của Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ (DAO) tại Sài Gòn cho biết radar Đệ thất Hạm đội thấy một số tàu chiến Trung Cộng từ Hải Nam đang tiến về phía Hoàng Sa. Phó Đô đốc Hải quân Hồ Văn Kỳ Thoại phải quyết định rút lui khi biết 17 chiến hạm của Trung Quốc trong đó có 4 tàu ngầm đang hướng tới vùng này, và có thể phi cơ phản lực từ đảo Hải Nam sẽ bay tới. Việt Nam Cộng hòa chỉ có phi cơ khu trục F-5 thuộc Sư đoàn 1 Không quân, không đủ sức tiếp viện vì không thể tiếp tế xăng trên trời. Sau này, Đại tá chỉ huy Hà Văn Ngạc kể rằng Trung Cộng có tới 11 tàu chiến, bao gồm cả những tàu Osa mang tên lửa chống chiến hạm. Theo Hải Chiến Hoàng Sa của Bão biển Đệ Nhị Hải Sư, tác giả xuất bản, Australia, 1989, trang 101, được Wikipedia dẫn lại, Hải quân Việt Nam yêu cầu Hạm đội 7 trợ giúp, nhưng bị từ chối. Năm 1970, Đô đốc Tham mưu trưởng Hải quân Elmo Zumwalt tuyên bố tại Guam rằng Hoàng Sa và Trường Sa không nằm trong chiến lược phát triển các hải đảo của Đệ thất Hạm đội. Sau đó, họ còn từ chối không cứu các thủy thủ tàu HQ-10 lênh đênh trên biển. Ngày 27 tháng 2 qua trung gian của Hồng Thập Tự quốc tế, tại Hồng Kông, Trung Cộng trao trả 48 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa bị bắt. Trong thời gian đó, báo chí Hà Nội không loan một tin tức gì về vụ Trung Quốc chiếm Hoàng Sa. Cộng sản Việt Nam há miệng mắc quai vì một bức thư Phạm Văn Đồng gửi Chu Ân Lai từ năm 1958. Năm 1980, Bộ Ngoại giao Trung Cộng nhắc lại rằng báo Nhân Dân ở Hà Nội in toàn văn tuyên bố về hải phận của Trung Quốc ở trang đầu, ngày 6 tháng 9 năm 1958, trong đó có đoạn nói về Nam Sa và Tây Sa thuộc Trung Quốc, mà không viết một lời phản đối hoặc cải chính nào cả. Đó chính là các quần đảo người Việt đặt tên là Trường Sa và Hoàng Sa. Họ công bố cả bức công hàm của Phạm Văn Đồng tuyên bố ủng hộ quan điểm của Chu Ân Lai; cùng với một bản đồ thế giới do Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Phủ Thủ tướng Việt Nam [Dân chủ Cộng hòa] xuất bản tháng 5 năm 1972 trong đó ghi nhận các quần Tây Sa và Nam Sa tên gọi của Bắc Kinh. Đài BBC ngày 20.1.2014 cho biết Trung Cộng còn tiết lộ trong một cuộc gặp gỡ ngày 6 tháng 9 năm 1958, Thứ trưởng Ngoại giao miền Bắc Ung Văn Khiêm đã nói với Đại diện Trung Cộng Lý Chí Dân rằng: “Theo dữ liệu của Việt Nam, quần đảo Tây sa và quần đảo Nam Sa về mặt lịch sử là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.” Họ cũng viện chứng cớ là các bản đồ thế giới của Bắc Việt in năm 1960 và 1972 đều công nhận chủ quyền Trung Quốc đối với hai quần đảo. Cuốn Security Flashpoints: Oil, Islands, Sea Access and Military Confrontation, do Jianming Shen và hai tác giả khác biên tập một cuộc hội thảo ở New York năm 1997, Martinus Nijhoff Publishers xuất bản năm 1998, trang 142 cho biết vào năm 1965, Hà Nội lên án vị tổng thống Mỹ, cũng viết rằng: “Tổng thống Lyndon Johnson đã chỉ định... một phần lãnh hải của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong quần đảo Tây Sa làm ‘vùng chiến sự’ của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ.” Ngôn ngữ này hoàn toàn theo cách gọi tên của Bắc Kinh. Năm 1974, họ in một sách giáo khoa môn địa lý lớp 9 phổ thông của Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội. Trong sách, bài về địa lý Trung Quốc viết một câu: “Vòng cung đảo từ các đảo Nam sa, Tây sa, đến các đảo Hải nam, Đài loan, quần đảo Hoành bồ, Châu sơn... làm thành một bức ‘trường thành’ bảo vệ lục địa Trung quốc.” Với những lý do trên, Cộng sản Việt Nam phải ngậm miệng khi Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa. Nhiều thế hệ ông bà chúng ta đã khai phá các hòn đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa cho con cháu thừa hưởng. Rất nhiều chứng tích lịch sử đã ghi nhận công ơn tổ tiên. Cuốn Sách Trắng về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng Hòa, in năm 1975 ghi nhận các sự kiện sau đây: Từ thế kỷ 17, các chúa Nguyễn đã cử các hải đội ra khảo sát, khai thác hải sản Năm 1816, vua Gia Long sai quân ra cắm cờ trên quần đảo Hoàng Sa. Thời Minh Mạng đã có bản đồ vẽ dải Vạn Lý ở Trường Sa. Trong thời thuộc địa, năm 1933, Pháp tách quần đảo Hoàng Sa ra khỏi tỉnh Nam Nghĩa và đặt vào tỉnh Thừa Thiên và đưa quân ra đóng. Năm 1950 Pháp chính thức chuyển giao Hoàng Sa cho chính phủ Bảo Đại. Năm 1951, tại Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản, Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu tuyên bố cả hai quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa đều thuộc lãnh thổ Việt Nam, 51 nước tham dự hội nghị đều chấp thuận. Đại biểu Liên xô đề nghị trao Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc, nhưng bị bác bỏ với 46 phiếu chống, Tạp chí Quốc Phòng Toàn Dân, Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2012 loan tin Viện Bảo Tàng Lịch Sử ở Hà Nội đã được tặng một bản đồ do Nhà Thanh, Trung Quốc, được vẽ từ đời vua Khang Hy và xuất bản năm 1904, ở Thượng Hải. Khuôn khổ tấm “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” này đến đảo Hải Nam thì chấm dứt, chứng tỏ họ không ghi nhận các quần đảo trong Biển Đông nước ta. Người tặng tấm bản đồ là Tiến sĩ Mai Ngọc Hồng, nguyên Trưởng phòng Tư liệu thư viện - Viện Hán Nôm. Các chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh chiến đấu bảo vệ chủ quyền đất nước. Mỗi năm đến ngày 19 tháng 1, người dân Việt sẽ ghi nhớ mãi mãi.
......

Tuyên bố về 50 năm ngày Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm

Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo Hiệp định Geneve 1954, toàn bộ phần lãnh hải phía Nam vĩ tuyến 17 của Việt Nam do Pháp kiểm soát được giao lại cho quân đội Quốc Gia Việt Nam, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Sau khi Việt Nam Cộng Hòa được thành lập dựa trên cơ sở kế thừa của Quốc Gia Việt Nam thì Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền quản lý hành chính của Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 19 tháng 1 năm 1974, lợi dụng cuộc nội chiến ở Việt Nam, Trung Quốc đã đem quân đội đến cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa, giết hại 74 chiến sĩ Hải Quân Việt Nam và chiếm đóng từ ngày đó đến nay. Ngày 19 tháng 1 năm nay (2024), đã trải qua 50 năm, quần đảo Hoàng Sa đã mất vào tay Trung Quốc. Xét về quyền lợi của dân tộc, của tổ quốc Việt Nam thì quân Trung Quốc là bọn xâm lược, là kẻ thù của nhân dân Việt Nam. Những quân nhân của Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh vì chống quân xâm lược Trung Quốc phải được lịch sử Việt Nam dù bất cứ chính quyền nào quản lý, vinh danh như những anh hùng của dân tộc Việt Nam chống quân xâm lược Trung Quốc trong hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước. Trước đây tổ chức Công Đoàn Việt Nam đã có kế hoạch xây dựng Đài tưởng niệm Hoàng Sa ở Đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi, nhưng sự việc còn dang dở. Hôm nay đã 50 năm ngày mất Hoàng Sa, chúng tôi yêu cầu chính quyền: 1. Công khai thừa nhận 74 quân nhân VNCH đã hy sinh ở Hoàng Sa vì chống quân xâm lược Trung Quốc, bảo vệ biển đảo là sự kiện phải được ghi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam. 2. Xây dựng đài tưởng nhớ đến sự kiện lịch sử này. 3. Truyền thông rộng rãi cho nhân dân đặc biệt là các thanh thiếu niên luôn luôn ghi nhớ quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam bị quân Trung Quốc cưỡng đoạt bằng vũ lực, vi phạm luật pháp quốc tế. 4. Nhà cầm quyền tiếp tục đấu tranh kiên quyết, bền bỉ bằng mọi hình thức, biện pháp với Trung Quốc nhằm đòi lại Quần đảo Hoàng Sa về tổ quốc Việt Nam. Ngày 15 tháng 1 năm 2024 (Quý vị nào muốn tham gia ký tên xin vui lòng gởi về email nui99bien@gmail.com để cập nhật) Các tổ chức xã hội dân sự: 1. Lập quyền dân: Ông Nguyễn Khắc Mai đại diện 2. Câu lạc bộ Nguyễn Trọng Vĩnh: Giáo sư Nguyễn Đình Cống đại diện 3. Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự: TS Nguyễn Quang A đại diện 4. Câu lạc bộ Phan Tây Hồ , TS Hà Sĩ Phu đại diện . 5. Diễn Đàn Bauxite Việt Nam , đại diện GS Nguyễn Huệ Chi . 6. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng: Ông Lê Thân đại diện Các cá nhân   1. Nguyễn Thị Kim Chi, nghệ sĩ, CLB Lê Hiếu Đằng , tp HCM . 2. Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, Hà Nội 3. Hoàng Hưng, nhà thơ, tp HCM 4. Mạc Văn Trang, nhà giáo, tp HCM 5. Nguyễn Đình Cống, Giáo sư xây dựng, Hà Nội. 6. Lê Phú Khải, nhà báo, ban chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng . 7. Lại Thị Ánh Hồng, nghệ sĩ, Thành viên CLB Lê Hiếu Đằng . 8. Vũ Trọng Khải, PGS chính sách nông nghiệp, tp HCM. 9. Thiều Thị Tân, hưu trí, CLB Lê Hiếu Đằng, tp HCM. 10. Trần Hữu Quang, PGS TS xã hội học, Saigon. 11. Đinh Hoàng Thắng , TS , nguyên đại sứ VN ở Hà Lan . Hà Nội . 12. Nguyễn Quang A , TS tin học, Hà Nội . 13. Hà Sĩ Phu, TS sinh học, Dalat Lâm Đồng . 14. Lâm Ái , giáo viên hưu trí, Nhatrang. 15. Lê Thân , hưu trí , CLB Lê Hiếu Đằng ,Saigon. 16. Bùi Nghệ , Kỹ sư hưu trí , CLB Lê Hiếu Đằng, Saigon. 17. Phan Hoàng Oanh TS Hóa , Saigon. 18. Nguyễn Huệ Chi GS Ngữ văn , Hà Nội . 19. Nguyễn Đình Nguyên , TS Y Khoa , Australia. 20. Nguyễn Mai Oanh , Ths Kinh tế Phát Triển, Saigon. 21. Andre’ Menras, nhà giáo Việt- Pháp 22. Phan Đắc Lữ, hưu trí, Sài Gòn 23. Phạm Xướng , giáo viên hưu trí , Phú Quốc , Kiên Giang. 24. Phan Thành Khương , nhà giáo nghỉ hưu. 25. Lê Phước Sinh , Cựu giáo chức - Tp HCM. 26. Nguyễn Thị Kháng Trâm , hưu trí , Tp HCM. 27.Nguyễn Phú Yên , nhà giáo hưu trí . Thừa Thiên Huế . 28. Nguyễn Tiến Dân , Nhà Giáo . Hà Nội . 29. TS Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư Danh dự Đại hoc Liege Bỉ . 30 Nguyễn Thanh Văn, Nhà báo . Cộng Hòa Liên Bang Đức . 31. Tuệ -Hải Nguyễn , hưu trí , Canberra Australia. 32. Phan Quốc Tuyên , kỹ sư tin học. Thụy Sĩ. 33. Nguyễn Trọng Hoàng , bác sĩ , Paris, Pháp. 34 . Đỗ Thịnh , Hà Nội , 82 tuổi , tiến sĩ , nhà nghiên cứu khoa học xã hội , nhà giáo , hư trí. 35. Duc Pham , kỹ sư xây dựng , Texas, USA. 36. Trần Đình Giang (Mr) Civil Engineering. 37.Phạm Văn Nam , hưu trí , Hà Nội . 38. Trần Thị Thanh, hưu trí , Hà Nội . 39.Nguyễn Khuê, hưu trí . 40. Lê Anh Hùng , nhà báo tự do, Kim Giang Hà Nội. 41.Huỳnh Quốc Huy, Kỹ sư Cơ khí nông nghiệp hưu trí , Nam California Hoa Kỳ . 42. Kha Lương Ngãi , nguyên phó TBT báo SGGP, Ban chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng
......

Tương lai từ năm cũ: Người tài vẫn phải rời bỏ đất nước...

Trần Hiếu Chân Với câu “sấm truyền” thuở dân Việt chỉ mới hai nhăm triệu, nay nhìn lại, Tản Đà vẫn xứng đáng là nhà tiên tri (1). Dẫu giờ đây dân ta đông gấp nhiều lần thuở ấy, songnhững người tài vẫn cứ phải rời bỏ đất nước... Dân dư trăm triệu ai người lớn… Chuyện cuối năm, lại giật mình về đám đông u mê. Phải chăng không u mê, không là dân Việt? Mà chả riêng gì chuyện mê tín, khối thứ khác còn nặng hơn nhiều, như nghiện rượu, nghiện bia, bội thực hoa hậu và còn “háo” nhiều thứ vô bổ không kể xiết. Theo Trần Thanh Cảnh, tóc (và lông) được cấu tạo chủ yếu từ keratin, một hợp chất protein dạng chuỗi. Nghĩa là nó có bản chất hữu cơ, dễ phân hủy, đốt cháy và không thể tồn tại lâu dài trong điều kiện thông thường. Bởi vậy cái gọi “xá lợi tóc Phật” từ cách đây hơn 2.500 năm, đem ra ngọ ngoậy rồi cho dân tình sụt sùi chiêm bái, ngay từ đầu đã thấy là một trò bịp bợm khủng khiếp! (2) Vụ “Ba Vàng xá lị” này nhà nước cần kiểm điểm về trách nhiệm liên đới của mình. Còn thái độ mũ ni che tai của các nhà báo, nhà chùa thì miễn bình luận. Facebooker Thông Cào đã dám “cào” luôn cả vào mặt Ban Tôn giáo, gọi Ban này của ĐCSVN là “đồ bị thịt, không làm gì suốt thời gian trò nhố nhăng diễn ra cho tới khi giật mình hoảng hốt, thì lại đổ vấy trách nhiệm cho địa phương”. FB này lớn tiếng chất vấn: Vậy các ông bà lĩnh lương để làm gì? Và yêu cầu hãy xét lại cái slogan của Giáo hội Phật giáo quốc doanh “đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội” (3). Từ bao lâu nay, họ đã biến đạo Phật chân - thiện - mỹ thành nơi buôn thần bán thánh… Cần dẹp ngay đám sư công an này. Để chúng tồn tại, đất nước sẽ tiến đến hồi mạt pháp. Chuyện đáng bàn tiếp là đám văn nghệ sỹ háo danh và háo quyền lực. Những ai từng chê Táo Quân năm 2023 đều hiểu ra ngay câu chuyện “ngụ ngôn”của Xuân Bắc khi ông Giám đốc Nhà hát này ví “người mẹ gói bánh chưng” là ê kíp làm Táo quân, còn người con trai hỗn láo “ăn cháo đá bát” chê bánh chưng mẹ mình chính là “khán giả”, những người đã dám phê phán chương trình Táo quân. Ai đã xem bài đăng này đều kinh ngạc khi thấy nghệ sĩ đăng ngụ ngôn vào hôm sau. Một bài đăng lên FB mà đầy những lời lẽ suồng sã, chợ búa rất khó nghe. (4) Tiến sỹ Đoàn Hương và nhiều nhà phê bình đã lên tiếng cánh báo, thời gian gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến chuyện hành xử của một số nghệ sĩ, bởi những ồn ào này gây ấn tượng xấu trong dư luận. Có không ít nghệ sĩ, người nổi tiếng ảo tưởng về “quyền lực mềm” của bản thân nên ngông cuồng, tự cho mình được quyền hơn người, phán xét, thâm chí có những phát ngôn đe dọa, xúc phạm, miệt thị, công kích lẫn nhau, xem nhẹ các giá trị chuẩn mực khác, ảnh hưởng đến khán giả, đặc biệt là giới trẻ có cách nhìn lệch lạc (6). Không thể để cho một bộ phận những người mang danh nghệ sĩ ngang nhiên vi phạm chuẩn mực đạo đức. Không thể chấp nhận thỏa hiệp với cái xấu, đi ngược lại trách nhiệm mang đến cho xã hội những giá trị tốt đẹp. Nước bốn nghìn năm vẫn… phải ra đi Tình cảnh kể trên cũng thêm một nguyên nhân khiến nhiều bạn trẻ có tài đã rời bỏ đất nước, ngay thời điểm hiện tại. Người tài rời bỏ đất nước... hay bỏ đất nước mới có thể trở thành người tài? “Con gà hay quả trứng có trước?” Điều có phần gây ngạc nhiên là chính trang mạng “Xây dựng Đảng” từng đưa ra các con số: 40 năm qua, đất nước chúng ta có 228 lượt thí sinh đi tham gia Olympic Toán quốc tế, đoạt 52 Huy chương Vàng, 94 Huy chương Bạc và 67 Huy chương Đồng, 4 Bằng danh dự và 1 giải Đặc biệt. Nhìn những con số “biết nói” này, các nước trên thế giới có phần kính nể chúng ta. Nhưng điều đáng nói ở đây là những tài năng này, sau khi đoạt giải, sau đó được đào tạo ở nước ngoài, họ đã trở thành những giáo sư, tiến sỹ nhưng tên tuổi lại không gắn liền với đất nước, mà lại gắn liền với các trường đại học, các công ty, các doanh nghiệp… danh giá trên thế giới (7). Thủ tướng Phạm Minh Chính cuối năm cũng phàn nàn, thật “xót ruột khi cứ mở tivi là thấy phim nước ngoài”. Còn Bộ trưởng Nông nghiệp Lê Minh Hoan thì cho biết, mỗi phim truyền hình Hàn Quốc quảng cáo trung bình khoảng 57 sản phẩm, bao gồm đồ nội thất, mỹ phẩm, công nghệ, một cách khéo léo (8).Chắc hẳn, hai nhà lãnh đạo đều biết, phải qua NetFlix, Amazon, Prime… nhiều người Việt mới biết đến hàng trăm bộ phim của Việt Nam như Thanh Sói, Hai Phượng, Bí Mật Của Gió… và biết đến, ngay cả những bộ phim rất “chủ nghĩa anh hùng cách mạng” như Mùi Cỏ Cháy…Nhờ được đưa lên những nền tảng ấy, những phim này của Việt Nam mới có cơ hội đến được với hàng triệu thuê bao trên gần 200 quốc gia. FB Huy Đức đã chỉ rõ căn nguyên, phần lớn các kênh truyền hình quốc tế phải rút khỏi Việt Nam là vì cái “Nghị định 71” phi chính trị (9). Trở lại câu thơ “sấm truyền” của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, báo Công an Nhân dân cũng thừa nhận, cái sự chơi của ông, rốt cuộc chính là biểu hiện cho cái tâm thế cùng đường của một mẫu hình nhân cách văn hóa phải tồn tại trong một môi trường xã hội mà hầu hết mọi khả năng cho sự phát triển lành mạnh của một mẫu hình có nhân cách đã bị triệt tiêu. Bất tuân phục, vùng vẫy, phản kháng, tìm mọi cách vượt qua những rào chắn để trình bày một “Cái Tôi” trung thành với nguyên bản nhất. Trên phương diện ấy, ở cả những nét cực đoan nhất, sự chơi và cách chơi của Tản Đà, do đó, mang một ý nghĩa tích cực. Đọc lại ông, cũng tức là nhận thức lại một bi kịch mà nhà Nho tài tử cuối cùng của văn học Việt Nam đã phải mang vác suốt cuộc làm người của mình (10). Từ sự chơi ngông của người nghệ sỹ cách đây gần thế kỷ khiến ta nhớ lại sự kiện Ngọc Trinh bị bắt hồi tháng 10/2023 vừa qua. Nếu chuyện tương tự xảy ra ở một đất nước tự do xứ Âu Mỹ, theo tác giả Thanh Nguyễn, những đồng nghiệp trong giới showbiz hay người hâm mộ chắc chắn đã lên tiếng cho tới khi họ tìm được công lý cho Ngọc Trinh. Sự im lặng của giới showbiz Việt thật đáng sợ nhưng không khó hiểu. Chính quyền đã đạt được mục đích làm họ sợ hãi và điều này đi ngược với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh”, mà họ luôn huênh hoang. Một số người cho rằng Ngọc Trinh đáng bị bắt vì cái ngông của cô. Nên nhớ rằng, xã hội loài người phát triển là nhờ những cái ngông. Tất nhiên không phải cái ngông nào cũng đáng hoan nghênh, nhưng nếu cứ ngông là diệt thì người Việt suốt đời chỉ ăn theo người ta mà thôi. Nhà cầm quyền luôn tuyên truyền mong muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” mà cứ hở ra là diệt thì chỉ còn cách sánh với Bắc Hàn hay Cuba mà thôi (11). Tham khảo: (1) https://cand.com.vn/Nhan-dam/Choi-doi-thoi-i315810/ “Dân hai nhăm triệu ai người lớn? /Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con” (Tản Đà 1929) (2) https://thuymyrfi.blogspot.com/2024/01/tran-thanh-canh-noi-not-chuyen-2023.html (3)https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02DejaS1FYfWQ3zgTU15S5B3wGgTBjuLkcpj5RMaMeBVLQYc3Vh7qD2zzWBWLEZD4gl&id=100024722048900 (4) https://tuoitre.vn/xuan-bac-mang-nguoi-che-tao-quan-la-an-chao-da-bat-20230124154810988.htm (5) https://www.youtube.com/watch?v=01O6jRDzAC0(Nghệ sĩ và sự ảo tưởng quyền lực | VTC1) (6) http://baovanhoa.vn/giai-tri/artmid/521/articleid/63148/nang-cao-van-hoa-ung-xu-cua-nghe-si-bai-2160khong-the-thi-khong-phai-la-nghe-si (7) https://dangcongsan.vn/xay-dung-dang/vi-sao-nguoi-tai-lai-phai-ra-nuoc-ngoai-dinh-cu-382183.html (8) https://vnexpress.net/thu-tuong-xot-ruot-khi-cu-mo-tivi-la-thay-phim-nuoc-ngoai-4691996.html (9)https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/pfbid02ikaRgEgQcjQoKFnWTEJph7YafjehK78so7JFiab4T5C9MJF27DCZuQ9FbRvs31Kvl (10) https://cand.com.vn/Nhan-dam/Choi-doi-thoi-i315810/ “Dân hai nhăm triệu ai người lớn? /Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con” (Tản Đà 1929) (11) https://vietluan.com.au/111837/nhan-pham-cua-nguoi-viet-tren-que-huong-minh/
......

Bưởi tết

Tưởng Năng Tiến   Bao giờ mà quê hương vẫn còn những người nông dân bất khuất, và đám đông quần chúng sẵn sàng đứng về phía họ thì đất nước (chắc chắn) sẽ có cơ hội phục hưng – dù muộn màng đến đâu chăng nữa!   Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!   Đến ngày 24 tháng 6 năm 2020 thì đất bằng dậy sóng. BBC ái ngại loan tin: “Cả gia đình nhà hoạt động Trịnh Bá Phương bị bắt.” Làm gì có chuyện bất nhơn, thất đức dữ vậy. Họ đâu bắt hết “cả gia đình” mà chỉ túm chừng phân nửa thôi hà: Con trưởng Trịnh Bá Phương bị kết án 10 năm tù và 5 năm quản chế. Con Út Trịnh Bá Tư bị kết án 8 năm tù và 3 năm quản chế. Mẹ Cấn Thị Thêu bị bị kết án 8 năm tù và 3 năm quản chế.   Đến hôm 7 tháng 4 năm 2021 thì Nguyễn Thúy Hạnh cũng bị tó luôn. Người phụ nữ tươi tắn, xinh xắn (và nổi tiếng từ tâm) này hiện đang bị giam giữ vô thời hạn tại một bệnh viện tâm thần nào đó – giữa một xứ sở mà đầu óc của giới lãnh đạo (dường như) đều không được bình thường cho lắm.   Cả chủ lẫn khách đều bị bắt ráo nạo như thế thì vườn bưởi sẽ ra sao?   Xin thưa: chả có trăng sao gì sất! Cảnh vật và sự việc cũng vẫn y như cũ thôi, cũng cứ y như đôi câu Đường thi mà Sầm Tham  (岑參 715-770) đã viết vào hơn ngàn năm trước:   Đình thụ bất tri nhân khứ tận Xuân lai hoàn phát cựu thì hoa (Cây có biết đâu người đã vắng Xuân về vẫn nở bấy nhiêu hoa – tnt)   Nhờ công vun trồng của anh em họ Trịnh, nhờ sự chăm sóc của gia trưởng Trịnh Khiêm (cùng cô con gái đảm đang Trịnh Thị Thảo) hoa bưởi vẫn nở trắng vườn,  và cành lá đều sai trĩu quả nên cần phải có nơi tiêu thụ. FB Đỗ Thu thỏ thẻ: Gia đình con/em vẫn duy trì canh tác bưởi sạch như từ hồi em Trịnh Bá Tư còn ở nhà… và mong vẫn tiếp tục nhận được sự giúp đỡ quý báu của mọi người trong vụ bưởi này. Giá cả năm nay đã được điều chỉnh ở một số nơi thấp hơn mọi năm để phù hợp với tình hình thị trường. Cụ thể như dưới đây: – Giá bưởi tại vườn: 10k – Tại HN là 12k, – Tại Đà Nẵng, Sài Gòn là 20k nếu lấy 100 quả trở lên, và 25k nếu lấy dưới 100 quả, – Tại Dak Lak 25k … Cô con dâu nhà họ Trịnh chỉ nhắn gửi đôi lời chân thành, mộc mạc, và bình dị thế thôi nhưng cũng đủ khiến cho bàn dân thiên hạ vô cùng phấn khích và ủng hộ hết mình. Số người này đông đảo quá nên xin phép chỉ ghi ra (theo thứ tự an pha) cỡ chục người thôi nha, chớ mà rị mọ đủ hết thì dám phải ngồi gõ máy cho tới Tết (hoặc tới chết) luôn:   Nguyễn Chương: “Xin mời tất cả anh chị.em cùng gửi mùi hương bưởi diễn tình thương yêu quý mến của gia đình TNLT.” Lê Hà: “Hôm nay cuối tuần, em sẽ là một cô shipper xịn sò nhen mọi người. Hãy nhắc máy alo bưởi diễn sẽ đến tận hiên nhà nha mọi người.” Bách Hợp: “Nhà em bán Bưởi Diễn Trồng Hữu Cơ. Ngọt ngon chị em ủng hộ nhé.” Vũ Huy Hoàng: “Chuyến bưởi Diễn đầu mùa đã cập bến Sài Gòn. Kính mời bà con cô bác nhanh tay đặt hàng. Chỉ 25k/ trái. Đơn hàng trên 100 trái giá chỉ còn 20k. Liên hệ đặt hàng: 077 400 8569 Anh Hoàng.” Lanh Nguyen: “Ôi tuyệt vời , mong nhiều người ủng hộ GĐ 3 người bỏ tù bất công.” Lê Thanh Lâm : “Kính mời anh em Đà nẵng ủng hộ, bưởi đã về Đà Nẵng rồi.” Phạm Thanh Nghiên: “Bưởi đê Bưởi đê. Bưởi dân oan, bưởi dân chủ. Bưởi tnlt đê.” Trịnh Nhung: “Ăn bưởi diễn cũng không lo có chất bảo quản, dư lượng thuốc trừ sâu. Bà con cứ tin em. Em nói tiếng Bắc nhưng em người Nam. Em không gạt bà con đâu.” Phạm Uyên: “Ai muốn thưởng thức bưởi diễn thơm lừng ngọt đậm hãy liên hệ với Tuyết Phượng số điện thoại : 0366645626.” Dương Thị Tân: “Bưởi Diễn đã có mặt ở Sài Gòn rồi.” Lân Tường Thụy: “Mùa bưởi đến rồi, bưởi nhà Cấn Thị Thêu vửa ngon rẻ đảm bảo an toàn thực phẩm , mong mọi người mua ủng hộ.” Chú Tễu: “Tha thiết mong cả nhà giúp đỡ gia đình chị Cấn Thị Thêu.” Mạc Van Trang: “Xin mọi người mua bưởi giúp đỡ gia đình Tù nhân lương tâm Cấn Thị Thêu (Ba mẹ con vẫn đang trong tù). Lực Lượng 47, tất nhiên, vào cuộc. Dư luận viên Quốc Tuấn lập luận: “Bán  bưởi cho Trịnh Bá Tư sao phải gắn mác ‘bị tù đày đấu tranh cho công bằng’. Đây là luận điệu đốn mạt nhằm tuyên truyền sai sự thật, đổi trắng thay đen, cổ súy cho hành vi coi thường pháp luật, nhằm mục đích gây mất an ninh chính trị, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân, tạo cớ cho các thế lực phản động trong và ngoài nước can thiệp chống phá cách mạng Việt Nam, đi ngược lại nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân.” Tôi hoàn toàn và tuyệt đối không thấy có “luận điệu đốn mạt” nào ráo trong những lời kêu gọi thiết tha thượng dẫn. Tôi cũng chả nhận ra được bất cứ ai “tạo cớ cho các thế lực phản động trong và ngoài nước can thiệp chống phá cách mạng Việt Nam” cả. Đọc lại thử xem: “Những ngày gần cuối năm này là không chỉ mình tôi mà rất nhiều người từ khắp nơi lại ghé về vườn bưởi nhà Chị Cấn Thị Thêu … Về để mua bưởi, để đem bưởi Diễn đi tiêu thụ khắp mọi miền … Về để cảm nhận vị ngọt ngào không riêng của Bưởi Diễn mà cả sự ngọt ngào ấm áp tình người … với đầy ắp những chia sẻ yêu thương !” (Bùi Thị Minh Hằng. “Vườn Bưởi & Những Người Nông Dân Bất Khuất”).                     Bao giờ mà quê hương vẫn còn những người nông dân bất khuất, và đám đông quần chúng sẵn sàng đứng về phía họ thì đất nước (chắc chắn) sẽ có cơ hội phục hưng – dù muộn màng đến đâu chăng nữa! Tưởng Năng Tiến  
......

Không ai cả

Nguyễn Thông Vụ cháy máy bay chở khách ở Nhật Bản rồi sẽ còn âm ỉ trong dư luận nhiều năm sau, không phải bởi "máy bay cháy" mà là "con người". Người Nhật đã từ lâu gây ấn tượng đặc biệt với thế giới về phẩm chất đáng trân trọng của họ, nên vụ cháy này cũng chỉ góp phần khẳng định thêm thôi. Một quốc gia, một dân tộc tạo được và duy trì được đặc sản như thế quả là điều hạnh phúc, tự hào. Tôi để ý, người Nhật, từ bình dân tới nhà lãnh đạo, rất ít khi "nổ" về thành tích của họ. Nổ hoàn toàn trái với phong cách của người Nhật. Trong vụ cháy nói trên cũng vậy, khi thế giới hết lời khen ngợi sự xử lý sự cố thì người Nhật chỉ dùng những lời lẽ rất khiêm tốn. Theo báo chí Nhật tường thuật, Ban lãnh đạo Hãng hàng không Nhật Bản (JAL) đã "khen ngợi hành khách tuân thủ kỷ luật và hợp tác với phi hành đoàn để tất cả đều được sơ tán an toàn khỏi máy bay, trong đó có 8 trẻ em tuổi mẫu giáo. Đặc biệt là không ai trì hoãn để cố lấy hành lý của mình". Họ nói về sự thần kỳ qua chi tiết rất bình thường "không ai trì hoãn để cố lấy hành lý". Người Nhật là vậy. Không ai cả. Xin ngả mũ cúi đầu trước họ, trong đó có 8 em bé tuổi mẫu giáo kia. Chạnh buồn, nếu xảy ra cháy chiếc máy bay ở nước... khác, nước mà khi phi cơ chưa đáp xuống đường băng thì điện thoại đã được mở rào rào a lô a lô gọi người nhà ra đón, bánh xe vừa chạm đất thì tất cả nhất loạt đứng lên lấy hành lý cho chắc ăn, rồi máy bay vừa dừng thì người phía sau cố chen lên vượt người phía trước để được... ra trước vài phút, v.v.. thì không biết hậu quả sẽ khủng khiếp tới mức nào. Nếu xứ này thực sự cần phải chi 350 nghìn tỉ nhằm chấn hưng văn hóa, thì dùng hết số tiền ấy để tạo được "không ai cả" trong cộng đồng, chỉ một phẩm chất này thôi đã, cũng là điều cần thiết và xứng đáng. Đó chỉ là ước vọng, chứ với con người xứ này, xã hội này, thể chế này, đám lãnh đạo này, dẫu một nghìn năm nữa vẫn không có "không ai cả". Lúc bình thường đã tranh giành đạp lên nhau mà chết, huống chi trong đám cháy. Thông buồn  
......

Đường sắt Côn Minh – Hải Phòng: Cây giáo đâm xuyên yết hầu Việt Nam

Tùng Phong Trong ván cờ này, chỉ cần Hà Nội giữ chặt hai con át là mỏ Núi Pháo và Cảng biển Hải Phòng, mọi chuyện sẽ trong tầm kiểm soát. Hà Nội chịu đấm, có được ăn xôi? “Hai hành lang, một vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ" - một hợp phần quan trọng trong BRI - đã được chính phủ hai nước Việt Trung đạt được nhận thức chung từ năm 2004. Tức là trước khi “Hoàng đế Đỏ” đăng quang và nói về "Nhất đới nhất lộ" khá lâu. Theo đó, các thỏa thuận về xây dựng hạ tầng giao thông kết nối, thương mại biên mậu, giao lưu văn hóa, hợp tác an ninh, thương mại điện tử, đào tạo giáo dục, thuế quan... đã được hai bên bàn soạn và thống nhất về mặt chủ trương. Tuyến đường sắt Hải Phòng - Lào Cai đấu nối với hệ thống đường sắt Trung Quốc là dự án hạ tầng trọng điểm trong chương trình này. Trong một thời gian dài, “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Bắc Bộ” bị Hà Nội ghẻ lạnh. Các nhà lãnh đạo Việt Nam có lý do chính đáng để nghi ngờ thành ý của anh bạn vàng “4 Tốt” khi mà hải cảnh, kiểm ngư Trung Quốc thường xuyên tấn công tàu cá và thậm chí tàu hải quân Trung đe dọa các giàn khoan ngoài khơi của Việt Nam. Năm 2014, sự kiện giàn khoan 981 hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã thổi bùng những cuộc biểu tình dữ dội khắp từ Nam ra Bắc. Thậm chí một số nơi đã có những cuộc bạo động nhắm vào các cơ sở kinh tế và người Trung Quốc. Quan hệ Việt Trung đã trải qua một phen sóng gió. Ngoài ra, nỗi e ngại về “bẫy nợ” và tai tiếng xấu của các dự án liên quan đến BRI mà điển hình là đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã khiến cho Hà Nội không mặn mà "sáng kiến Vành đai, Con đường". Tuy nhiên, khó khăn kinh tế hiện tại càng lúc càng khốc liệt. Sau 2 năm dịch bệnh hoành hành và tiếp đó là chiến tranh Nga - Ukraine, xung đột Isarel và Hamas, suy thoái kinh tế toàn cầu... Bong bóng BĐS, chứng khoán nổ tung, những sai phạm mang tính hệ thống nghiêm trọng trong ngành ngân hàng và quản lý tài chính quốc gia vỡ lở đang gây ra cuộc khủng hoảng niềm tin lan rộng như đám cháy rừng. Cùng với sự suy giảm đột ngột về Cầu thị trường và sự chậm trễ chuyển đổi của các doanh nghiệp Việt khiến cho “nền kinh tế rỗng” phụ thuộc vào gia công và xuất khẩu suy sụp đến mức không ngờ. Mặc dù, với óc sáng tạo vô biên và sự tận tụy hiếm có của Bộ Tài Chính trong việc liên tục ban hành các sắc thuế, phí mới để đảm bảo ngân sách vẫn đầy tràn như nồi cơm Thạch Sanh. Nhưng giới chức CSVN hiểu rõ "miếng da lừa" đang "teo" nhanh như thế nào. Số lượng doanh nghiệp đóng cửa, phá sản năm sau lại phá kỷ lục năm trước và là con số tăng trưởng bi thảm ấn tượng nhất của nền kinh tế. Trong 11 tháng năm 2023, thống kê đã có hơn 158.000 doanh nghiệp đóng cửa, phá sản. Tình trạng thê thảm ở các đầu tàu kinh tế không thể che giấu, trái ngược hoàn toàn với những bản báo cáo kinh tế vĩ mô màu hồng được giới chức đọc trên tivi. Có lẽ chính vì áp lực này khiến Hà Nội nhượng bộ trước Bắc Kinh trong dự án đường sắt Lào Cai -Hải Phòng và nhiều nội dung trong 36 văn bản thỏa thuận đã được ký kết. Nhưng liệu Việt Nam "chịu đấm" có được "ăn xôi" hay không thì chưa chắc chắn, bởi lẽ Trung Quốc cũng đang trong tình thế "ốc không mang nổi mình ốc". Hàng chục tỷ USD hứa hẹn có lẽ cũng chỉ là "tiền hơi" như câu chuyện về CIF ở Angola. Các dự án liên doanh Việt Trung không bao giờ được hoàn thành như gang thép Thái Nguyên, các nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước, Phú Thọ, Quảng Ngãi, nhà máy giấy Phương Nam... trong số 12 đại dự án nghìn tỷ sắt vụn của bộ Công Thương, liệu sẽ lại tái diễn? Những con số nhảy múa Năm 2018, Công ty Hữu hạn Tập đoàn Viện Khảo sát thiết kế số 5 Đường sắt Trung Quốc (V5-TQ) đã lập quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng kết nối với Trung Quốc. Chi phí khảo sát, thiết kế từ nguồn vốn ODA của Trung Quốc. Tổng chiều dài toàn tuyến phía Việt Nam khoảng 392 km (chỉ đi chung tuyến hiện có khoảng 12 km, còn lại làm mới), đường sắt đơn khổ ray 1.435 mm, kết hợp tàu khách và hàng, tốc độ chạy tàu 160 km/giờ, với 15 đôi tàu/ngày. Tổng mức đầu tư (không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng) ước khoảng 100.000 tỉ đồng. Bộ giao thông vận tải Việt Nam đã rất hào hứng với qui hoạch này của V5 – TQ. Năm 2023, bộ GTVT đã lập một qui hoạch đường sắt Lào Cai - Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh gần như hoàn toàn giống với qui hoạch trước đó của V5-HQ, chỉ có một điều chỉnh nhỏ là kéo dài đoạn từ Hải Phòng – Quảng Ninh thêm vài chục km. Bản qui hoạch này do liên doanh tư vấn Công ty CP Tư vấn đầu tư và Xây dựng giao thông vận tải - GTVT (TRICC-JSC) và Tổng Công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) lập để “xin ý kiến góp ý” vào tháng 9/2023, ngay trước chuyến công du của ông Tập Cận Bình ít ngày. Không rõ, chi phí cho “qui hoạch mới” này của Bộ GTVT do nguồn nào chi trả? Tuy nhiên, sau chuyến công du của Tập Cận Bình, dự kiến mức đầu tư tuyến đường sắt Hải Phòng – Lào Cai đã nhảy vọt lên 11 tỷ USD. Điều gì khiến cho một qui hoạch và dự toán do V5- TQ thực hiện năm 2018 và bộ GTVT mới đây dự trù con số 100.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 4,3 tỷ USD đã biến thành 11 tỷ USD? Mặc dù đây chỉ là dự toán sơ bộ nhưng sự khác biệt quá lớn về con số dường như không liên quan đến yếu tố kỹ thuật và phương pháp tính. Các nhà thầu Trung Quốc rất nổi tiếng về truyền thống "lại quả" hợp đồng bằng “tiền tươi” hậu hĩnh nhưng cũng không thể trong chớp mắt hô biến 4,3 tỷ thành 11 tỷ USD được. Phải chăng, đằng sau con số nhảy múa này là những ngã giá chính trị? Một lo ngại có căn cứ là nếu như tuyến đường sắt Côn Minh - Hải Phòng lại đội vốn gấp cả chục lần, kéo dài thời gian thi công hàng thập kỷ như Cát Linh - Hà Đông, thì dẫu cho Việt Nam có hút hết dầu Biển Đông để cấn trừ nợ cho Trung Quốc cũng không nổi. Hay giả như Hà Nội có nuốt được “nắm xôi" của Bắc Kinh hôm nay thì ngày mai sẽ phải móc họng trả lại gấp mười lần. Bài học từ Angola, Congo, Mozambique và “tình hữu nghị sống mãi như Trời Đất” với Trung Quốc, cùng vô số trải nghiệm cay đắng với người anh em “4 Tốt” trong hàng loạt các đại dự án ngàn tỷ sắt vụn chẳng thể khiến cho giới lãnh đạo Việt Nam thức tỉnh hay sao? Đất hiếm, cảng Hải Phòng và còn gì nữa? Câu hỏi được giới quan sát chính trị đặt ra là: Tuyến đường sắt Hải Phòng – Lào Cai có lợi cho ai và mục đích của Trung Quốc là gì? Trước khi phân tích sâu hơn về mối quan hệ “cùng thắng” kiểu Tom và Jerry của Việt Nam – Trung Quốc, người viết muốn bày tỏ quan điểm cá nhân hết sức ủng hộ việc hiện đại hóa ngành đường sắt, vốn đã quá lạc hậu của Việt Nam. Tuyến đường sắt Lào Cai – Hải Phòng khổ 1,435m, điện khí hóa để vận chuyển hàng hóa thông thương với Trung Quốc là một điều tốt. Tuy nhiên, việc xây đường sắt Lào Cai – Hải Phòng, Hải Phòng – Móng Cái và tiếp tới là đường sắt cao tốc Bắc - Nam cần nguồn vốn khổng lồ so với một nền kinh tế èo uột như Việt Nam. Do đó, cần một sự tính toán căn cơ và tầm nhìn dài hạn, đặt trong điều kiện, cũng như cơ cấu phát triển của cả nền kinh tế. Điều quan trọng là phải có được hành lang pháp lý hoàn chỉnh cho việc hợp tác, cùng khai thác hay nhượng quyền với các nhà thầu, cũng như khả năng giám sát về mặt an ninh quốc phòng. Bài học từ đường sắt Cát Linh – Hà Đông còn rất mới. Hy vọng điều đó sẽ không bao giờ lặp lại. Ngành đường sắt Việt Nam cần thay đổi hoàn toàn và đội ngũ quan liêu như hiện nay không phù hợp cho một cuộc cách mạng về công nghệ, quản lý. Tuyến đường sắt Lào Cai – Hải Phòng là cần thiết và có lợi cho cả hai bên. Mặc dù, với lợi thế vượt trội hoàn toàn về qui mô, sản xuất, thương mại và logictics, hàng hóa Trung Quốc sẽ lấn át và tàn sát hàng vạn doanh nghiệp nội địa không thương tiếc. Nhưng ở mặt khác của đồng xu, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi nhiều. Các doanh nghiệp Việt buộc phải thay đổi, thích ứng hoặc biến mất. Điều đáng lo ngại là sẽ có một cú sốc lớn và tỷ lệ thất nghiệp nghiêm trọng trong những năm tới. Mục đích thực sự của Trung Quốc ở tuyến đường sắt Hải Phòng – Côn Minh là gì? Nhà nghiên cứu Brando Tran trên tờ Dilopmat cho rằng nhiều dấu hiệu cho thấy dự án này có thể không phải là một sáng kiến cân bằng của Hà Nội, mà là một phản ứng do bị Trung Quốc thúc ép. Điều này có thể chỉ đúng một nửa. Việt Nam mong đợi những khoản đầu tư lớn từ “Hai hành lang, một vành đai” với tâm thế của một người sắp chết đuối mong vớ được cái phao. Bất kể đó là phao của Mỹ, Nhật, Hàn hay Trung Quốc. Não trạng phổ biến của giới lãnh đạo Việt Nam là cần có những báo cáo tăng trưởng GDP và đầu tư FDI thật đẹp trong nhiệm kỳ, bất kể bằng giá nào. Họ rất tự tin với trí thông minh kiểu Trạng Quỳnh rằng có thể ăn hết miếng phomat trên chiếc bẫy chuột mà không bị trừng phạt. Hậu quả ra sao thì nhiệm kỳ sau gánh chịu. Do đó, đây là một cuộc đổi trao tự nguyện. Tuyến đường sắt Hải Phòng – Lào Cai được điện khí hóa, có khả năng kết nối với mạng lưới đường sắt Trung Quốc sẽ đem đến cơ hội tiếp cận tuyệt vời cùng lúc với mỏ đất hiếm Núi Pháo cực kỳ quí giá và cảng biển chiến lược Hải Phòng. Trong ván cờ này, kịch bản “đổi khoáng sản lấy hạ tầng” của các tập đoàn Trung Quốc ở các nước Châu Phi hoàn toàn có thể lặp lại với một chính phủ tham nhũng luôn đói khát. Nếu kiểm soát được mỏ Núi Pháo của Việt Nam, Trung Quốc hoàn toàn chiếm thế thượng phong với các nước Tây Phương trong cuộc chiến bán dẫn – chìa khóa của các ngành công nghệ đỉnh cao thế kỷ 21. Mới đây nhất, Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu các công nghệ tinh chế đất hiếm. Đây là một biện pháp cản trở các quốc gia có nguồn đất hiếm nhưng không có công nghệ chế biến như Việt Nam. Cần phải nhấn mạnh rằng, tài nguyên đất hiếm hiện là con át chủ bài đáng giá nhất của Hà Nội chứ không phải địa chiến lược. Nếu bị mất con bài này vào tay người anh em "4 Tốt", Hà Nội sẽ biết ngay bộ mặt thật của Bắc Kinh. Cảng Hải Phòng trong “Hai hành lang, một vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ” có vị trí trung tâm và là giao điểm của các trục kinh tế. “Hải tần phòng thủ” là một cái tên rất xưa, được cho là có từ thời nữ tướng Lê Chân (TCN) khai hoang vùng cửa sông Cấm, gợi nhắc cho chúng ta biết vai trò của nó như một cấu trúc phòng thủ bờ biển. Đây là vị trí chiến lược về hải quân, là cửa ngõ của miền Bắc Việt Nam. Từ Hải Phòng có thể tiếp cận và kiểm soát hầu hết các tỉnh phía Bắc thông qua hệ thống sông Thái Bình, sông Cấm, Sông Bạch Đằng, sông Luộc, Văn Úc... Trong lịch sử, tất cả các cuộc tấn công từ biển vào miền Bắc Việt Nam đều đi qua cửa ngõ Hải Phòng. Vùng cửa sông Bạch Đằng là nơi ghi dấu những chiến tích oai hùng của Ngô Vương Quyền năm 938 và vua tôi nhà Trần lặp lại chiến công hiển hách đó vào năm 1288 với cùng một phương pháp tác chiến. Do là cảng biển chiến lược nên Hải Phòng luôn là mục tiêu công kích đầu tiên trong chiến tranh. Trong thời Pháp thuộc, đây là một trong ba thành phố mà Paul Doumer cho xây nhà hát lớn (Hải Phòng – Hà Nội – Saigon) và đặt nền tảng các ngành công nghiệp nặng như xi măng, đóng và sửa chữa tàu biển, cơ khí chế tạo... làm tiền đề phát triển cho thành phố non trẻ nhưng đầy tiềm năng. Thành phố cảng năng động này trong một thập kỷ qua luôn có mức tăng trưởng GRDP hai con số và luôn đứng trong top5 những thành phố có mức tăng trưởng, thu hút đầu tư nước ngoài và nộp ngân sách cao nhất. Hệ thống cảng biển Hải Phòng liên tục mở rộng và công suất thông qua hiện nay khoảng 100 triệu tấn hàng hóa/năm. Với địa lý đặc biệt, cảng Hải Phòng hoàn toàn có thể phát triển với qui mô gấp nhiều lần, trở thành cảng biển lớn nhất Đông Nam Á. Năm 2020, một bài báo của South China Morning có nhận xét "Hải Phòng được cho là có thể trở thành Thâm Quyến của Việt Nam, đang phát triển nhanh chóng, từ vị thế trung tâm sản xuất của đất nước". Đây không phải là lời khen sáo rỗng. Nhưng nếu để so sánh thì Hải Phòng sẽ giống với Thiên Tân hơn là Thâm Quyến. Nó là một thành phố công nghiệp nặng, cảng biển quan trọng bậc nhất và chỉ cách thủ đô Hà Nội 100 km. Trung Quốc đầu tư rất nhiều vào Hải Phòng và cạnh tranh "sát ván" với Nhật Bản, Hàn Quốc ở thành phố này. Các quận Thủy Nguyên, Đồ Sơn, Dương Kinh là nơi mà các doanh nghiệp Trung Quốc thường đặt cơ sở sản xuất, nhà máy, đầu tư các tài sản lớn như khu đô thị Our City. Còn phía khu vực quốc lộ 5 cũ, các khu chế xuất như Nomura, Tràng Duệ, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo là nơi mà các doanh nghiệp Nhật, Hàn đặt các nhà máy. Kể từ khi thương chiến Mỹ - Trung bắt đầu, một làn sóng các doanh nghiệp Trung quốc đã sang Việt Nam và Hải Phòng là một điểm đến ưa thích nhất. Thành phố cũng đang xúc tiến xây dựng khu cảng biển phi thuế quan Xuân Cầu và khi tuyến đường sắt Hải Phòng – Lào Cai mới hoàn thành sẽ tạo ra một hệ thống hạ tầng hoàn thiện đem lại động lực phát triển cho không chỉ riêng Hải Phòng mà các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ được hưởng lợi lớn nhất. Như vậy, có thể thấy tuyến đường sắt Hải Phòng - Lào Cai - Côn Minh hay "Hai hành lang, một vành đai kinh tế Bắc Bộ” là một mũi tên nhiều đích của Tập Cận Bình. Tham vọng đế quốc của ông ta có được thực hiện được hay không rất khó nói. Cũng giống như Paul Doumer, kỳ vọng của ông về con đường sắt Hải Phòng – Côn Minh chưa bao giờ đạt được bởi các biến cố lịch sử. Trong ván cờ này, chỉ cần Hà Nội giữ chặt hai con át là mỏ Núi Pháo và Cảng biển Hải Phòng, mọi chuyện sẽ trong tầm kiểm soát. Nhưng ngược lại, nếu chính phủ tham lam và yếu hèn để mất một hoặc cả hai con Át, thì rất có thể vào một ngày xấu trời các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ coi miền Bắc Việt Nam như “một phần không thể tách rời"của mẫu quốc. Khi đó, tuyến đường sắt Hải Phòng - Lào Cai - Côn Minh sẽ chẳng khác nào như một cây giáo đâm xuyên qua yết hầu Việt Nam là cảng biển chiến lược Hải Phòng./.
......

Tình tự đêm cuối năm

Ảnh tác giả Bạch cúc đang đi lễ trong nhà thờ. ( Một bản cáo trạng trình tấu lên Ngọc Hoàng Thượng Đế chuyện dưới trần của dân tộc Việt Nam năm 2023 ) Bạch Cúc   Vậy là một năm nữa sắp trôi qua, năm 2023 với bao muộn phiền và trắc trở, không phải chỉ với riêng tôi và với bạn, mà còn là thê thảm cho cả đất nước này!   Kinh tế toàn cầu lao dốc, kinh tế Việt Nam xem như chạm đáy với sự tàn bạo và khốc liệt hơn cả, hằng hà doanh nghiệp lớn - nhỏ, cơ sở sản xuất phá sản, người buôn bán kinh doanh trả lại mặt bằng, đẩy hàng triệu người lao động vào chỗ bế tắc, lao đao!   Nếu nói nghĩa vụ điều hành, quản lý đất nước này thuộc về ai, thì người đó phải chịu trách nhiệm đã để cho dân tình ngày càng đói khổ. Nhưng thật ra, trách nhiệm chung là của toàn thể chúng ta. Bởi chính chúng ta chấp nhận một thể chế, chấp nhận 48 năm câm lặng, chấp nhận cúi đầu, dù biết rõ sai ở đâu, sai từ đâu, bi thương khởi nguồn từ chỗ nào mà chúng ta vẫn phải nhẫn nhục chịu đựng. Vì, chúng ta đã quen với sự áp bức, quen với cái hèn, chúng ta tự bịt mắt, bịt miệng, bịt tai trong bế tắc và nhục nhã!   Năm 2023, toàn dân đều đã thấm thía hậu quả của một cơ chế quản lý yếu kém và tồi tệ, họ đẻ ra và dung dưỡng những con sâu ăn tàn mạt cả đất nước, và đau lòng hơn, những kẻ "t.ội đ.ồ" kia vẫn cười ngạo nghễ trước phiên tòa, khi bán kit test dỏm hại chế.t hơn 40.000 đồng bào. Chưa một ai lên tiếng xin lỗi đồng bào mình vì những cái chế.t o.an khuất, hay xin lỗi khi chống dịch sai lầm để lại hậu quả, thiệt hại cho toàn dân quá nặng nề, đến mức nền kinh tế suy sụp, không gượng được nữa!   48 năm qua, đất nước này chưa hề có công lý, chưa hề có thanh bình theo khẩu hiệu "Độc lập trừ (-) Tự do, trừ (-) Hạnh phúc". Tất cả chỉ là những vở diễn tuồng chèo, những trò hề pháp đình, những bắ.t b.ớ người công chính vô tội vạ. Và đặc biệt, những người đứng đầu nhà nước này đã để cho tham nhũng lan tràn, để mặc dân chúng khắp nơi nơi đói khổ, vật vã đơn độc với cuộc mưu sinh nhọc nhằn, đến cơm ăn áo mặc mà còn khó khăn, chứ đừng nói đến việc thụ hưởng hạnh phúc. Một đất nước với hàng trăm cổng chào, những tượng đài hàng nghìn tỷ, nhưng lại thiếu bệnh viện, trường học cho trẻ em. Một đất nước mà bệnh nhân nằm vạ vật dưới sàn nhà, trên cầu thang, trên hành lang lối đi, đến nỗi chế.t không có quan tài để chôn, hay phải t.ự vẫ.n vì quá nghèo đói. Một đất nước để những đứa trẻ chân trần, manh áo mong manh, ăn cơm trắng với muối, trèo đèo lội suối, vượt qua sông để tìm kiếm con chữ. Một đất nước với hàng triệu tấm thẻ kim bài dành cho tầng lớp ăn trên ngồi trốc, chỉ vơ vét cho đầy túi tham, mà thờ ơ với vận mệnh dân tộc. Và, khi quan chức là đầy tớ của dân, nhưng lại có thể sắm sửa biệt thự, vila khắp Việt Nam  và trên cả Thế giới cho con đàn cháu đống du học và định cư ở nước ngoài, tiền bạc phủ phê trong các ngân hàng quốc tế, ăn bò rát vàng không ghê răng. Còn đại đa số dân chúng còn lại, là đói khổ nghèo nàn, lê la khắp Thế giới bán sức lao động, phụ nữ bán phẩm giá, phẩm hạnh bên xứ người, hoặc vật vạ khó nhọc mưu sinh từ sáng tới tối kiếm từng đồng bạc lẻ. Chưa có một đất nước nào mà người già, người khuyết tật, trẻ em lang thang khắp nơi bán vé số, bán hàng rong, ăn xin đông như kiến cỏ đến vậy. Ấy thế mà, người ta vẫn tự hào, vẫn ngạo nghễ: "Đất nước có bao giờ được thế này không?"   Và, ngày cuối cùng của năm 2023, xin bỏ lại những muộn phiền, những trăn trở về một đất nước và một dân tộc bất hạnh. Bởi tất cả những điều trên ai cũng biết rõ, nhưng tất cả chúng ta đều buộc phải câm lặng mà chịu đựng, đó là nỗi thống khổ và bế tắc không chỉ của riêng một mình ai. Thế nên, tôi chỉ còn biết chấp tay và nguyện cầu, bởi khi người ta hoàn toàn mất hy vọng, thì chỉ còn biết nương nhờ vào đấng tối cao. Nhưng một lời cầu nguyện sẽ chẳng thấu đến được tai ai, nhưng ngàn lời nguyện cầu sẽ là một sóng âm thấu đến cao xanh. Vậy nên:   Tất cả chúng ta hãy cùng chấp tay nguyện cầu vào thời khắc linh thiêng này, khi đất trời cùng giao hòa chuyển sang một năm mới. Ngoài những lời khấn nguyện cho bản thân, cho gia đình và bạn bè, xin hãy cùng cầu bình an cho "anh em" chúng ta, những t.ù nhâ.n vô tội của b.ạo quy.ền, và cho những số phận kém may mắn hơn mình!   Và hơn hết, xin hãy cùng cầu bình an cho đất nước, cho dân tộc này, để sang năm 2024, kinh tế được khôi phục, đồng bào khắp nơi nơi bớt đói khổ. Xin đừng bao giờ tuyệt vọng, hãy phải luôn tin rằng: Chắc chắn có một cuộc đổi thay!   Chúc mừng năm mới đến tất cả mọi người: sức khỏe, bình an và hạnh phúc  
......

Nửa thế kỷ nhìn lại

Âu Dương Thệ Tự chui vào “Cộng đồng cùng chung vận mệnh” do Bắc kinh chỉ huy. Viễn tượng gì cho VN?   I. Cách nằm mơ giải quyết chiến tranh để giữ „danh dự“ cho Mỹ và không bị mang tiếng là „bán đứng đồng minh“ của Nixon-Kissinger II. Xã hội Dân chủ Đa nguyên (DCĐN) tự do phóng khoáng: thay đổi trong ổn định III. Cách nằm mơ tiến lên thiên đàng Xã hội chủ nghĩa (XHCN) từ HCM tới Nguyễn Phú Trọng IV. Xã hội độc tài, khép kín: cản trở đất nước thay đổi, ổn định giả đang đứng trước sóng ngầm V. Chế độ toàn trị Cộng sản VN (CSVN) đã bỏ lỡ hai cơ hội vàng cho VN từ sau 1975 ! Nhưng cơ hội mới đang tới, làm sao nắm được để dân tộc ta chuyển mình thực sự? -------- Chiến tranh VN - một cuộc nội chiến với sự tiếp tay từ bên ngoài tàn khốc nhất trong lịch sử VN, gây chia rẽ trầm trọng nhất trong xã hội Hoa kì (HK). Còn với riêng VN, đến nay sau gần nửa thế kỉ mặc dầu lời thề của người sáng lập ĐCSVN là „độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc, Xã hội chủ nghĩa“!Nhưng thực tế chỉ còn “Xã hội chủ nghĩa” làm dân tộc ta vẫn chìm đắm trong độc tài, đàn áp, chậm tiến! Nguy hiểm nữa là nguy cơ Bắc thuộc đang sừng sững trước mắt !   Sau gần nửa thế kỉ hai miền Bắc-Nam từng làm „tiền đồn Thế giới Cộng sản“ và “tiền đồn Thế giới Tự do“- dùng bom đạn, võ khí tối tân của Liên xô (LX), Trung quốc (TQ) và HK giết hại bao nhiêu triệu đồng bào, tàn phá đất nước. Nhưng sau gần nửa thế kỉ thống nhất, vào những dịp 30.4 ngay cả cựu Thủ tướng (TTg) Võ Văn Kiệt đã phải trải lòng tâm sự „vẫn có hàng triệu người vui và hàng triệu người buồn!“ Tai sao?   Sau hơn 30 năm LX và các nước CS Đông Âu tan rã, nhưng hiện nay trên quê hương chúng ta gần 100 triệu đồng bào vẫn bị độc tài toàn trị CS kìm kẹp và Nguyễn Phú Trọng vẫn khăng khăng nói rằng, chủ nghĩa Marx-Lenin trước sau vẫn là kim chỉ nam của VN! Tại sao?   Thế rồi mới vài ngày trước ông Trọng còn nhất trí với Tập Cận Bình tính nhốt tương lai VN vào “Cộng đồng cùng chung vận mệnh” do Bắc kinh chỉ huy theo mưu đồ đen tối của họ Tập! Tại sao?   Trong khi đó TQ sau chuyến thăm của Tổng thống (TT) Nixon tháng 2.1972 đã giành được ghế thường trực với quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc (HĐBALHQ), nay trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới và có võ khí nguyên tử. Chẳng những thế nay Tập Cận Bình còn nói thẳng tham vọng tái lập đế quốc Đại Hán, muốn thế giới theo mẫu mực phát triển theo XHCN độc tài kiểu TQ trong thế kỉ này! Vì thế nay TQ đang trở thành đối thủ chiến lược nguy hiểm của HK và các nước DCĐN.   Khi sinh thời cả Nixon lẫn Kissinger đã được một số giới ca tụng là những nhà chiến lược khôn ngoan, biết thời hiểu thế. Có thực vậy không?   Đưa tin cựu ngoại trưởng Mỹ Kissinger qua đời đầu tháng 12. 2023 Tập Cận Bình đã gọi đó là, „người bạn cũ, người bạn tốt của nhân dân Trung Quốc“ và „khen“ rất xiên xẹo, thực tình là chửi xéo các giới chuyên viên và trí thức HK “Trí tuệ Kissinger là di sản quý giá nhất để lại cho Mỹ”. (1)   Trong khi ấy mỗi lần nói đến Tập Cận Bình thì Nguyễn Phú Trọng luôn luôn tỏ ra kính mến nhận là “người bạn cũ, người bạn tốt của tôi” “người bạn thân thiết và quan trọng”. Chẳng những thế, mới vài tháng trước để chuẩn bị cho việc mời họ Tập sang thăm, ông Trọng còn thân hành mời cả Đại sứ TQ tại VN Hùng Ba đi theo lên cửa khẩu “Hữu nghị” ở biên giới VN-TQ và chính mình trồng “cây Hữu nghị”và rồi lại tự khen là, “trên thế giới chỉ có Việt Nam và Trung Quốc có cửa khẩu được đặt tên bằng Hữu nghị, thể hiện đầy đủ sự trân trọng của hai nước đối với tình hữu nghị truyền thống“! (2)   Mỗi lần gặp nhau hai bên lại tự khen lẫn nhau. Nhưng họ biết thừa rằng, đây chỉ là giả dối, hoàn toàn trái với sự thật lịch sử. Vì chính tại cửa khẩu này đã bao nhiêu lần quân TQ đã đánh giết tàn sát nhân dân VN ở biên giới. Gần đây nhất là cuộc chiến xâm lược của Đặng Tiểu Bình đầu năm 1979!   Chiến tranh VN đã kết thúc gần nửa thế kỉ (4.1975). Từ đó xã hội HK theo chế độ DCĐN đã phát triển như thế nào trải qua nhiều đời TT Nixon, Ford, Carter, Reagan, Bush bố, Clinton, Bush con, Obama, Trump và Biden? Còn tại VN, cũng trong gần nửa thế kỉ nhưng lại vận hành theo chủ nghĩa Marx-Lenin của chế độ độc đảng đã phát triển như thế nào xuyên qua các đời Tổng bí thư (TBT) Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng?   Nửa thế kỉ chỉ là thời gian tương đối ngắn trong lịch sử, nhưng đã diễn ra những sự kiện quan trọng ở HK, VN và thế giới. Trong dịp cuối năm thư thả và yên tĩnh chúng ta – những ai đang quan tâm tới đất nước, dù ở trong nước hay hải ngoại, từ những trí thức, nhân sĩ, thanh niên, các tổ chức Xã hội dân sự (XHDS), kể các đảng viên CS tiến bộ biết quí lòng tự trọng - hãy bình tâm nhìn lại sự phát triển trong nửa thế kỉ ở HK và VN để tìm ra nguyên nhân, rút tỉa kinh nghiệm, quyết tìm ra bài học thực tế và dứt khóa chọn hướng đi tương lai đúng đắn cho VN.   I. Cách nằm mơ giải quyết chiến tranh để giữ „danh dự“ cho Mĩ và không bị mang tiếng là „bán đứng đồng minh“ của Nixon-Kissinger   Cách đây hơn nửa thế kỉ khi tranh cử TT 1968, Nixon hứa với cử tri HK là, ông sẽ tìm cách chấm dứt chiến tranh VN trong tư thế mạnh để HK không thể trở thành quốc gia thua trận đầu tiên trong lịch sử, đồng thời không bị mang tiếng là „phản lại đồng minh“. Đa số cử tri Mĩ đã bầu cho ông. Sau khi nắm chức TT từ đầu 1969, Nixon cử Kissinger làm Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia (HĐANQG) và sau đó kiêm chức Bộ trưởng Ngoại giao HK. (3)   Trước đó TT Kennedy vì cũng tin chủ thuyết Domino của thời TT Eisenhower- „Nếu Miền Nam rơi vào CS thì nhiều nước Á châu, đặc biệt Đông nam Á sẽ chạy theo CS“- nên đã gia tăng nhanh số cố vấn quân sự HK sang Miền Nam VN từ 685 (1960) lên 16.000 (11.63) khi Johnson thay Kissinger bị ám sát 4 để giúp chính phủ Việt Nam Cộng hòa (VNCH) thời Ngô Đình Diệm chống lại chiến tranh giảỉ phóng do ĐCSVN tổ chức xuyên qua Mặt trận giải phóng (MTGP) Miền Nam, do chính đảng này dựng lên theo mẫu mực Chiến tranh giải phóng (CTGP) của Mao Trạch Đông đánh đổ Tưởng gới Thạch phải chạy sang Đài loan 1949.   Sau khi Ngô Đình Diệm bị chính quyền Kennedy lật đổ 1.11.63 thì Miền Nam rơi vào khủng hoảng chính trị toàn diện, chỉ nội trong 2 năm 1963-65 có tới 10 chính phủ liên tiếp bị dựng lên đạp xuống, trong khi chiến tranh ngày càng gia tăng. Một số tướng lãnh tranh giành quyền lực và tham nhũng, đứng đầu là Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ! Phong trào Phật giáo đòi thành lập chính phủ dân sự thay thế chế độ quân phiệt, tiếp đến là phong trào chống tham nhũng của Linh mục Trần Hữu Thanh từ cuối 1973. 5   Sau khi Kennedy bị ám sát 22.11.1963, Johnson lên thay và cả tin là, với võ khí tối tân và sức mạnh kinh tế, ngoại giao HK sẽ đánh tan Chiến tranh giải phóng ở Miền NamVN. Nên ông đã thay đổi chiến lược, từ cố vấn sang trực tiếp tham chiến theo sách lược HK hóa chiến tranh VN. Chỉ trong vài năm số binh sĩ Mĩ tham chiến trực tiếp ở VN đã lên tới trên nửa triệu người. Và sau biến cố Vịnh Bắc bộ (4.8.1964) Hoa kỳ còn thả bom đánh phá miền Bắc. Nhưng chiến tranh giải phóng vẫn lan rộng ở Miền Nam. Cuộc tham chiến trực tiếp ở VN theo kế hoạch Mỹ hóa chiến tranh VN thời Johnson đã gây thiệt hại người và ngân sách rất lớn cho HK, từ 386 triệu USD (1964) đã vọt lên 20 tỉ USD (1967) 6 và phong trào phản chiến bùng nổ ở HK khiến Quốc hội (QH) Mĩ thay đổi thái độ, từ ủng hộ toàn bộ TT trở thành cơ quan kiểm soát đường lối ngoại giao, quân sự đối với hành pháp. Vì thế kế hoạch „Đại xã hội“ xóa nghèo đói ở HK cũng bị thất bại. Cuối cùng Johnson đã phải bỏ ra tranh cử TT cuối 1968.   ***   Là một chính trị gia theo chủ nghĩa thực dụng (Realpolitik), đặt tham vọng cá nhân làm tối thượng, muốn thành công trong nhiệm kì TT đầu tiên để lót đường cho TT nhiệm kì 2 mong vang danh lịch sử. Với sự tiếp sức mạnh mẽ nhất của Kissinger. ngay khi vào nhà trắng trong vai trò Cố vấn an ninh, và sau đó kiêm nhiệm Bộ trưởng Ngoại giao, hai người đã đưa ra chiến lược VN hóa chiến tranh thay cho HK hóa chiến tranh VN thời Johnson. Sách lược này có những nội dung chính là, Miền Nam VN phải tăng cường quân lực và gánh vác trực tiếp cuộc chiến để quân lực HK rút lui từng bước khỏi Miền Nam. Đồng thời HK khai thác sự xung đột của LX và TQ - hai nước CS và đồng minh chính của Hà nội- . Kissinger-Nixon tin rằng, chính sách chia để trị sẽ gây ra hoang mang lo sợ cho nhóm cầm đầu CSVN, tạo thế thuận lợi cho Nixon tại Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh VN. Cao điểm của chiến lược này là Nixon-Kissinger. đã đi đêm với Mao Trạch Đông. Sau những cuộc gặp bí mật của Kissinger với Chu Ân Lai và Mao 1971, nên Mao đã niềm nở đón Nixon tại Bắc kinh 21. 2.1972 và sau đó Nixon giúp TQ giành ghế thường trực tại HĐBALHQ. Chỉ ba tháng sau (5.1972) Nixon cũng còn được Breschnew (Chủ tịch đảng và Chủ tịch nước (CTN) LX) -đồng minh chính của CSVN khi đó- tiếp và hội đàm thân mật, mặc dầu các cuộc ném bom của HK gia tăng ở Miền Bắc và còn mở rộng chiến tranh sang Kampuchia và Lào. Các biến cố này làm điên đầu Lê Duẩn- Lê Đức Thọ và đã bực bội kết án Bắc kinh là đâm dao sau lưng đồng chí. (7)   Nhờ thế sau 4 năm đàm phán (18.1.1969 -18.1.1973) giữa „ những người điếc“ Hội nghị 2 bên bốn phe (CS miền Bắc-MTGP/HK-VNCH) vào đúng dịp tranh cử TT nhiệm kì thứ 2, Nixon đã hãnh diện trình làng trước dư luận HK và thế giới về dự thảo Hiệp định và để các bên kí vào ngày 27.1.1973 vào đúng dịp Nixon bắt đầu nhiệm kì TT lần thứ 2. Khi đó trước dư luận ông đã hô hoán như đã giữ lời hứa chấm dứt chiến tranh trong danh dự! (8)   Nhưng thực sự thì lại hoàn toàn khác. Những điểm chính trong hiệp định xác định nội dung mà trong thời gian đầu N-Kissinger coi là không thể nhượng bộ. Như „đình chiến tại chỗ“ để cho hàng trăm ngàn Quân đội miền Bắc đóng quân tại chỗ không phải rút về miền Bắc. Ban quân sự hai bên có nhiệm vụ ngăn ngừa xung đột, nhưng trong thực tế nó trở thành để mỗi bên tự ý dùng quyền phủ quyết để cuộc chiến tiếp diễn. Ủy hội Quốc tế kiểm soát đình chiến chỉ là con hổ không răng. Hội nghị quốc tế Hòa bình Paris về VN gồm 12 nước, nhưng mỗi nước chỉ đứng về phe của mình…Tuy nhiên khi ấy Ủy ban Nobel Hòa bình 1973 lại ngớ ngẩn công bố giải thưởng Nobel Hòa bình cho Kissinger-Lê Đức Thọ gây nhiều tranh cãi. Kissinger hớn hở đón nhận, nhưng Lê Đức Thọ từ chối, vì chính khi ấy Lê Duẩn đang chuẩn bị cho trận Tổng công kích sẽ khai diễn vào giai đoạn thích hợp! 9 Tuy vậy Nixon-Kissinger vẫn nuôi hi vọng là, ít nhất vài năm sau Miền Nam còn tồn tại để Nixon-Kissinger không bị tai tiếng là thua trận và bán đứng đồng minh! Nhưng vụ gian lận Watergate đã làm tê liệt chính quyền Nixon và việc QH HK khóa ngân sách tài trợ quân sự và kinh tế cho Miền Nam đã như lời mời cho CS miền Bắc mở cuộc tổng tấn công với cao điểm là đầu 1975. Vào chính thời điểm chế độ CS miền Bắc đổ toàn quân vào Miền Nam để chiếm trọn Miền Nam thì Mao đã ra tay cho hải quân TQ chiếm Hoàng sa (1.1974) do VNCH kiểm soát. Nixon-Kissinger đã im lặng! 10   II. Xã hội DCĐN tự do phóng khoáng: Thay đổi trong ổn định   Xã hội mở phóng khoáng ở Mĩ từ sau Nixon đã trải qua 9 đời TT Ford, Carter, Reagan, Bush cha, Clinton, Bush con, Obama, Trump, Biden. Sau vụ Watergate HK rơi vào khủng hoảng nội bộ kéo dài, Nixon phải từ chức để tránh bị cách chức và ngồi tù. TT Ford ân xá cho Nixon đã gây ra tranh cãi lớn, nên ông đã thất cử, nhưng là người đón nhận tử tế tị nạn VN vào HK. TT Carter (1977-81) phải tập trung hàn gắn phân hóa trong xã hội Mĩ sau thất bại chiến tranh VN, lại phải đối phó với lạm phát cao và khủng hoảng năng lượng. Ông hướng trọng tâm vào nhân quyền và được giải Nobel Hòa bình. TT Reagan giữ hai nhiệm kì 8 năm (1981-89), có chính sách kinh tế tự do thích hợp với HK khi đó, nên kinh tế Mĩ tăng trưởng đều đặn. Khi làm TT ông còn gặp thời, vì khi đó Gorbachow làm TBT và CTN LX (1985-91) và thực hiện cải cách sâu rộng nội bộ, đồng thời thỏa thuận tài giảm võ khí chiến lược giữa HK-LX. Nhờ vậy người kế nhiệm Reagan là TT Bush (1989-93) đã chứng kiến bức tường ô nhục Berlin sụp đổ 11.89. Trước đó (12.6.87) TT Reagan đã kêu gọi Gorbachow dỡ bỏ bức tường ô nhục này. Tại hội nghị Thượng đỉnh ở Malta 3.12.89 TT Bush và TBT Gorbaschow chính thức chấm dứt Chiến tranh lạnh Đông-Tây giữa CS-Tư bản từ sau Thế chiến thứ 2. Nhờ vậy các nước Đông Âu từ bỏ CS. Liên minh Âu châu (EU) mở rộng cho các nước cựu CS Đông Âu trở thành một khu vực tương đối dân chủ, phát triển, giải quyết các cuộc chiến xung đột khu vực. Bush cha đã giúp Tây Đức thống nhất với Đông Đức trong hòa bình.   Nhưng kinh tế Mĩ không phát triển tốt nên cử tri HK đã bỏ phiếu cho Clinton 2 nhiệm kì (1993-2001). Clinton tập trung vào các vấn đề đối nội của HK như bảo hiểm sức khỏe, chống AIDS và kì thị, tăng thuế để nâng cao ngân sách. Trong ngoại giao thời thập niên 90 khi ông làm TT được coi là „thập niên vàng“, vì sau khi LX sụp đổ nên tình hình quốc tế tương đối ổn định, ngoại trừ chiến tranh ở Kosovo-Nam tư. Trong nhiệm kì 2 Clinton phải đối phó với các Affaire tình ái với một số phụ nữ, có lúc QH đã vận động để cách chức nhưng không thành. Từng trong phong trào phản chiến tranh VN thời sinh viên, Clinton đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với VN giữa thập niên 90.   Vừa làm TT chưa lâu Bush con (2001-09) đã phải chứng kiến biến cố tàn khốc 11.9.2001 của nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan bin Laden đã tấn công Trung tâm Thương mại Thế giới ở NewYork và một số nơi ở HK, giết hại gần 3.000 người và hàng chục ngàn người bị thương làm xúc động toàn HK và thế giới. Lúc đầu ông được sự hậu thuẫn của nhân dân HK và các đồng minh. Nhưng TT Bush con đã có phản ứng quá đà, vung tay quá trán, có lẽ từ hậu quả bệnh nghiện rượu thời còn thanh niên. Bush con cho quân Mĩ vào Afghanistan và dựng đứng lên tin là TT Irak Saddam Hussein có võ khí hóa học để đánh lừa HK và thế giới, đem quân tham chiến trực tiếp ở Irak đẩy HK vào chiến tranh sa lầy ở Trung đông. TQ lợi dụng trỗi dậy trở lại.   Tiếp đến là thời kì của TT Obama tám năm (2009-17), là TT Mĩ đầu tiên gốc châu Phi. Ông tập trung giải quyết hậu quả của khủng hoảng kinh tế -tài chính HK và thế giới 2008; thực hiện các cải cách nội bộ, nổi tiếng là Obamacare nhằm cải tổ hệ thống bảo hiểm y tế để nhiều giới được hưởng. Ông để HK rút quân khỏi Irak, cải thiện quan hệ với các nước Hồi giáo, mở rộng chiến tranh ở Afghanistan, thủ lãnh khủng bố bin Laden bị giết; căng thẳng với Nga sau khi Putin chiếm đảo Krim của Ukraine, bình thường quan hệ với Cuba, tích cực ủng hộ kế hoạch chung về biến đổi khí hậu đạt Thỏa thuận chung Paris 2015.   Nhà tài phiệt và Playboy Trump đã may mắn thắng cử TT (2017-21). Nhưng khi quyền trong tay ông ta hành động của một nhà độc tài như trong một xã hội khép kín kiểu CS, nên hoàn toàn không thích hợp với xã hội mở, phóng khoáng của HK. Vì thế HK lại rơi vào rối loạn cùng cực, các đồng minh chính mất tin tưởng. TQ trỗi dậy trở thành siêu cường kinh tế thứ 2, tranh giành ảnh hưởng với HK.   Từ 3 năm qua TT Biden (2021) phải giải quyết các vấn đề nội bộ cực kì rối loạn do Trump để lại và giải quyết kinh tế tê liệt do Covid 19. Ông làm sống dậy liên minh ngoại giao, quốc phòng và kinh tế với EU, NATO và kết hợp với nhiều nước Á châu để chống lại chiến tranh xâm lược của Putin ở Ukraine và chủ trương xâm lấn biển Đông của Tập Cận Bình. Nhờ đó gây lại niềm in với các đồng minh, mặc dầu đã ở tuổi quá cao.   Nói tóm lại, hơn nửa thể kỉ qua TT Mĩ nào chỉ theo chủ nghĩa thực dụng, đặt tham vọng cá nhân quá lớn, chỉ biết trước mà không thấy sau, sẽ phải nhận thất bại, như với Trump và Bush con. Trường hợp Nixon còn thảm hại hơn. Không chỉ thất bại trong chiến tranh VN, phải từ chức vì gian lận trong vụ Watergate, mà còn để lại những hậu quả cực kì tai hại không chỉ cho HK mà cho cả thế giới cho tới ngày nay, do tin tưởng mù quáng vào Mao, nên đã nhượng bộ phi lí cho TQ.   Xã hội tự do phóng khoáng của Mĩ không cho phép những thủ đoạn gian xảo, lời hứa hão không thể che đậy được lâu, trước sau sẽ bị dư luận của các tổ chức xã hội dân sự độc lập được tự do hoạt động, các giới trí thức, chuyên viên có lương tâm, nền báo chí- truyền hình độc lập và cạnh tranh phanh phui, tạo ra những tranh luận công khai, thẳng thắn và hàng ngày.   Đây là những điều kiện cần thiết và rất quan trọng để nâng cao dân trí. Nhân dân các giới, đặc biệt là phần lớn cử tri -còn được gọi là đa số thầm lặng có trí tuệ và tấm lòng-, theo dõi và đánh giá các ứng cử viên TT trong các cuộc bầu cử định kì và giới hạn thời gian. Chính nhờ đó chế độ dân chủ tự do phóng khoáng ở HK mở ra những cơ hội mới để xã hội thay đổi thường xuyên. Những tư tưởng sai lầm, những chủ trương cực đoan không thích hợp bị kết án, bị thay thế, đào thải…Nhờ thế xã hội này rất năng động, được cải thiện thường xuyên với chất lượng cao.   Trong xã hội cởi mở, phóng khoáng, đôi khi vẫn có những rủi ro trong các cuộc bầu cử TT. Nhưng nói chung cử tri Mĩ phần lớn biết chọn TT. Nếu sau này thấy sai họ dám chống lại các quyết định của chính họ. Mỗi lần xã hội HK rơi vào khủng hoảng, cử tri thường chọn một TT mới, giống như một bệnh nhân cần phải thay bác sĩ, thay thuốc, tiếp máu để hồi phục trở lại. Nhờ đó nửa thế kỉ qua, HK tuy phải trải qua một số lần bão tát chính trị, kể cả cuồng phong như Tornado; nhưng các thành phần tiến bộ trong xã hội HK biết dùng kiến thức và kinh nghiệm vẫn can đảm vượt qua thành kiến đảng phái và chủng tộc lại cùng nhau đứng dậy, mạnh bước tiến lên. Chính vì vậy HK vẫn giữ được vị thế của cường quốc số một trên thế giới từ sau Thế chiến thứ 2 đến nay.   Như vậy tuy chưa phải toàn hảo, đôi khi vẫn còn sơ hở, nhưng cho tới nay nói chung, nền tảng chế độ DCĐN ở HK có đủ sức để tự đề kháng ngăn cản và chống thế lực độc tài, chủ nghĩa dân tộc cực đoan từ bên ngoài. Mà đặc biệt còn biết kết hợp các nội lực tiến bộ ở mỗi thời kì trong xã hội HK để đẩy lùi, sửa chữa những chủ trương quá khích, kì thị, hay các mầm mống độc tài.   III. Cách nằm mơ tiến lên thiên đàng XHCN từ HCM tới Nguyễn Phú Trọng   Đầu thế kỉ trước khi mới ở tuổi 20-30 chưa đủ kiến thức chính trị và kinh nghiệm chính trị, nhưng sau khi là đảng viên CS Pháp (1920) và sang LX để được huấn luyện thành cán bộ Đệ tam Quốc tế CS vào thập niên 20-30 của thế kỉ trước. Nhưng HCM đã ngây thơ đến mức khờ khạo mù quáng tin tuyệt đối vào chủ nghĩa đại đồng của Marx và nhắm mắt tuân theo các phương pháp giải phóng thuộc địa và nắm quyền kiểu Lenin, dùng các thủ đoạn cực kì tàn bạo và dã man, lấy đấu tranh giai cấp và bạo lực trong việc cướp quyền và giữ độc quyền cho ĐCS. Nên ngay khi ấy ông đã quả quyết đó là “đũa thần”, là “bửu bối” tuyệt đối trung thành. Ông Hồ không thấy rằng, áp dụng chủ nghĩa Marx-Lenin để đánh đuổi thực dân chính là đánh hổ cửa trước rước sói cửa sau! Đánh đuổi thực dân nhưng lại dựng lên chế độ độc tài và cực kì sai lầm Marx-Lenin!!! 11 Chính vì thế từ đó dân tộc ta đang trở thành nạn nhân của học thuyết này gần 1 thế kỉ nay. Sẵn sàng lập ĐCS Đông dương, sau đổi thành Đảng Lao động và từ Đại hội (ĐH) 4 là ĐCSVN, hãnh diện làm “tiền đồn” cho Thế giới CS chống lại Tư bản. Là học trò ngoan của HCM, nên chính Nguyễn Minh Triết, trong tư cách CTN, cũng đã hãnh diện tới mức ngây ngô ngớ ngẩn, nói trong chuyến thăm Cuba (28.9.2009), là hai nước làm lính canh cho thế giới CS:   „Có người ví von, Việt Nam- Cuba như là trời đất sinh ra. Một anh ở phía Đông, một anh ở phía Tây. Chúng ta thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới! Cuba thức thì VN ngủ, VN gác thì Cuba nghỉ…“ (12)   Vì thế sau khi chiếm được miền Bắc Lê Duẩn và HCM chuẩn bị ngay chiến tranh Giải phóng ở Miền Nam. Khi ấy thuộc hạ tâng bốc Lê Duẩn là ông “Trăm nến” -thông minh sáng suốt như trăm ngọn nến! Chống lại chủ trương “Chung sống hòa bình“ của Chruschtschow nên đã thần thánh hóa Mao:   “Chính ĐCS TQ, đứng đầu là đồng chí Mao Trạch Đông, là người đã thực hiện một cách xuất sắc nhất lời giáo huấn của Lê nin vĩ đại… Nếu trước đây Lê nin đã nói rằng, sách lược cách mạng Nga là một mẫu mực cho tất cả người CS thế giới, thì ngày nay chúng ta cũng có thể nói rằng, sách lược của cách mạng TQ là một mẫu mực về sách lược cho nhiều nước CS ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ la tinh…” (13)   Vì thế bằng mọi giá phát động Chiến tranh giải phóng Miền Nam! Họ đã cực kì mù lòa không biết rằng, giữa lúc Chiến tranh lạnh bùng nổ giữa CS và Tư bản, làm như thế là đưa dân tộc VN vào nội chiến tàn khốc, làm quân cờ, vật thí nghiệm cho các thế lực đế quốc bên ngoài!   Từ khi trương ngọn cờ đánh thực dân, giành độc lập, nhưng từ tâm đen chỉ cốt đánh lừa sự nhẹ dạ lòng yêu nước của đa số nhân dân để thực hiện phương pháp văn hóa cai trị Marx-Lenin để cướp chính quyền Mùa Thu 1945, tiếp đến thiết lập chế độ XHCN trên toàn miền Bắc từ 1954 và rồi cả Miền Nam từ 1975, HCM và những người hậu duệ từ Lê Duẩn tới Nguyễn Phú Trọng đã dựng lên một chế độ khép kín, cực kì độc tài XHCN theo mô hình Marx-Lenin trên toàn VN 14 -khác hẳn với chế độ tự do phóng khoáng DCĐN của HK và nhiều nước khác trên thế giới.   Điểm chung lớn và nổi bật của những người cầm đầu chế độ toàn trị suốt gần 80 năm qua từ HCM, Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh tới Nguyễn Phú Trọng hiện nay là cực kì mù quáng, chỉ lấy niềm tin chủ quan của cá nhân và phe đảng làm nền tảng hoạt động, phủ nhận hoàn toàn các thực tế khách quan, thẳng tay đàn áp tàn bạo các tiếng nói đối lập, ngay cả với các thành phần đảng viên tiến bộ và có lương tâm qua nhiều thời kì. Như các tổ chức VN Quốc dân đảng, Đại Việt…, nhiều nhân sĩ trí thức suốt gần 8 thập kỉ, các đảng viên CS tên tuổi như TTg Võ Văn Kiệt, ủy viên BCT Trần Xuân Bách, tướng Trần Độ...   Sau khi LX và các nước CS Đông Âu tan rã Võ Nguyên Giáp đã tỉnh ngộ nói thẳng: ” Thời đại ngày nay có nhiều điều thời C.Marx chưa có, ngay cả thời bác Hồ cũng có những điều chưa có. 25 năm sau khi Tuyên ngôn của ĐCS ra đời C.Marx đã nói, bây giờ tình hình có nhiều điểm khác trước, nếu ngày nay mà viết lại thì những biện pháp cách mạng nêu ra trong cuối Chương II của Tuyên ngôn có nhiều điểm phải viết khác đi.” (15)     IV. Xã hội độc tài, khép kín: Cản trở đất nước thay đổi, ổn định giả đang đứng trước sóng ngầm   Các thủ lãnh trong chế độ độc tài còn tuân theo chủ nghĩa thực dụng hơn nữa, chỉ thấy trước mà không thấy sau, chỉ thích nghe nịnh hót, không dám nghe phê bình. Họ chỉ tính toán theo lợi ích cá nhân và vây cánh! Cụ thể như Lenin, Stalin ở cựu LX và Putin hiện nay. Hay Mao, Tập ở TQ. HCM, Lê Duẩn, Đỗ Mười, Nguyễn Phú Trọng ở VN.   Chính vì vậy cách cai trị độc tài tuân theo mù quáng ý thức hệ sai lầm Marx-Lenin đã dựng lên một xã hội khép kín, bất động, ù lì, im lặng như đống thóc, coi dân và đảng viên như một đàn cừu, không phải là xã hội con người có nhận thức và ý kiến độc lập. Đây là sự ổn định giả tạo, dưới bạo lực của bộ máy công an mật vụ hàng triệu người từ các thôn làng ở miền quê tới các phường trong các thành phố và bộ máy tuyên giáo nắm trọn các hoạt động báo chí, truyền thanh, truyền hình, internet, toàn quyền định hướng nhà báo viết gì, viết như thế nào để tô hồng cho Tứ trụ ….Với cơ chế tổ chức này đã tạo ra những người chỉ biết lợi dụng cơ chế độc tài toàn trị để trở thành những kẻ độc quyền trong từng thời kì như các vua thời phong kiến, toàn quyền thao túng Bộ chính trị (BCT), Trung ương đảng (TUĐ) để sai bảo hàng triệu đảng viên!   Chính Nông Đức Mạnh vào “Ngày Báo chí VN” đã nói thẳng sự khinh thường báo chí như thế nào: “Báo chí viết gì, nói gì, thông tin gì, bao giờ cũng phải vì lợi ích của cách mạng, của đất nước của Đảng „ 16 . Rồi Đỗ Mười, người suốt mấy chục năm cầm trịch và giựt dây cũng phán cho các nhà khoa học XHCN phải viết kết luận trước khi nghiên cứu: “Những người làm công tác lí luận cần phải phát triển lí luận cách mạng VN lên một bước mới, chứng minh được con đường XHCN chúng ta đi là có cơ sở khoa học và nhất định sẽ thắng lợi” (17)   Chế độ độc đảng theo khuôn mẫu văn hóa cai trị Marx-Lenin khiến cho các cơ thế dùng để ngăn chặn, trừng trị lạm quyền, lộng quyền, tham nhũng của các cơ quan công quyền, như QH, tòa án, viện kiểm sát đã biến thành các cơ quan độc quyền của ĐCS, thực chất là nằm trong tay vài người có thế lực nhất trong BCT trong từng thời kì, dùng vây cánh, chức tước và tiền bạc thao túng tung hoành! 18 Vì thế càng chống tham nhũng thì tham nhũng càng bùng nổ bất trị theo thời gian:   Thời Nông Đức Mạnh bùng ra vụ tham nhũng Mafia Năm Cam, PMU 18 19 . Các thủ phạm tiếp tay lại chính là các tướng công an, các cán bộ lãnh đạo báo chí. Các người đứng chóp bu trong Đảng và Chính phủ thì được bảo vệ.   Thời Nguyễn Tấn Dũng nổ tung ra vụ tập đoàn Vinashin (con tầu không bến) thiệt hại ngân sách quốc gia nhiều tỉ USD, gây ra tranh chấp công khai kịch liệt giữa Nguyễn Phú Trọng- Nguyễn Tấn Dũng suốt trong nhiều năm. Cuối cùng 2 người này thỏa hiệp tạm thời đề nắm quyền tiếp. 20 Từ khi Nguyễn Phú Trọng nắm chức TBT và kiêm Trưởng ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng và tiêu cực thì tham nhũng càng tung hoành trở nên bất trị. Mặc dầu ông Trọng đã ra rất nhiều nghị quyết và luật bảo là rất nghiêm minh, “nhốt quyền lực trong lồng”, trừng trị “bất cứ người đó là ai”. Tuy nhiên vụ tham nhũng có hệ thống Việt Á chống Covid-19 liên quan tới nhiều bộ trưởng, nhiều ngành. Nhưng chính Nguyễn Phú Trọng lại kí Quyết định số 264/QĐ-CTN (10.3.2021) „Tặng Huân chương lao động hạng ba cho công ti Việt Á có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các công tác phòng, chống dịch Covid-19“. Tiếp đó lại xẩy ra vụ án tham nhũng “Chuyến bay giải cứu” lợi dụng hàng chục ngàn người bị kẹt ở nước ngoài do Covid-19 muốn trở về VN chưa giải quyết xong. 21 Tình hình rất căng thẳng, đổ tội lẫn nhau đã chạy lên cả BCT, TUĐ. Nên để tự cứu mình và vây cánh Nguyễn Phú Trọng đã phải tổ chức 4 Hội nghị trung ương bất thường và QH họp bất thường cuối 2022 để chảm CTN Nguyễn Xuân Phúc và 2 Phó TTg cùng nhiều cán bộ cao cấp. Nay lại đang bùng nổ Vụ án Vạn Thịnh Phát - Trương Mỹ Lan tham nhũng lên tới 433.000 tỷ đồng, „lớn nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam.“ (22)   Vì cầm quyền lâu không xuyên qua các cuộc bầu cử dân chủ trong Đảng và nhân dân, nên những người cầm đầu đang thành tù nhân của quyền lực, bị quyền lực và bổng lộc quyến rũ sai khiến. Nên những người cầm đầu này trong từng thời kì tạo dựng vây cánh để thanh toán lẫn nhau, toa rập với nhau để cố kéo dài quyền hành, hay cất nhắc tay sai lên, nhưng mình đứng đằng sau giật dây. Như Đỗ Mười đã ngăn cản không cho điều tra các tố cáo vụ Năm Châu-Sáu xứ để bảo vệ Lê Đức Anh. Hay vụ tìm cách lật đổ TBT Lê Khả Phiêu của Đỗ Mười-Lê Đức Anh để đưa Nông Đức Mạnh lên thay làm bù nhìn cho Đỗ Mười tự do thao túng suốt 2 nhiệm kì TBT 10 năm! Khi ấy tướng Võ Nguyên Giáp và một số Ủy viên BCT đã phải công khai phê bình hành động toa rập của Đỗ Mười-Lê Đức Anh làm “đảo chánh” ngay trong cung đình đỏ. (23)   Các thủ đoạn lạm quyền, lộng quyền của Nguyễn Phú Trọng lại càng ngang ngược hơn, dựng lên và bắt phe cánh xếp cho mình vào “trường hợp đặc biệt” từng bước nắm TBT suốt 3 nhiệm kì , mặc dầu đã bị bệnh nặng , quá tuổi vượt xa thời hạn theo qui định của Điều lệ Đảng! Mặc dầu ông Trọng vẫn từng lên giọng rao giảng đạo đức giả: Danh vọng có ý nghĩa gì, danh dự mới là quí…, đòi kẻ dưới phải tuyệt đối tuân hành kỉ luật Đảng. Và từng mạt sát đe dọa cựu TTg Võ Văn Kiệt khi ông Kiệt viết thư cho BCT đòi hủy bỏ nguyên tắc tổ chức “tập trung dân chủ” chỉ là hình thức và đòi thực hiện dân chủ thực sự trong Đảng và ngoài xã hội… (24)   Tình trạng ngày càng lạm quyền, lộng quyền, tham nhũng của ngay những người có thế lực nhất trong Đảng là hậu quả trực tiếp của chế độ độc đảng cầm quyền lâu, và áp dụng bàn tay sắt theo cách cai trị Marx-Lenin. Nó biến quyền thành tiền, tiền đề mua quyền. Chính điều này Lê Khả Phiêu đã phải xác nhận!   Cả trong lãnh vực đối ngoại, tâm lí bạc nhược, bảo thủ, sợ những thay đổi có thể làm mất quyền lực của bản thân và vây cánh cũng là những tiêu chí hành động của họ trong nhiều thập niên vừa qua. Vì thế mặc dù Bắc kinh đã mấy lần bán đứng đồng chí Hà nội để tranh thủ quyền lợi cho TQ, như Mao đã thực hiện khi bắt tay Nixon-Kissinger giữa lúc chiến tranh VN đang ở giai đoạn căng thẳng nhất. Cả tới sau này, mặc dầu Bắc kinh xâm chiếm Hoàng sa 1974, mở chiến tranh biên giới đánh phá các tỉnh biên giới phía Bắc VN 1979 rồi ủng hộ chế độ Pol Pot ở Kampuchia …Nhưng để bảo vệ độc quyền cho Đảng và quyền hành cho chính mình, họ không biết hổ thẹn vẫn sang Thành đô “cầu hòa” với Thiên triều phương Bắc 1990. Họ tin rằng, CSTQ trụ được thì CSVN cũng trụ được. Mặc dầu nhiều tổ chức và nhân sĩ trí thức VN, cả Võ Văn Kiệt, Võ Nguyên Giáp đã cánh báo chủ trương bành trướng đế quốc của Bắc kinh. Và mới ngày 12.12.2023 Nguyễn Phú Trọng đã ngoan ngoãn nghe lời ru ngủ của Tập Cận Bình tự chui vào cái rọ. (25)   V. Chế độ toàn trị CSVN đã bỏ lỡ hai cơ hội vàng cho VN từ sau 1975! Nhưng cơ hội mới đang tới, làm sao nắm được để dân tộc ta chuyển mình thực sự?   Qua các diễn tiến chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa ở HK và VN gần nửa thể kỉ sau Chiến tranh VN mọi người đều có thể thấy. Trong khi ở HK đã có những thay đổi liên tục trong nhiều lãnh vực, đôi khi rất vũ bão. Nói chung là thay đổi tuần tự liên tục đều đặn.   Nhờ thế đời sống vật chất và tinh thần của đa số nhân dân được cải thiện có thể thấy rõ. Trong khi đó gần nửa thế kỉ qua VN trước sau vẫn bị chìm đắm, quần quại dưới chế độ độc đảng. Nên mặc dầu người dân phải làm ăn rất vất vả, nhưng đời sống vật chất chỉ được cải thiện rất ít. Lợi tức đầu người chỉ bằng 1/9 Nam Hàn và Đài loan. Đời sống tinh thần hầu như vẫn dẫm chân tại chỗ, thậm chí phải nói là đang giật lùi! Trong khi đó người dân Nam Hàn-Đài loan không chỉ có đời sống rất sung túc, họ còn được hưởng tự do dân chủ và nhân quyền được tôn trọng. 26 Đó là kết quả đấu tranh kiên trì của các thành phần tiến bộ ở hai nước này đã từng bước dứt khóat rũ bỏ các chế độ độc đảng và quân phiệt và quyết tâm tổ chức xã hội theo DCĐN!   Những kết quả hay hậu quả này là do hai chế độ chính trị ở HK và VN hoàn toàn khác nhau, như trắng với đen. Một bên là ĐA NGUYÊN, môt bên là NHẤT NGUYÊN. Từ các nguyên lí đối nghịch nhau đó đưa tới những cơ cấu tổ chức xã hội và những giá trị nền tảng xã hội hoàn toàn khác nhau.   Xã hội DCĐN thừa nhận sự khác biệt giữa cá nhân về chính kiến và lối sống trong một xã hội, biết tôn trọng cá tính, khuyến khích khả năng và sáng kiến của công dân. Nhưng khi sống chung với nhau thì phải tổ chức xã hội đó như thế nào để quyền lợi chung được tôn trọng, đồng thời mỗi cá nhân vẫn giữ được cá tính và phát triển khả năng của mình. Từ thừa nhận một triết lí rất sát với xã hội loài người, nên các tiêu chuẩn giá trị căn bản của xã hội và những cơ chế tổ chức vận hành xã hội này rất phù hợp với nhau. Nhờ vậy trong các xã hội này sau mỗi lần vấp ngã lại được cải tiến liên tục, để sát với ước nguyện và nhu cầu của cá nhân và xã hội hơn. Vì thế các xã hội DCĐN có sức sống rất năng động và sáng tạo, có ý thức trách nhiệm cộng đồng cao. Cứ sau 4 năm xuyên qua bầu cử tự do dân chủ, cử tri có thể đẩy TT bất tài thất đức về vườn. QH có quyền chất vấn thường xuyên TT và khi cần thiết có thể truất phế TT như trường hợp Nixon.   Ở VN dưới chế độ độc đảng các điều kiện trên hoàn toàn không có. Thậm chí các ĐH Đảng cũng không có thực quyền đề cử hay truất phế TBT. Hiện tượng rất tiêu cực này ngày càng phổ biến, do càng nắm quyền lâu thì những người có quyền lực cao nhất thường lợi dụng để kéo dài quyền, hoặc đứng đằng sau giựt giây. Trong thực tế chỉ tính từ sau 1975 tới nay, sau khi hai cây đại thụ Lê Duẩn-Trường Chinh mất Đỗ Mười và Nguyễn Phú Trọng (hai người cực kì bảo thủ, giáo điều) đã lần lượt thay nhau trực tiếp hay gián tiếp thống đoạt quyền bính bất chấp Điều lệ Đảng suốt thời gian dài từ 1986 tới nay. Sau 1986 Đỗ Mười, dù là người gần như thất học lại bị bệnh tâm thần, nhưng đã tìm mọi cách khuynh đảo BCT. Lúc đầu tuy chỉ giữ chức TTg nhưng đã lấn át Nguyễn Văn Linh. Đến khi nắm chức TBT (1991) thì tự do tung hoành biến Đảng thành cơ quan thi hành các quyết định sai lầm của mình. Dốt nát và bướng bỉnh đặt hệ thống Doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo, vì thế cho tới nay kinh tế VN không ngóc đầu lên được! Cùng với Lê Đức Anh cầu hòa với Giang Trạch Dân tại Thành Đô (9.1990), rồi đưa Lê Khả Phiêu lên làm TBT giữa nhiệm kì. Nhưng khi thấy Phiêu không theo ý của mình nên đã loại giữa đường. Khiến khi đó tướng Giáp đã công khai kết án đó là “đảo chính”. Sau đó đã đặt Nông Đức Mạnh giữ chức TBT bù nhìn suốt trong 10 năm, ĐM đứng đằng sau giựt dây (2001-2011).   Năm 2011 mặc dù đã 66 tuổi, theo Điều lệ Đảng không được ra tranh cử TBT, nhưng Nguyễn Phú Trọng đã lươn lẹo vượt qua. Sau nhiệm kì thứ nhất lại khuynh đảo BCT và TUĐ để làm “trường hợp đặc biệt” nắm ghế TBT lần hai, rồi còn chiếm cả ghế CTN một thời gian. Từ 2021 lại lì lợm ngồi tiếp TBT nhiệm kì ba, mặc dầu bị bệnh nặng. Chính sự lộng quyền đã cho phép quyền lực của người cầm đầu ngày càng bất trị, khiến cho Đảng ngày càng tha hóa, đảng viên càng biến chất và xã hội càng bất trị! (27)   Tự do, bình đẳng, công bằng và bác ái là những giá trị căn bản trong một xã hội DCĐN. Từ những giá trị căn bản cao quí này, các cơ chế tổ chức và vận hành trụ cột để xây dựng, triển khai và kiểm soát chế tài cho các giá trị căn bản trên được thực hiện nghiêm túc, từ các cơ quan công quyền tới các tổ chức trong xã hội và đến tận từng công dân. Từ nguyên tắc tổ chức tam quyền phân lập giữa ba cơ cấu công quyền quan trọng nhất là lập pháp, hành pháp và tư pháp, hoạt động độc lập, bình đẳng, nhưng có trách nhiệm liên đới với nhau để tránh bị lạm quyền và ngăn ngừa độc tài, tham nhũng; đồng thời gìn giữ nghiêm minh kỉ cương quốc gia và bảo vệ độc lập và hòa bình với bên ngoài. Hệ thống tư pháp và tòa án độc lập từ trung ương tới địa phương là những thanh gươm bảo vệ trật tự, công bằng và bình đẳng giữa các cơ quan công quyền và với nhân dân. QH (lập pháp) là cơ quan công quyền thảo luận và ban hành các đạo luật, còn là cơ quan kiểm soát và thúc đẩy chính phủ thực hiện các chính sách thích hợp. Các cuộc điều trần, chất vấn công khai và thẳng thắn TT trước QH. Và nếu cần để bảo vệ nền tảng dân chủ của đất nước, các đại biểu QH của hai đảng có thể hợp tác để cách chức TT. Hành pháp không chỉ có nhiệm vụ điều hành các cơ quan chính phủ, mà còn có quyền yêu cầu QH thông qua các chính sách mới phù hợp với tình thế.   Bên cạnh đó, các tổ chức XHDS từ trung ương tới địa phương trong đủ mọi lãnh vực liên quan tới đời sống hàng ngày của công dân được tôn trọng và bảo vệ từ phía các cơ quan công quyền để các XHDS được độc lập, tự do thành lập và hoạt động trong khuôn khổ luật pháp của xã hội DCĐN. Lãnh vực hoạt động cực kì quan trọng nữa trong một xã hội DCĐN là các báo chí, truyền thanh, truyền hình, điện tử được độc lập và tự do hoạt động. Những trí thức, chuyên viên, những người cầm bút trở thành những tổ chức và cá nhân làm tai, mắt, miệng và cái đầu của nhân dân và toàn xã hội. Đó là những nơi phát ra tiếng nói từ lương tâm, trí tuệ của toàn xã hội!   Chính trị, kinh tế, giáo dục và văn hóa trong các xã hội DCĐN được tự do phát triển và cạnh tranh lành mạnh và thường xuyên. Các chính đảng, nghiệp đoàn và các tổ chức văn hóa, giáo dục được tự do hoạt động. Đó là những động cơ khuyến khích tài năng và bảo vệ công dân và các tổ chức. Nhờ vậy năng suất lao động cao, khuyến khích tinh thần sáng tạo và các chính kiến được quyền công khai tranh luận. Đây là những động lực chính để nâng cao liên tục đời sống vật chất và tinh thần của người dân.   Những giá trị căn bản và cao quí này từ những kinh nghiệm của nhân loại trải qua ngàn năm để kiến tạo một xã hội văn minh thời đại đã không được nhìn nhận, còn bị phủ nhận và đán áp ở VN suốt gần thế kỉ qua dưới chế độ XHCN. Hệ thống phân quyền hoàn toàn bị thủ tiêu trong thực tế. QH, Chính phủ, Tòa án nhân dân chỉ làm theo lệnh của BCT, Ban bí thư (BBT). Nhưng trong thực tế chỉ một người có quyền lực lớn nhất từng thời kì, lưu manh xảo quyệt độc quyền và vài nhóm lợi ích chia chác quyền-tiền với nhau! Nhưng họ vẫn núp đằng sau Đảng độc tài để nhân danh biện minh cho độc quyền. Nếu không làm thế họ sẽ chết sớm. Chính điều này nguyên CTN Nguyễn Minh Triết đã bộc trực công khai nói thẳng:   „Dù ai nói ngả nói nghiêng, dù ai có muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp gì đó thì không có chuyện đó. Bỏ cái đó đồng nghĩa với chúng ta tuyên bố chúng ta tự sát, cho nên phải củng cố công tác chính trị tư tưởng, củng cố vai trò của Đảng.“ (28)   Trong khi đó Điều 4/1 của Hiến pháp đã giành độc quyền cho đảng này: „ Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.“ (29)   Sau gần 80 năm cai trị độc quyền tàn ác, vì vậy hiện nay chế độ này chỉ tùy thuộc một người có quyền lực bao trùm nhất trong từng giai đoạn và phục vụ vài nhóm lợi ích. Vì thế khi cơ hội vàng cho nhân dân và đất nước sẽ dễ bị bỏ qua, vì nó hoàn toàn đi ngược với quyền lợi ích kỉ của những người này!   Chỉ tính từ sau 4.1975 các thế lực độc tài, bảo thủ lì lợm đã cả vú lấp miệng em, ngăn cản và đàn áp các thành phần đảng viên CS tiến bộ và quí tự trọng và đàn áp dã man các nhân sĩ, trí thức dân chủ. Nên họ đã ra tay phá tan hai cơ hội vàng của VN có thể chuyển từ độc tài sang dân chủ đa nguyên.   Kiêu ngạo trước chiến thắng 4.1975 nên họ đã nuốt lời hứa Hòa giải dân tộc với nhân dân, kết hợp nội lực để cùng nhau xây dựng tái thiết nhanh sau cuộc nội chiến suốt trên hai thập kỉ. Thay vào đó là nhắm mắt mù quáng thực hiện chủ trương kiêu binh của bên thắng cuộc, xuyên qua các chính sách trả thù kì thị, bắt hàng trăm ngàn binh sĩ VNCH nhốt trong các trại cải tạo, cưỡng bách hàng triệu dân thành thị phải đi các khu kinh tế mới, đánh đổ tư sản mại bản, lập doanh nghiệp nhà nước và các hợp tác xã nông nghiệp. Thực hiện các mô hình kinh tế XHCN nên các giới công nhân, nông dân bất mãn, nạn đói khủng khiếp như nạn đói 1945, lạm phát phi mã lên tới 700-800%, hàng triệu người đã bị xua đuổi trở thành thuyền nhân, phải vượt Thái bình dương tìm đường tị nạn. Tạo ra cảnh tang thương làm thế giới vô cùng xúc động!   Đầu thập niên 90 khi các nước CS Đông Âu và Liên xô sụp đổ, chứng minh rõ ràng là, XHCN theo mô hình Marx-Lenin đã hoàn toàn sai lầm. Đúng ra khi ấy là cơ hội vàng thứ hai không chỉ cho nhân dân mà cả cho chế độ đương thời. Nhưng họ lại như con nhím không dám nhìn sự thực, không đủ bản lĩnh và can đảm dứt khoát từ bỏ chế độ độc đảng độc tài, không dám tin vào dân tạo nội lực đoàn kết, hùng mạnh để vươn lên. Trái lại họ đã ươn hèn rủ nhau sang Thành đô cúi đầu thần phục nhờ CSTQ che chở!   ***   Nay VN đang đứng trước cơ hội mới không chỉ thoát Trung mà còn có thể thoát cả nạn độc tài đảng trị, nhưng nguy cơ bị bỏ lỡ cơ hội lần thứ ba cũng lại rất lớn. Từ khi nhà độc tài Putin mở cuộc chiến xâm lược Ukraine từ đầu 2022 để mong tái sinh đế quốc Đại Nga đã làm đảo lộn tình hình thế giới. Tập Cận Bình đã lợi dụng thế cò hến tranh nhau để đóng vai ngư ông biển lợi trong mưu đồ thực hiện tham vọng đế quốc Đại Hán, trước hết ở Á châu và sẽ mở rộng ra trên thế giới trong thế kỉ này.   Vì thế HK, EU và NATO đang liên minh chặt chẽ trong quốc phòng, ngoại giao và kinh tế, thương mại để cô lập Putin. Ngoài ra HK, Nhật bản, Ấn độ và Úc còn lập Liên minh Bộ tứ, cùng với các nước Á châu khác và EU thiết lập một chiến lược mới bao vây và ngăn chặn ý đồ chiếm biển Đông làm bàn đạp để thao túng thương mại và kinh tế trên toàn thế giới của Tập Cận Bình. (30)   Cả thế giới đang bước vào thời kì mới, trong đó Đông Nam Á và Âu châu là hai trung tâm biến động nóng. TQ đang gặp những khó khăn lớn trong kinh tế, thương mại. Những chống đối của nhân dân ngày càng gia tăng khiến cho nội tình tranh chấp giữa các phe trong ĐCSTQ ngày càng căng thẳng. Tập Cận Bình đang đứng trước những thử thách rất gay gắt, cả nội trị lẫn đối ngoại. Để cứu vãn quyền lực cá nhân, nhà độc tại họ Tập có thể đưa ra những hành động phiêu lưu với bên ngoài để mong tạo lại ảnh hưởng trong đảng và nhân dân. Tập Cận Bình sẽ gia tăng áp chế, kể cả vũ lực đối với Đài loan và các nước lân bang với TQ, đặc biệt với VN. Như mới ít ngày trước đây họ Tập đã tới Hà nội ép Nguyễn Phú Trọng phải chấp nhận gia nhập „Cộng đồng cùng chung vận mệnh Trung Quốc – Việt Nam“ dưới sự chỉ huy của TQ. (31)   Tình hình trên phản ảnh thái độ, hoàn cảnh và ý đồ rất rõ ràng của Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình. Nguyễn Phú Trọng chỉ mong kéo dài chế độ toàn trị để củng cố quyền hành cho cá nhân và phe cánh, vì đang đứng trước nguy cơ tranh giành quyền lực và tiền bạc ở ngay trong Trung ương trước ĐH 14 không còn xa, nên cần dựa vào Tập Cận Bình để được che chở. Nhưng trong khi đó Tập Cận Bình lại tương kế tựu kế, sẽ lợi dụng từng bước lôi kéo và ép chế VN vào trong cái lồng „Cộng đồng cùng chung vận mệnh“ dưới sự chỉ huy của TQ với mục tiêu cuối cùng là VN sẽ bị Bắc thuộc !!! (32)   Âm mưu đen tối của họ Tập và thái độ luồn cúi của Nguyễn Phú Trọng đang gây lo ngại và bất bình chính đáng rất lớn trong nhiều thành phần yêu nước dân chủ VN ở trong và ngoài nước, kể cả những đảng viên CS tiến bộ và biết quí lòng tự trọng. Tùy theo tình hình quốc tế phát triển và phản ứng của của các bên liên quan chính, như TQ, Nga một bên và bên kia là HK, EU, NATO, VN, Đài loan, Nhật, Ấn…sẽ đưa tới một số khả năng. Trong đó chứa đựng nguy cơ rất xấu cho các phe nhóm trong ĐCSVN chạy theo Tập Cận Bình và từ đó mở ra cơ hội rất lớn cho dân tộc ta là, không những có thể thoát Trung mà còn có thể thoát khỏi và chấm dứt chế độ độc tài toàn trị, theo cách cai trị văn hóa sai lầm của mô hình Marx-Lenin đã phá hoại đất nước và đàn áp nhân dân ta gần một thế kỉ nay và nay đang cúi đầu tìm sự che chở của Tập Cận Bình !   Mục tiêu của Nguyễn Phú Trọng: Kéo dài chế độ toàn trị để tham quyền tiếp nên phải nhờ họ Tập che chở. Mục tiêu của Tập Cận Bình: Đẩy VN vào vòng kiềm tỏa Bắc thuộc dưới tên mới „Cộng đồng cùng chung vận mệnh”.   Mục tiêu rõ ràng và dứt khoát của những người dân chủ yêu nước chúng ta: Thoát Trung và thoát Cộng! Nhân dân bất mãn sẽ đứng dậy, các tổ chức dân chủ, yêu nước hãy kết đoàn cùng nhân dân đấu tranh kết hợp với sức mạnh thời đại của các nước tiến bộ DCĐN!   Đây là cơ hội cực kì tốt cho các đoàn thể và lực lượng dân chủ yêu nước thuộc các thành khác nhau ở trong và ngoài nước, kể cả những đảng viên CS tiến bộ và biết quí lòng tự trọng. Mùa Xuân mới đang tới trên quê hương với gần 100 triệu đồng bào. Hãy quyết chí cùng nhau liên kết đấu tranh để mở ra một tương lai mới vinh quang cho VN, hạnh phúc cho dân tộc!   29.12.2023   Ghi chú:   1 . Đài Bắc kinh 1.12.2023 2 . Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (cri.cn) 3 . Âu Dương Thệ, die Vietnampolitik der USA – von der Johnson- zur Nixon-Kissingerissinger Doktrin. Oder: Die Neuorientierung der amerikanischen Außenpolitik (Chính sách VN của Hoa kì – Từ học thuyết Johnson tới chủ thuyết Nixon-Kissingerissinger. Hay: Chính sách đối ngoại mới của Hoa kì. Luận án Tiến sĩ, 541 tr., Peter Lang Verlag, Frankfurt-Bern-LasVegas, 1979; Die Vietnampolitik der USA-von der Johnson-zur Nixon-Kissinger-Doktrin oder ... - Au Duong The - Google Books 4 . Như 3, tr. 119 5 . Như trên, tr.371 6 . Như trên, tr.172 7 . Như trên, tr. 415 tt ; Stephen B. Young: 'Sự phản bội của Henry Kissinger là nguyên nhân chính khiến Việt Nam Cộng hòa sụp đổ' - BBC News Tiếng Việt 8 . Như trên, tr. 415 9 . Hè 1974 tại trụ sở của phái đoàn VNCH tại Paris Tác giả đã đọc toàn bộ biên bản các cuộc họp về Hội nghị Paris về VN suốt 4 năm và có dịp trao đổi ý kiến với một số chính trị gia VN khi đó. 10 . Hải chiến Hoàng Sa 1974 – Wikipedia tiếng Việt 11 . Như 3, tr. 480 tt 12 . http://www.youtube.com/watch?v=o5kS-xFvN7A; 13 . Lê Duẩn, Bài thuyết trình trước Hội nghị lần thứ 9 của BCHTU Đảng Lao động 12.1963, Học tập (nay là Tạp chí CS) 2.1964 14 . Cùng tác giả, THÔNG LUẬN - Văn hóa Marx-Lenin còn kìm kẹp dân tộc ta bao lâu nữa ? (thongluan-rdp.org) 15 . Võ Nguyên Giáp, Thấm nhuần hơn nữa quan điểm thực tiễn, phát triển sáng tạo lí luận đưa đất nước tiến lênh nhanh hơn, vững mạnh hơn“, Tạp chí CS số 15, 5.2002 16 . Nhân dân (ND) 21.6.03; Cùng tác giả, Việt Nam "Đổi mới" ? ! Hay: Treo đầu dê, bán thịt chó! Tập I (lulu.com), Tập I, tr. 192 17 . Đỗ Mười nói tại Hội nghị triển khai các chương trình và đề tài khoa học xã hội cấp nhà nước giai đoạn 1997-2000”,ND 11.5.97, Tập I, tr. 193 18 . Như 14 19 . Tập I, 260 tt, 315 tt 20 . Tập I.,tr. 414 tt   21 . Cùng tác giả, THÔNG LUẬN - Tại sao Nguyễn Phú Trọng lại vừa phải giở trò cũ ? (thongluan- rdp.org) 22 . Vụ án Vạn Thịnh Phát: Bị can Trương Mỹ Lan rút cả trăm nghìn tỷ … (bing.com), vov 21.11.23 23 . Tập I., tr. 289 tt 24 . Tập I, tr. 137 tt 25 . Cùng tác giả, - Tương lai lại tự chui vào rọ ! (thongluan-rdp.org) 26 . Cùng tác giả, THÔNG LUẬN - Tình hình Việt Nam sau gần 40 năm gọi là "Đổi mới" (thongluan- rdp.org) 27 . Tập II., tr. 264-68 28 . Nguyễn Minh Triết trong tư cách CTN kiêm Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, nói tại Tổng cục Chính trị QĐND ngày 27.8.07 nhân dịp 62 năm „Cách mạng Tháng 8“ - VTV3 27.8.07, Tập I., tr. 381 29 . Hiến pháp năm 2013 (thuvienphapluat.vn) 30 . Tại sao Nguyễn Phú Trọng lại vừa phải giở trò cũ:https://vietnamthoibao.org/vntb-tai-sao-nguyen- phu-trong-lai-phai-gio-tro-cu-trong-dip-don-tong-thong-biden-phan-1/ 31 . Cùng tác giả, - Tương lai lại tự chui vào rọ ! (thongluan-rdp.org) 32 . Như trên  
......

Bốn tốt và bốn xấu

Trần Mai Trung Tập Cận Bình sang thăm Hà Nội vào giữa tháng 12-2023, nhiều lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã tới gặp Tập. Từ Tổng bí thư Trọng, Chủ tịch Thưởng đến Thủ tướng Chính, Chủ tịch quốc hội Huệ đều cười nói vui vẻ với Tập, ca ngợi quan hệ hai nước tốt đẹp. Sau 2 ngày thăm Hà Nội, Tập nói rằng chuyến công du này là đỉnh cao thành công. Ông Tập nói không sai, trong 2 ngày đó không nghe ai nói quan hệ Trung Quốc - Việt Nam đã và đang có những vấn đề. Trọng, Thưởng, Chính, Huệ không than phiền là 5 năm nay Việt Nam bị mất quyền khai thác dầu khí tại Bãi Tư Chính trên thềm lục địa của Việt Nam ở Biển Đông, không than phiền là từ năm 2016 mấy triệu nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long bị hạn hán mấy lần vì 11 đập thủy điện chận nước ở thượng nguồn, không than phiền dự án mở rộng nhà máy thép Thái Nguyên với tổng thầu MCC Trung Quốc vào năm 2007 bị đội vốn từ 4.000 tỉ đồng lên 8.100 tỉ đồng và đến hôm nay vẫn chưa làm xong. Không những các lãnh đạo không than phiền mà 800 cơ quan truyền thông của đảng và nhà nước cũng không than phiền các vấn đề do Trung Quốc gây ra cho Việt Nam, chỉ thấy những lời tung hô có cánh về 4 tốt. Bởi vậy ông Tập tự tin nói rằng chuyến công du này là đỉnh cao thành công. Phải công nhận ông Tập biểu diễn rất khéo, đã vẽ ra hình ảnh một lãnh tụ thong thả, chậm rãi, trái ngược với thái độ hung hăng của các quan chức ngoại giao Trung Quốc khi nói về đường lưỡi bò 9 đoạn và quyền lợi của họ ở Biển Đông. Những lời tuyên truyền quan hệ hai nước là 4 tốt cũng tương phản với những hành động thực tế của 4 xấu (*). Đầu tháng 7-2017, công ty Repsol của Tây Ban Nha tiến hành khoan dầu ở lô 136-03 tại Bãi Tư Chính trên thềm lục địa của Việt Nam ở Biển Đông. Cuối tháng 7-2017, chính phủ Việt Nam ra lệnh ngừng dự án và chấp nhận bồi thường. Tháng 3-2018, Repsol dự định khoan dầu ở lô 07-03 (Cá rồng đỏ) thì chính phủ Việt Nam ra lệnh ngừng dự án và chấp nhận bồi thường. Lý do của 2 lần ngừng dự án là chính phủ Trung Quốc đe dọa tấn công các hải đảo Việt Nam nếu tiếp tục. Sẳn sàng đánh nhau để giành quyền lợi kinh tế là hành động của đồng chí xấu. Tháng 4-2020, giàn khoan của Noble Corp. đến Vũng Tàu, dự định sẽ ra khoan dầu khí ở lô 06-01 theo hợp đồng với công ty Rosneft của nước Nga. Tháng 7-2020, Rosneft hủy hợp đồng khoan với Noble Corp. do sức ép từ chính phủ Trung Quốc. Tháng 9-2021, Rosneft rút vốn hoàn toàn ra khỏi các dự án ở Việt Nam. Đầu tháng 2-2022, Rosneft ký hợp đồng cung cấp 100 triệu tấn dầu trong 10 năm cho Trung Quốc với giá 80 tỉ USD. Rosneft đã bỏ rơi cô gái Việt Nam ốm yếu và nắm tay cô gái Trung Quốc mập mạp. Giành giựt bạn hàng của nhau là hành động của bạn bè xấu. Từ khi Trung Quốc xây các đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong thì đồng bằng sông Cửu Long hay bị hạn hán, tồi tệ nhất là các năm 2016, 2020. Đồng bằng sông Cửu Long cũng bị nước mặn từ biển tràn vào nhiều hơn vì lượng nước từ thượng nguồn chảy xuống ít hơn trước. Những khi đó, Việt Nam kêu gọi các đập thủy điện của Trung Quốc xả nước xuống hạ nguồn nhưng thường không được đáp ứng. Trung Quốc biện minh là các đập ở thượng nguồn không có trách nhiệm với mực nước ở hạ nguồn. Giữ nước cho riêng mình trong khi hàng xóm bị hạn hán là hành động của láng giềng xấu. Năm 2007, Tổng công ty thép Việt Nam muốn mở rộng nhà máy thép Thái Nguyên. Vốn vay từ Trung Quốc nên họ chỉ định tổng thầu là công ty MCC. Số vốn ban đầu là 4.000 tỉ đồng, dự định hoàn thành trong 30 tháng. Đến năm 2012, MCC đội vốn lên 8.100 tỉ đồng. Đảng cộng sản (CS) tự cho độc quyền lãnh đạo toàn diện, đảng CS Việt Nam qua Đại sứ Trung Quốc nhờ đảng CS Trung Quốc dùng "ý chí chính trị" can thiệp nhưng không đi tới đâu. Bây giờ, 16 năm sau, dự án vẫn còn dang dở. Đấu thầu với giá thấp rồi đội vốn lên cao là hành động của đối tác xấu. Mấy chục năm nay, các đảng cộng sản thường nói hay, nói đẹp nhưng hành động không đi đôi với lời nói. Muốn xây dựng niềm tin thì phải có hành động cụ thể. Thứ nhất, Trung Quốc công nhận chủ quyền của Việt Nam trên vùng biển 200 dặm và thềm lục địa theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS 1982. Thứ hai, Trung Quốc tham gia làm một thành viên có trách nhiệm trong Ủy ban quốc tế sông Mekong, thông báo đầy đủ các số liệu về nước đến các quốc gia nằm dọc theo dòng sông để kịp thời chuẩn bị tránh hạn hán hoặc lũ lụt, tham khảo các quốc gia liên quan trước khi xây đập chận nước hoặc đào kênh lấy nước của dòng sông. Đó là những hành động cần làm để có sự tin tưởng. Trần Mai Trung Tháng 12-2023 (*) 4 xấu: láng giềng xấu, bạn bè xấu, đồng chí xấu, đối tác xấu.  
......

‘Lấy đá ghè chân mình,’ ông Tập có được ‘Cộng đồng chung vận mệnh’ với Hà Nội

 Đinh Hoàng Thắng Cuối bài viết 3.123 chữ Tổng bí thư Tập Cận Bình “gửi đăng” trên báo “Nhân Dân” của ĐCSVN ngày 12/2/2023 đã khái quát nên một triết lý Trung Hoa: “Vạn vật đắc kỳ bản giả sinh, Bách sự đắc kỳ đạo giả thành” (Vạn vật sinh ra khi tìm được bản chất thực sự, trăm việc sẽ thành công khi tìm được đạo lý của mình) (1). Từ lâu, số người người đọc “Nhân Dân” vốn không nhiều; nay với bài viết của ông Tập lại càng ít hơn, như một phản ứng tiêu cực tự nhiên đối với báo chí nhà nước, cũng như đối với chuyến thăm vừa qua của ông Tập. Tuy nhiên, trong giới xã hội dân sự đã đọc bài viết, đang lan truyền một thông điệp: Với triết lý trên, ông Tập quả là đã “tự bắn vào chân mình” (shoot yourself in the foot). Vô hình chung, mọi người sẽ đi “tìm bản chất thực sự”, sẽ đi “tìm đạo lý thực sự” trong các ý đồ và mưu toan cũng như trong các tính toán của lãnh đạo Trung Quốc đối với ĐCSVN và người dân Việt Nam, không chỉ trong khuôn khổ chuyến thăm được được truyền thông nhà nước “bốc lên” tận mây xanh. Theo SCMP, các thảo luận chính thống về cách ứng xử của Việt Nam đối với Trung Quốc thường tràn ngập những điều sáo rỗng. Có câu chuyện kể về hàng ngàn năm Việt Nam đối phó với Trung Hoa. Các tranh chấp biển đảo gay gắt giữa Hà Nội với Bắc Kinh ngày nay thường được coi là sự tiếp nối của các cuộc xung đột dường như vĩnh cửu ấy. Tuy nhiên, thực tế lại có nhiều sắc thái phong phú hơn. Keith Weller Taylor từ Đại học Cornell nhận định, quan hệ Trung – Việt còn được đánh dấu bằng thời gian chung sống hòa bình lâu dài, với quyền tự chủ của Việt Nam, “phụ thuộc vào việc bắt chước thành công” các mô hình Trung Quốc (2). Việt Nam thường chịu lùi một bước, chấp nhận “trong đế ngoài vương” để có thể tồn tại bên cạnh một lân bang mạnh và luôn có ý đồ thôn tính mình. Cái nhìn khái quát này càng chuẩn trong “biến cục ngày nay” – một khái niệm ông Tập mô tả trong bài viết trên “Nhân Dân”. Và cái “biến cục ngày nay” ấy được ông Tập nhận định là “thế giới trăm năm chưa từng có đang diễn biến nhanh chóng”. Trong “biến cục” này, thế và lực của Việt Nam không như thuở hồng hoang, Trung Quốc không phải muốn làm gì cũng được. Trong một cuộc họp hẹp của một nhóm xã hội dân sự, đã đặt vấn đề, ông Tập sang ta lần này trên tư thế nào? Trung Quốc từng “trỗi dậy mạnh mẽ” sang để trấn áp tiếp Việt Nam, hay là trong tư thế một Trung Quốc bị “tứ bề thọ địch”, sang Hà Nội để chèo kéo Việt Nam cùng trèo lên chiến thuyền đang chòng chành, có nguy cơ bị lật? Lập luận này cũng tương tự như ý kiến của một nhà nghiên cứu từng phát biểu trong Hội luận của VOA tối 12/12. Lần này, ông Tập sang trong thế thủ, chứ không trên thế áp đảo Hà Nội như hai lần trước đây (3). Tuy nhiên, sau năm lần bảy lượt, vừa thuyết phục, vừa ép buộc, “chuyến tuần thú” phương Nam ngày 11 và 12/12 đã mang về cho ông điều mình mong muốn. Tuyên bố chung Trung – Việt cuối cùng đã đồng ý nâng cấp quan hệ, xây dựng “tương lai chung” với Trung Quốc, cho dù trong bản tiếng Hoa vẫn là “cộng đồng chung vận mệnh” (4). Chỉ đánh tráo hai chữ thôi cũng đủ nói lên cuộc kháng cự dai dẳng của “ngoại giao cây tre” suốt những năm qua. Vẫn theo nhà nghiên cứu Keith Weller Taylor, “tương tự như nhiều nước láng giềng, Việt Nam hiện nay đang cam kết thực hiện chính sách không đứng về phía siêu cường này để chống lại siêu cường kia. Điều này nảy sinh từ trải nghiệm đau đớn của đất nước trong Chiến tranh Lạnh, khi Việt Nam bị kẹt giữa Liên Xô, Mỹ và Trung Quốc. Nhưng chính sách đối ngoại của Hà Nội không hề tĩnh tại và nguyên khối. Chỉ riêng trong thập kỷ qua, chiến lược cân bằng đã trải qua nhiều sự chuyển đổi đáng để ý, do những thay đổi mang tính lịch sử trong nước và trong hệ thống quốc tế rộng lớn hơn” (5). Gần đây, chính sách đối ngoại của Việt Nam đã chuyển hướng thân thiện hơn với Trung Quốc, vì ba nguyên nhân. Đầu tiên là do các thành phần thân phương Tây đã bị thanh trừng vì có liên quan đến chống tham nhũng. Thứ hai, ĐCSVN ưa thích một trật tự quốc tế đa cực hơn và đã “ngầm” phản đối phương Tây, không lên án Nga xâm lược Ukraine... Và nguyên nhân thứ ba, hiện tại, Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu thô và hàng hóa trung gian từ Trung Quốc (Không có nguồn nguyên liệu này, Việt Nam làm sao xuất siêu sang Mỹ được?) Hệ sinh thái đối ngoại nói trên là không gian ra đời của Tuyên bố chung (TBC) Việt Nam – Trung Quốc “lịch sử” (với 5 nội dung lớn và có độ dài 8.300 chữ). Người bình thường chắc khó đọc nổi toàn văn bản TBC này (6), nhưng giới quan sát chú ý tới 36 văn kiện thỏa thuận hợp tác đã được các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương ký kết trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của ông Tập Cận Bình (7). 36 văn bản này là một hỗn tạp các thỏa thuận không chỉ giữa hai Chính phủ, mà còn giữa Chính phủ Việt Nam với các Chính quyền địa phương (cấp tỉnh) của Trung Quốc. Sự bất tương xứng này còn thể hiện ngay trong “Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với dưa hấu xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc”. Tại sao hoa quả trái cây từ Việt Nam qua Trung Quốc thì “yêu cầu kiểm dịch thực vật”, song chiều ngược lại, nếu chẳng may “lọt” các thực phẩm độc hại từ Trung Quốc tràn qua Việt Nam thì sao lại không có kiểm dịch (?!) Điều hiếm hoi là 36 văn bản vừa ký kết lần này đã được công khai hóa. Cùng với 15 thỏa thuận năm 2017 và 13 thỏa thuận năm 2022, nhân các chuyến thăm Bắc Kinh của TBT Nguyễn Phú Trọng, cảm giác sự ràng buộc giữa Việt Nam vào Trung Quốc ngày càng chặt chẽ. Nhìn tổng thể, ngay cả các quan chức cũng ít ai biết được đó là những cam kết gì, chứ đừng nói đến mấy chục triệu dân thường. Theo đánh giá của chuyên gia, Trung Quốc ép Hà Nội chấp nhận CCD là vì ông Tập Cận Bình cần một thắng lợi tượng trưng, thông qua việc ông đã “nâng cấp” bang giao Trung – Việt, không để nó “bị xếp” ngang hàng với các “Đối tác chiến lược toàn diện” (CSP) khác giữa Việt Nam với Mỹ, Nhật, Ấn, Úc, Hàn. Ngoài việc khẳng định Bắc Kinh luôn ở “kèo trên”, lúc nào cũng bảo ban được “đứa con hoang đàng phải trở về đất mẹ” (8), Tập Chủ tịch còn muốn thiết kế một “Trật tự quốc tế mới”, thay bằng tầm nhìn của Trung Quốc, loại bỏ “Pax Americana” (Trật tự Mỹ và thế giới dân chủ). Nói như Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp: “Chữ nghĩa ở đây không rõ ràng, lãnh đạo Trung Quốc rất biết, nhưng họ coi đây là khẩu hiệu có lợi cho họ, nên đi đâu cũng tác động để đối tác công nhận. Từ năm 2015 đến nay, Trung Quốc đã sáu lần đề nghị Việt Nam tham gia ‘Cộng đồng chung vận mệnh’, ba lần do Vương Nghị tác động, ba lần do ông Tập trực tiếp đề nghị” (9).   (1) https://nhandan.vn/xay-dung-cong-dong-chia-se-tuong-lai-trung-quoc-viet-nam-co-y-nghia-chien-luoc-mo-ra-trang-su-moi-chung-tay-huong-toi-hien-dai-hoa-post787021.html (2) https://www.scmp.com/comment/opinion/article/3244414/golden-era-china-vietnam-relations-hand-never-mind-west (3) https://www.youtube.com/watch?v=GwIzbCuoAsQ (Hà Nội tiếp đón hai lãnh đạo Campuchia và Trung Quốc, ý nghĩa – thực chất) (4) https://www.youtube.com/watch?v=okQjGJyLXrw (Việt Nam tuyên bố xây dựng “tương lai chung” với Trung Quốc, tiếng Hoa vẫn là “chung vận mệnh”) (5) https://www.scmp.com/comment/opinion/article/3244414/golden-era-china-vietnam-relations-hand-never-mind-west (6) https://baotintuc.vn/thoi-su/tuyen-bo-chung-viet-nam-trung-quoc-20231213162402832.htm (7) https://baochinhphu.vn/viet-nam-trung-quoc-ky-ket-36-van-ban-thoa-thuan-hop-tac-102231212234902478.htm (8) https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/vietnam-china-relationship-old-challenges-new-situations-12102023091010.html (9) https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cgrp57mg9vgo (Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thấy Việt Nam trong 'bức tranh'  
......

“Mối tình hữu nghị” Việt – Hoa: Thách thức cũ, bối cảnh mới

Blogger Trần Hiếu Chân  Không phải là nhà tiên tri cũng có thể đoán, “Cộng đồng chung vận mệnh” (CCD), “Sáng kiến Vành đai Con đường” (BRI) và những trụ cột khác của “Trật tự Trung Hoa” như các sáng kiến GSI (An ninh toàn cầu), GDI (Phát triển toàn cầu)… vốn là những đòi hỏi lâu nay của “thiên triều” đối với “thuộc quốc”, sẽ là tâm điểm trong cuộc mặc cả Trung – Việt sắp tới. ------------------------------------ Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày 12 và 13 tháng này. Đây là sự kiện nổi bật trong bang giao giữa hai nước “cộng sản” còn sót lại sau “cơn sóng thần” từ thế kỷ trước đã nhấn chìm toàn bộ hệ thống XHCN vào dĩ vãng. Các nhà quan sát chỉ ra một nghịch lý thật hiếm hoi. Cơn lốc thay đổi đầy cảm hứng cho dân chủ và tự do hồi bấy giờ đã không ảnh hưởng nhiều đến Trung Quốc và Việt Nam. Thậm chí cơn lốc ấy là tác nhân thúc đẩy quá trình chuyển đổi, khiến cả hai quốc gia có vỏ bề ngoài là “cộng sản” ấy trở thành những nhà nước tư bản chuyên chế, dưới sự cai trị hà khắc của các chính thể độc tài (1). Mọi thông tin về hai quốc gia có bộ máy công an trị này rất hiếm khi có yếu tố nào gần với sự thật. Cả hai, phần lớn đều “lộng giả thành chân”, ngay cả những lúc họ ca ngợi lẫn nhau, nhưng đặc biệt là trong cách thức họ ứng xử với nhau. Còn đối với hệ thống truyền thông “mậu dịch” ở mỗi nước, tất cả chỉ là “đầu môi chót lưỡi”, nhằm mục đích tuyên truyền cho những điều hầu như ít khi có thật. Riêng đối với CHND Trung Hoa, từ người dân đến lãnh đạo cao nhất, họ luôn nghĩ về đất nước 1,4 tỷ dân của mình như là một đế chế. Nhưng dư luận bên ngoài Trung Quốc lại đang bị chia rẽ về tính bền vững của đế chế này. Cố Ngoại trưởng Henry Kissinger là một trong số ít người tin chắc rằng, chúng ta đã bước vào thế kỷ Trung Hoa. Những người khác, ngược lại tin rằng, đà tăng trưởng của nền kinh tế thứ hai thế giới này không thể kéo dài, rằng, “đế chế thiên hà” của Tập Cận Bình sẽ phải gánh chịu số phận giống như nhiều triều đại trong quá khứ của Trung Quốc (2). Dẫu sao mặc lòng, sự kiện ông Tập Cận Bình, nhân vật quyền lực số một của đế chế trung tâm – cùng bầu đoàn thê tử trong đó có cả bà Bành Lệ Viện, phu nhân của ông Tập, cùng với Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Chánh Văn phòng Trung Ương Đảng Thái Kỳ, các Phó Thủ tướng của Quốc Vụ Viện Trung Quốc và nhiều quan chức cấp cao khác – sang thăm Việt Nam sẽ là một cột mốc đáng nhớ trong bang giao song phương, cũng như trong chuyển động địa-chính trị khu vực. Những thử thách nào đang chờ đợi hai nhân vật có nhiều điểm tương đồng này, cũng như hai mối quan hệ Việt – Trung và Trung – Việt mà họ là những người đại diện, cho dù tiêu biểu hay không lại là một câu chuyện khác? Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được cho là sẽ đi vào lịch sử ĐCSVN với cuộc hội kiến với Tổng thống Mỹ Joe Biden cách đây ba tháng (3). Tiếp đón ông Tập Cận Bình lần này – đặc biệt với Tuyên bố chung được cho là sẽ có sự chuyển biến về chất, đánh dấu những chiều kích mới trong các phức tạp cũ “bằng mặt không bằng lòng” giữa hai Đảng và hai Nhà nước – địa vị cá nhân của Nguyễn Phú Trọng sẽ tăng lên hay giảm xuống so với cách đây một quý? Thời điểm hiện tại, câu hỏi này chưa có câu trả lời trọn vẹn. Thậm chí kể cả sau chuyến thăm này, câu trả lời vẫn có thể bị bỏ ngỏ. Bởi vì, trên hằng hà sa số con chữ từ Tuyên bố chung, lần này như mọi lần, đối với độc giả kể cả là những nhà nghiên cứu cự phách, cũng sẽ phải đọc giữa hai hàng chữ mới hy vọng hiểu được phần nào thực chất các cam kết của đôi bên. Trong những bận tâm hàng đầu của ông Tập lần này, không phải là nhà tiên tri cũng có thể đoán biết ông sẽ tìm cách đè bẹp sự kháng cự của Hà Nội đối với “Cộng đồng chung vận mệnh” (CCD) do Bắc Kinh cổ súy (4). Tâm lý “đại quốc”, chẳng cần ngụy trang, mỗi lần “nói chuyện” với Hà Nội,  Bắc Kinh luôn luôn muốn thúc giục “đứa con hoang đàng hãy trở về nhà” (the prodigal son to return home) (5). Các vấn đề nhậy cảm này sau chuyến thăm cấp Nhà nước sẽ mang những chiều kích mới nào, trong bối cảnh có những diễn biến bất ngờ ở khu vực cũng như trên toàn cầu? Có thể dự đoán, ĐCSVN buộc phải đưa ra một vài thỏa hiệp, liên quan đến hai vấn đề mấu chốt là CCD và BRI. Đây được cho là cách tiếp cận tổng hợp để phát triển toàn cầu của “thiên triều” mà Việt Nam khó kháng cự lâu hơn nữa. Nhất là trong bối cảnh Hà Nội đã có sáu “Đối tác chiến lược toàn diện” (CSP) và “Đối tác Chiến lược” (SP) với các đồng minh chủ chốt của Hoa Kỳ là QUAD (Bộ tứ kim cương gồm Nhật, Úc, Ấn, Mỹ) và AUKUS (Úc, Anh, Mỹ). Cái giá của sự thỏa hiệp, nếu có, là để giảm tình trạng căng thẳng trên Biển Đông, và để thu hút đầu tư hơn của Trung Quốc vào Việt Nam, vốn đang bùng nổ trong năm nay (6). Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một giả thuyết cho thỏa hiệp. Bởi vì, theo giới chuyên gia, sự quy thuận đối với CCD hay sự hoan nghênh đối với BRI của Việt Nam nhiều khi chỉ mang tính chất ngoại giao nhằm xoa dịu Trung Quốc, chứ Hà Nội không thực sự quan tâm tới các dự án trong khuôn khổ BRI để xây dựng cơ sở hạ tầng. Đây là nhận định của chuyên gia hàng đầu từ Hoa Kỳ Murray Hiebert, tác giả cuốn sách “Dưới cái bóng của Bắc Kinh: Thách thức về Trung Quốc của Đông Nam Á”. Sự thận trọng của Việt Nam trong việc tiếp cận nguồn vốn của Trung Quốc còn được thể hiện qua việc Hà Nội từ chối khoản vay của Bắc Kinh cho việc xây dựng tuyến đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái và không cho tập đoàn công nghệ Huawei tham gia vào phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông 5G của Việt Nam với lý do quan ngại về an ninh quốc gia (7). Tóm lại, BRI và CCD là những đòi hỏi đã được biết đến từ lâu của Trung Quốc đối với lãnh đạo Việt Nam. Cùng với một số vấn đề cốt lõi khác như các sáng kiến GSI (An ninh toàn cầu), GDI (Phát triển toàn cầu), GCI (Văn minh toàn cầu)… vốn là những áp lực ngày càng tăng của “thiên triều” đối với “thuộc quốc”, sẽ là tâm điểm tại các cuộc đàm phán Trung – Việt trong những ngày đầu tuần tới. Truyền thông Trung Quốc đưa tin khá chi tiết rằng, hai bên dự kiến sẽ thảo luận về việc nâng cấp quan hệ Trung – Việt, tập trung vào sáu lĩnh vực chính bao gồm chính trị, an ninh, hợp tác thiết thực, hỗ trợ công cộng, các vấn đề đa phương và hàng hải (8). Tuy nhiên, an ninh và kinh tế là những quan tâm hàng đầu của chính quyền Việt Nam hiện nay. Nếu Hà Nội vẫn còn một không gian nhất định để lựa chọn thì sự thỏa hiệp về các vấn đề nói trên không hẳn sẽ là “xuôi chèo mát mái”. Gần đây, gương hàng loạt nước bị vướng vào “bẫy nợ” của Bắc Kinh đã khiến Ý tuyên bố rút khỏi BRI và cho rằng, tham gia vào BRI là một sai lầm nghiêm trọng. ___________ Tham khảo: https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-trong-moi-ti%CC%80nh-tay-ba-vie%CC%A3t-my%CC%83-trung/7389885.html https://caphesach.wordpress.com/2023/01/05/giai-ma-de-che-trung-quoc-phan-iv/ https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/can-party-chief-nguyen-phu-trong-make-history-09172023093234.html https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-than-trong-voi-cong-dong-chung-van-menh-cua-trung-quoc-tap-can-binh/7388243.html https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/chinese-media--vietnam-the-prodigal-son-to-return-home-06202014175314.html https://www.voatiengviet.com/a/7390399.html https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-khang-cu-vanh-dai-con-duong-cua-trung-quoc-den-dau/7390817.html https://www.globaltimes.cn/page/202312/1303208.shtml
......

Trung Quốc ‘dòm ngó’ mỏ đất hiếm Việt Nam

Khánh An dịch  (VNTB) Tuyến đường sắt trong dự án được nâng cấp sẽ đi qua khu vực có trữ lượng đất hiếm lớn nhất ở Việt Nam Dự án mở rộng đường sắt quốc gia Việt Nam sẽ được Trung Quốc bỏ vốn đầu tư vì họ muốn xí phần trước mỏ đất hiếm mà Hoa Kỳ đang nhắm đến… Các quan chức cấp cao và nhà ngoại giao cho biết, Trung Quốc và Việt Nam đang nỗ lực nâng cấp các tuyến đường sắt kém phát triển của hai bên để tăng cường tuyến đường đi qua trung tâm đất hiếm của Việt Nam và đến cảng hàng đầu ở phía bắc. Được biết, các cuộc đàm phán này thuộc quá trình chuẩn bị cho chuyến thăm Hà Nội trong vài tuần tới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chuyến công du này khẳng định thêm vai trò chiến lược ngày càng tăng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu khi các cường quốc trong đó có Hoa Kỳ tranh giành ảnh hưởng ở Việt Nam. Các nhà ngoại giao cho biết, dự kiến mối quan hệ thương mại sâu sắc hơn và tuyến đường sắt sẽ được thảo luận vào ngày đầu tháng 12 này khi ngoại trưởng Vương Nghị gặp Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tại Hà Nội. Trước đó,  Thủ tướng  Phạm Minh Chính đã kêu gọi nâng cấp tuyến đường sắt nối Côn Minh ở miền nam Trung Quốc với thành phố cảng Hải Phòng, Việt Nam trong một tuyên bố  sau khi Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào có chuyến công du hiếm hoi tới Việt Nam. Quan chức Trung Quốc đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường kết nối cơ sở hạ tầng với Việt Nam. Việt Nam đã có  đường sắt nối liền với Trung Quốc, nhưng hệ thống này đã cũ nên năng lực phía Việt Nam còn hạn chế. Hai hệ thống này hiện không thể tương tác với nhau, nghĩa là các chuyến tàu phải dừng ở biên giới còn hành khách và hàng hóa được chuyển sang dịch vụ nội địa. Tuyến đường sắt trong dự án được nâng cấp sẽ đi qua khu vực có trữ lượng đất hiếm lớn nhất ở Việt Nam, và Trung Quốc là nước thanh lọc đất hiếm lớn nhất thế giới. Việt Nam đang cố gắng xây dựng nền công nghiệp riêng và được coi là điều có thể thách thức được sự thống trị của Trung Quốc. Nhưng việc đấu đá nội bộ đã tạo ảnh hưởng xấu cho những nỗ lực này. Theo truyền thông nhà nước Việt Nam, các chuyên gia ngành đất hiếm Trung Quốc và Việt Nam đã thảo luận vào tuần trước về việc hợp tác mạnh mẽ hơn trong việc chế biến khoáng sản. Không rõ Trung Quốc sẽ đóng góp bao nhiêu cho việc nâng cấp tuyến đường sắt ở Việt Nam và liệu Hà Nội có chấp nhận nguồn tài chính lớn từ Bắc Kinh cho việc này hay không. Tuyến đường này có thể được coi là một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) hàng đầu của Trung Quốc đang hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng trên khắp thế giới,  một nhà ngoại giao cho biết tuy nhiên ông ta không rõ liệu dự án đường sắt Việt- Trung có được coi là dự án BRI hay không. Tuyến đường sắt mới cũng có thể thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc, chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy du lịch Trung Quốc đến miền Bắc Việt Nam và hội nhập hơn nữa các ngành công nghiệp sản xuất của hai nước.  Các chuyên gia đã coi đây là việc cộng sinh với các nhà máy ở Việt Nam chủ yếu lắp ráp linh kiện sản xuất tại Trung Quốc.  Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam  và cũng là nhà đầu tư chính từ đầu năm đến nay, với đầu tư từ Hồng Kông, khi nhiều công ty Trung Quốc chuyển một số hoạt động sang Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh và Washington. Bất chấp những liên kết kinh tế đang phát triển, hai quốc gia cộng sản vẫn vướng vào việc tranh chấp hàng hải kéo dài hàng chục năm ở Biển Đông và có một cuộc chiến ngắn hồi cuối thập niên 70. Nguồn: Reuters –  https://www.reuters.com/world/asia-pacific/china-vietnam-consider-rail-link-through-rare-earths-heartland-2023-12-01/  
......

Do ngu dốt hay cố tình ngu dốt?

Công an Nguyễn Viết Khánh Thao Ngoc  Mấy hôm nay cái tin một đồng chí công an đang công tác tại trại giam công an tỉnh Quảng Ninh, đã đột nhập hai cửa hàng điện thoại ở Hải Dương, trộm 42 điện thoại và nhiều vật dụng, tổng trị giá 938,5 triệu đồng, đã được báo chí rầm rộ đưa tin.   Điều đáng nói là hầu như tất cả các bào đều dùng từ “cựu cán bộ công an”. Từ báo Thanh niên, đến báo Dân trí, VOV, báo Sức khỏe &Đời sống, Vn Express…vân vân và mây mây, tất cả đều dùng từ cựu công an. Điều buồn cười là tất cả các báo đều viết rõ ràng rằng: “Thời điểm phạm tội, Khánh đang là cán bộ công an, công tác tại Trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh”. Như vậy thì lúc “Nguyễn Viết Khánh đột nhập 2 cửa hàng điện thoại ở Hải Dương, trộm 42 điện thoại và nhiều vật dụng”, đang là công an hay cựu?   Nếu nói do dốt cũng không đúng. Vì tất cả các nhà báo đeo thẻ đều tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, là trường đại học trọng điểm quốc gia của Việt Nam, được quản lý trực tiếp bởi Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh – một đơn vị trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nằm trên địa bàn thành phố( theo Wikipedia).   Vậy thì không thể nói họ dốt được. Và cũng không có kiểu dốt tập thể đồng lọat cùng một lúc như vậy, cũng không phải họ đều tốt nghiệp Đại học Đông Đô, vì đây là trường trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây không bàn đến việc một chiến sĩ công an được đảng và nhà nước đào tạo và bồi dưỡng trong một môi trường đặc biệt mà đi ăn trộm của dân. Vì ở đâu cũng có kẻ tốt người xấu. Cũng không bàn đến với tổng trị giá tài sản bị trộm là 938,5 triệu đồng, mà chịu mức án 9 năm tù, so với Nguyễn Văn Khang (Châu Thành, Kiên Giang)bị 7 năm tù vì trộm một con vịt về nhậu, là nặng hay nhẹ.   Vì Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình đang phát động cuộc thi sáng tác ca khúc, để ca ngợi ngành tòa án.   Vì những tấm gương sáng ngời trong ngành tòa án, như Phó Chánh án TAND tỉnh Bạc Liêu Châu Văn Mỹ, đã nhận 100 triệu đồng của bị cáo, và ép bà này vào nhà nghỉ “để trao đổi tình thương mến thương”, bị bắt quả tang. Hay như Chánh án Tòa án nhân dân huyện Minh Hóa (Quảng Bình) Đinh Lâm Xướng, đã đè và đút cái của nợ vào hạ bộ cấp dưới ngay tại phòng làm việc; và rất nhiều “tấm gương”khác của ngành tòa án, đã phơi bày ra trước bàn dân thiên hạ mấy chục năm qua, để làm gương cho người đời học tập và làm theo, thì rất đáng có những ca khúc để đời ca ngợi lắm chứ?   Không chỉ trường hợp anh công an siêu trộm này phạm tội khi đương chức, mà hầu hết các vụ án khác, khi các quan chức đương quyền phạm tội mà bị bắt giam, thì báo chí đều dùng từ cựu.   Nhà báo Nguyễn Như Phong từng ví “Nghề phóng viên là phải như con chó ấy”. Và ông nhắc lại lời Tống thống Mỹ Kenney rằng: “Nghề nhà báo là nghề viết ra một nửa những điều mình biết và che giấu đi một nửa những điều mình biết”. Như vậy nói dối phải chăng là nghệ thuật của nhà báo?Vì một nửa sự thật không phải là sự thật.   Như vậy làm sao đáp ứng được điều mong muốn của ông Võ Văn Thưởng: “Đất nước đang cần tiếng nói trung thực, quả cảm”. Vậy thì đây là lời kêu gọi thực tâm, hay một kiểu “lùa gà vào chuồng”, như phong trào Trăm hoa đua nở trăm nhà đua tiếng bên Tàu vào những năm năm mươi của thế kỷ trước.   Nhưng thực chất chiến dịch này là một cái bẫy chính trị để Mao Trạch Đông có thể phát hiện và loại bỏ những nhân vật bất đồng quan điểm chính kiến với mình ra khỏi đảng.   Hèn chi mà Ts Nguyễn Sĩ Dũng đã phải than thở rằng: “Nếu được chiến đấu sòng phẳng, không lý gì báo chí thua mạng xã hội”. Theo ông Dũng, sở dĩ báo chí nhà nước luôn chạy theo hít khói mạng xã hội là vì bị trói tay trói chân.   Vậy thì phải chăng những nhà báo đeo thẻ hiện nay là những con chó bị khóa mõm, khi không dám viết đúng bản chất của sự việc, mà chỉ dùng những từ ngữ lập lờ để “đánh lẫn con đen”, là khôn hay ngu?   https://thanhnien.vn/trom-42-dien-thoai-cuu-can-bo-cong... tn 25/11    
......

Tiểu sử cố Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ

  CÁNH CHIM TRỜI Một ước hẹn đã chôn vùi tang tóc Cánh chim trời xa mãi giữa lòng sâu Nghe một nỗi hao mòn trong thoáng chốc Một mùa thu một vạn tiếng kêu gào Khuya còn lạnh sương mù và gió lốc Thở hơi dài cát bụi cuốn chiêm bao Bên cửa sổ bên kia đồi sao mọc Một lần đi là vĩnh viễn con tàu Đi để nhớ những chiều pha tóc trắng Mắt lưng chừng trông giọt máu phiêu lưu. - Thích Tuệ Sỹ - 5/4/1945 Sinh trưởng Cố Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ, thế danh Phạm Văn Thương, sinh ngày 5/4/1945 (tuy nhiên trong giấy khai sanh ghi ngày 15/2/1945) tại tỉnh Paksé, Lào. Gia đình Hoà thượng có nguyên quán tại Quảng Bình, Việt Nam. 1952 Nương tựa cảnh chùa Vì mến một cảnh chùa, năm 7 tuổi, thầy được cha mẹ cho phép vào chùa làm chú điệu. Khi lên 9 tuổi, 1954, thầy được thế phát xuất gia. 1960 Trở về Việt Nam Năm 1960, sau lời khuyên từ Thầy trụ trì nên về Việt Nam để rộng đường tu học, Thầy Tuệ Sỹ, 15 tuổi, đã rời xa gia đình, một mình trở về quê nhà. Rong ruổi lang thang khắp các tỉnh thành miền Nam. Thầy sống tự lập và tá túc tại các tự viện lớn nhỏ trải dài từ Huế đến Nha Trang, Sài Gòn, Tiền Giang và nhiều tỉnh thành khác. 1964-1965 Tốt nghiệp Viện Cao đẳng Phật học và Viện Đại học Vạn Hạnh Năm 1964, Thầy Tuệ Sỹ tốt nghiệp Viện Cao đẳng Phật học, và đến năm 1965, Thầy tốt nghiệp Viện Đại học Vạn Hạnh, phân khoa Phật học. 1970 Giáo sư Viện Đại học Vạn Hạnh Ở tuổi 25, với nhiều công trình nghiên cứu và khảo luận triết học, Đại đức Tuệ Sỹ được đặc cách bổ nhiệm làm Giáo sư thực thụ Viện Đại học Vạn Hạnh từ năm 1970. Cùng lúc, Thầy giữ vai trò Chủ bút tạp chí Tư Tưởng của Viện Đại học Vạn Hạnh. 1973 Về Nha Trang Từ năm 1973, Đại đức Tuệ Sỹ rời Sài Gòn về Nha Trang. Trong thời gian này, Thầy góp phần thành lập Viện Cao đẳng Phật học Hải Đức. Một số thi phẩm Thầy sáng tác trong giai đoạn này: Những năm anh đi, Luống cải chân đồi, và Tự tình. 1975 Ẩn cư tại Vạn Giã Sau ngày 30/4/1975, Phật học viện Trung phần bị buộc đóng cửa. Thầy đã lui về ẩn cư tại một miếng rẫy chùa ở ven rừng Vạn Giã, cách Nha Trang 60 cây số. 1977 Lánh nạn tại chùa Tập Thành, Sài Gòn Năm 1977, Thầy trở vô Sài Gòn, lánh nạn tại chùa Tập Thành, quận Bình Thạnh. 1978-1981 Bắt giam lần 1, tù “cải tạo” Đầu năm 1978, Đại đức Tuệ Sỹ bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam với tội danh “cư trú bất hợp pháp”. Thầy bị nhà cầm quyền bỏ bỏ tù hơn 3 năm. 1982 Thọ Cụ túc giới Thầy thọ Cụ túc giới tại Tu viện Quảng Hương Già Lam vào năm 1982. 1/4/1984 Bắt giam lần 2 Ngày 1/4/1984, nhà cầm quyền Việt Nam bố ráp nhiều cơ sở Phật giáo, bắt Đại đức Tuệ Sỹ, Đại đức Trí Siêu (Giáo sư Lê Mạnh Thát) cùng nhiều vị tăng ni khác. Với những cáo buộc các tăng ni hoạt động “lật đổ chính quyền”. 1/10/1988 Tuyên án tử hình Sau 4 năm giam giữ, ngày 28/9/1988, Tòa án Nhân dân Thành phố HCM mở phiên toà xét xử các vị tăng ni với tội danh cáo buộc “tổ chức Lực Lượng Việt Nam Tự Do lật đổ chính quyền.” Ngày 1/10/1988 Toà án Cộng sản tuyên án tử hình hai Đại đức Tuệ Sỹ và Trí Siêu và những án tù nhiều năm với các vị tăng ni khác. Cương quyết không xin ân xá, Đại đức Tuệ Sỹ tuyên bố “Lập trường của chúng tôi là lập trường của Phật giáo và Đại khối Dân tộc.” Đại đức Trí Siêu đã khẳng định trước tòa “Chúng tôi tranh đấu cho Tự do, Nhân quyền, cho cơm no áo ấm của đồng bào. Chúng tôi không cần xin một sự khoan hồng nào cả.” 1988 Giảm án xuống 20 năm tù Sau nhiều cuộc vận động và áp lực từ các tổ chức Phật giáo, cộng đồng tại hải ngoại và các tổ chức nhân quyền quốc tế như Amnesty International, vào tháng 11 năm 1988, nhà nước Việt Nam đã giảm bản án tử hình của hai Đại đức Tuệ Sỹ và Trí Siêu thành án tù 20 năm. 1998 Được trao giải Nhân quyền Hellmann-Hamett Award Ngày 3/8/1998, tổ chức Human Rights Watch đã trao tặng giải thưởng về nhân quyền Hellmann-Hamett Award cho Đại đức Tuệ Sỹ và 7 nhân vật khác từ Việt Nam, gồm Đại đức Thích Trí Siêu, các nhà văn Hoàng Tiến, Lữ Phương, Nguyễn Ngọc Tần, Phạm Thái Thủy và 2 nhân vật khác được giấu tên. 1/9/1998 Trả tự do sau 14 năm giam giữ Ngày 1/9/1998, Đại đức Tuệ Sỹ được thả tự do từ trại Ba Sao, Nam Hà. Trước khi trả tự do, công an ra điều kiện buộc Thầy phải ký vào đơn xin khoan hồng gửi Chủ tịch nước Trần Đức Lương. Thầy từ chối và nói “Chúng tôi đã không công nhận giá trị của phiên tòa này, tính pháp lý của bản án này, các ông không có quyền giam giữ chúng tôi thì sao lại có quyền khoan hồng hay ân xá chúng tôi?” Sau đó Thầy bắt đầu tuyệt thực. Sau 14 ngày tuyệt thực, nhà cầm quyền Việt Nam đã buộc phải trả tự do cho Thầy. 1999 Tổng thư ký Viện Hoá Đạo Tháng 4 năm 1999, Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hoá Đạo, đề cử Thượng toạ Tuệ Sỹ giữ trách vụ Tổng thư ký Viện Hoá Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. 2003 Phó Viện trưởng Viện Hoá Đạo Ngày 1/10/2003, tại Đại hội Bất thường của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất diễn ra tại Tu viện Nguyên Thiều, Bình Định, Thượng toạ Tuệ Sỹ được cung thỉnh làm Phó Viện trưởng Viện Hoá Đạo. 2019 Trưởng lão Hội đồng Giáo phẩm Trung ương Ngày 12/05/2019, Đức Đệ ngũ Tăng thống, Hoà thượng Thích Quảng Độ cung thỉnh Hoà thượng Tuệ Sỹ vào hàng Trưởng lão Hội đồng Giáo phẩm Trung ương của Viện Tăng Thống. 2019 Được thỉnh cử, thay Đức Tăng thống lãnh đạo Giáo Hội Ngày 24/05/2019, Hoà thượng Thích Quảng Độ đã ban hành quyết định thỉnh cử Hòa thượng Tuệ Sỹ thay thế Đức Tăng thống, đang lâm trọng bệnh, để lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ở vị trí Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống. 2020 Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống Ngày 20/04/2020, nhân lễ chung thất của Hòa thượng Thích Quảng Độ, Hòa thượng Tuệ Sỹ phụng thừa Quyết định Ủy thác Quyền Điều hành, trở thành Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. 2022 Chánh Thư ký kiêm Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống Ngày 21/08/2022, tại lễ phát nguyện và suy tôn Hội đồng Giáo phẩm Trung ương cử hành tại chùa Phật Ân, Đồng Nai, Hòa thượng Tuệ Sỹ được suy cử làm Chánh Thư ký kiêm Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Ngày 22/8/2022, buổi lễ chính thức trao truyền Di chúc, ấn tín, và khai ấn, được cử hành tại Tổ đường Từ Hiếu, Sài Gòn. 24/11/2023 Hoà Thượng Tuệ Sỹ viên tịch Trướng Lão Hòa Thượng THÍCH TUỆ SỸ, Húy thượng NGUYÊN hạ CHỨNG, đời thứ 44 Dòng Lâm Tế Chánh Tông và đời thứ 10 Thiền Phái Liễu Quán, Chánh Thư Ký kiêm Xứ Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống GHPGVNTN, Chú Tịch Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời, Cố Vấn Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN, đã thuận thế vô thường thâu thần thị tịch tại Chùa Phật Ân, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai, Việt Nam, vào lúc 16:00 giờ, ngày 24 tháng 11 năm 2023, nhằm ngày 12 tháng 10 năm Quý Mão, trụ thế 79 năm, hạ lạp 41.   Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.  
......

Tiếp sức một chặng đường

  Bạch Cúc   Một người cha bị kết án 5 năm 6 tháng t.ù gi.am, 4 năm quản chế vì cái tội dám lên tiếng cho công bằng xã hội!   Một người mẹ trẻ ngơ ngác, bị đạp té, bị lôi kéo xềnh xệch giữa đường, vì dám chạy theo xe t.ù, để mong được nhìn thấy chồng lần cuối! Người mẹ ấy giờ đây đơn độc, gánh nặng mưu sinh oằn trên vai, vừa lo thăm nuôi chồng, vừa một nách nuôi 3 đứa con thơ dại: đứa lớn chỉ 7 tuổi, đứa kế 6 tuổi, và bé út 3 tuổi!   Có một gia đình tan nát, vợ chồng chia ly, 3 đứa trẻ bỗng chốc "mồ côi" cha, chúng đau đáu tự hỏi cha chúng đã làm gì nên tội, để giờ đây, mẹ chúng loay hoay, nhọc nhằn sớm hôm giữa chợ đời, và cả tuổi thơ của chúng là những thiếu thốn, khó khăn, buồn tủi, đau đớn, mất mát vì thiếu vắng tình cha! Ba đứa trẻ ấy sẽ lớn lên với những dấu hỏi to đùng trong trái tim và trí não:   Chúng đã làm gì nên tội, để phải chịu bất hạnh đến dường này?!   Bùi Tuấn Lâm, người cha của 3 đứa trẻ đã bị di lý từ Đà Nẵng về tr.ại gi.am Xuân Lộc - Đồng Nai. Nghĩa là từ đây, chặng đường đi thăm nuôi chồng, đi gặp cha của 3 đứa trẻ sẽ là hơn 1000 km. Vậy, sẽ có thêm bao khó khăn, bao gánh nặng đè lên vai người vợ trẻ? Phải thêm bao thăng trầm, bao khổ ải, để 3 đứa con mong được nhìn mặt cha?   Tôi không kêu gọi lòng xót thương của mọi người cho 4 mẹ con này, bởi nếu giúp thì biết bao nhiêu cho đủ? Mà tôi chỉ kêu gọi sự sẻ chia, là cái tình giữa người và người, xin hãy hỗ trợ để người mẹ trẻ ấy duy trì công việc mưu sinh, xem như chúng ta tiếp sức một chặng đường, để 3 đứa trẻ thơ dại vô tội ấy, vẫn có đủ cơm mà ăn, vẫn có sách vở để đến trường. Và quan trọng nhất là, để gần 6 năm sau, khi cha chúng ra t.ù, chúng có thể ôm cổ cha, òa khóc trong niềm vui sướng, mà líu lo khoe rằng:   "Cha ơi, tụi con chưa bao giờ bị bỏ rơi, và: Tụi con học được bài học "tri ân", tụi con hứa sẽ trả ơn cuộc đời này!"   Người mẹ của 3 đứa trẻ ấy có bán online một số thực phẩm mà chúng ta hay dùng, ví dụ như: đường mía, rong sấy tỏi, sữa đặc, xì dầu hữu cơ của Thái, hạt điều, cá khô... Tôi mong các bạn hãy ghi nhớ thông tin, nếu cần dùng thì hãy mua giúp cô ấy nhé. Và xin hãy lan tỏa bài viết này để nhiều người biết!   Để tránh bị hạn chế tương tác, tôi tag tên của cô ấy Lê Thanh Lâm  vào bài này, các bạn hãy hỏi trực tiếp cô ấy nha. Hình ảnh sản phẩm tôi để dưới còm. Xin cảm ơn và tri ân tấm lòng của tất cả các bạn   Bạch Cúc  
......

Chương trình “Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa” được tiếp nối

Phạm Lê Đoan (VNTB) Chương trình “Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa” được tái lập tại Nhà thờ Kỳ Đồng, Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn từ nhiệm kỳ Giám Tĩnh 2023 – 2026. Trong Thư ngỏ của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, linh mục Vincent M. Phạm Cao Quý – Trưởng ban Ủy ban Thăng tiến sự Phát triển con người toàn diện, có đoạn viết: “Từ nhiệm kỳ Giám Tĩnh 2023 – 2026, Chương trình “Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa” được Ủy ban Thăng tiến sự Phát triển con người toàn diện thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đảm nhận, và do linh mục Giuse Trương Hoàng Vũ, CSsR đặc trách. Ủy ban Thăng tiến sự Phát triển con người toàn diện xác lập kế hoạch Tông đồ và Chương trình hành động trong nhiệm kỳ này gồm bốn lãnh vực: 1) Huấn luyện (Kinh Thánh, Giáo huấn của Giáo hội Công giáo,…); 2) Giáo dục và Nội trú; 3) Xa quê – di dân; 4) Trợ giúp thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa (các nạn nhân chiến tranh trước 1975). Với bốn lãnh vực cụ thể này, cùng với Giáo hội và những người thiện chí, chúng tôi các linh mục tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam muốn góp phần tích cực trong việc thăng tiến con người toàn diện, vì con người vốn là hình ảnh Thiên Chúa, những nhân vị đầy phẩm giá và tình thương. Kính thưa quý vị, tiếp nối việc làm tốt đẹp trong những năm qua, nay Mùa Xuân 2024 đang sắp về, chúng tôi sẽ tổ chức Chương trình “Quà Xuân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa: Bên nhau đi nốt cuộc đời!” như là niềm khích lệ và dấu chỉ của lòng yêu mến. (…) Món quà xuân này tuy bé nhỏ, nhưng chúng ta hy vọng mang đến các ông thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa một chút ấm lòng, đồng thời cũng thể hiện được sự tương thân, tương ái của chúng ta đối với những con người đã một thời hy sinh cho quốc gia và dân tộc”. Một chút nhắc lại. Sau tháng 4-1975, nếu như các cựu quân nhân quân lực Việt Nam Cộng Hòa phải đi học tập cải tạo, mà cấp tá thường kéo dài ngoài chục năm, thì với những thân phận thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa có cái may mắn là không phải vào các trại cải tạo, song con cái của họ thì chịu chung cảnh với những cựu quân nhân đang “học tập” về “chủ nghĩa lý lịch”. Dĩ nhiên với “lính chết trận”, thì “chủ nghĩa lý lịch” cũng không buông tha. Xin trích ra đây lá thư của Nguyễn Mạnh Huy, 4 lần thi đậu mà không được trường nào nhận vào học, chỉ vì lý lịch có cha là sĩ quan chế độ Việt Nam Cộng Hòa chết trận. Huy cùng khóa trung học với người viết bài này: “Tôi tốt nghiệp cấp III năm 1981 và dự thi vào trường đại học Bách khoa Đà Nẵng đạt số điểm 26,5 điểm (điểm chuẩn 17). Nhưng Ban tuyển sinh tỉnh không cho tôi đi học vì lý do lý lịch. Cha tôi đi lính chết trận năm 1965. Mẹ làm thư ký đánh máy cho Ty thông tin chế độ cũ. Tôi rất buồn, nhưng với ước mơ được vào đại học để có cơ hội rèn luyện kiến thức, góp trí tuệ xây dựng đất nước, tôi đã nộp đơn thi lại lần nữa. Năm đó tôi thi vào trường đại học Nông nghiệp IV và đạt số điểm 22,5 điểm (điểm chuẩn là 16). Nhưng, một lần nữa, tôi cũng không được đi học vì lý lịch như năm trước. Tôi tha thiết được học tập không phải để sau này làm ông này ông kia có chức có quyền, nhưng vì khả năng và nhiệt tình tuổi trẻ muốn được cống hiến cho đất nước, nhưng động cơ trong sáng đó đã hai lần bị gạt bỏ chỉ vì tôi trót mang một lý lịch của cha mẹ sinh ra tôi. Tôi bi quan nghĩ rằng đó là số phận nên đành chấp nhận. Sau đó, tôi xin đi làm ở hợp tác xã mộc Đa Hưng Quy Nhơn. Suốt trong 4 năm lao động tôi cố gắng học nghề, đồng thời tôi vẫn không quên ôn tập bài vở với một hy vọng bé nhỏ, có một ngày nào đó, có một sự nới rộng nào đó, tôi sẽ từ người thợ mộc được cắp sách bước vào ngưỡng cửa đại học đã khép lại với tôi từ mấy lâu nay. Năm nay, tôi đọc báo thấy nhiều vấn đề cần đổi mới trong công tác tuyển sinh, trong đó có việc xét xếp đối tượng và điểm chuẩn. Hy vọng lại bùng lên trong tôi, khát khao được đi học sống lại trong lòng tôi mãnh liệt. Tôi quyết chí thi lại một lần nữa. Tôi xin nghỉ làm và dồn hết tâm trí vào việc luyện thi. Năm nay tôi thi vào trường đại học Bách Khoa TP.HCM. Tôi đạt số điểm là 22 (điểm chuẩn cho nhóm IV là 20). Tôi thấp thỏm hy vọng. Nhưng tuyệt vọng thay, tôi cũng nhận được câu trả lời như 4 năm về trước…”. … Là con em của thế hệ cha anh từng tham gia quân đội Việt Nam Cộng Hòa, có người cậu ruột đã chịu thương tích tật nguyền ở hải chiến Hoàng Sa 1974, một người anh thứ chín nằm lại ở mặt trận Kiến Hòa, xin qua bài viết này để cảm tạ đến Chương trình “Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa” của quý linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, những thiện nguyện viên và mạnh thường quân cùng chung tay. Bởi cho đến hôm nay, thật sự thì cụm từ “thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa” vẫn đầy nhạy cảm đối với chế độ./.
......

Hai dân tộc không có hòa bình - Xung đột Trung Đông về vấn đề gì?

Binh sĩ Israel ở Bethlehem năm 2014. (Ảnh: liên minh hình ảnh / Anna Ferensowicz / Pacific Press) Tác giả Marc Dimpfel - N-TV Cho đến ngày nay, xung đột ở Trung Đông giữa người Israel và người Palestine vẫn chưa được giải quyết và chiến tranh vẫn tiếp tục nổ ra trong khu vực. Hầu như không có khu vực nào trên thế giới có tình hình chính trị hỗn loạn, điều kiện địa lý bị chia cắt và ý kiến ​​về chúng lại bị phân cực như ở đây. Ngay cả khi các cuộc tấn công gần đây của Hamas nhằm vào Israel là chưa từng có thì cuộc xung đột chỉ có thể được làm sáng tỏ bằng cách nhìn vào lịch sử. Từ đó, những vấn đề gây tranh cãi vẫn tiếp tục thống trị ngày nay có thể được đọc và hiểu rõ hơn. Israel đã trở thành một quốc gia như thế nào Kể từ thế kỷ 16, Đế chế Ottoman đã cai trị Palestine, một dải đất hẹp trên Địa Trung Hải, nơi sinh sống chủ yếu của người Ả Rập vào thời điểm đó. Đối với ba tôn giáo gốc Áp-ra-ham - Do Thái giáo, Hồi giáo, Cơ đốc giáo - khu vực này có trách nhiệm tôn giáo to lớn. Nhiều địa điểm hành hương quan trọng nhất của họ nằm ở “Thánh địa”. Khi chủ nghĩa bài Do Thái gia tăng ở châu Âu vào cuối thế kỷ 19, hàng chục nghìn người Do Thái đã di cư đến Palestine. Trong thời gian này, phong trào dân tộc Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái nổi lên nhằm mục đích thành lập một nhà nước dân tộc Do Thái. Vương quốc Anh chinh phục Palestine trong Thế chiến thứ nhất. Đầu tiên họ hứa sẽ trả lại nền độc lập cho người Ả Rập, và ngay trước khi chiến tranh kết thúc họ cũng trao cho người Do Thái triển vọng thành lập một nhà nước. Năm 1920, Hội Quốc Liên, tiền thân của Liên Hiệp Quốc ngày nay, đã trao cho người Anh quyền ủy trị Palestine. Sự gia tăng nhập cư của người Do Thái đang dẫn đến sự gia tăng các cuộc đụng độ bạo lực giữa người Ả Rập và người Do Thái. Trong bối cảnh cuộc đàn áp người Do Thái ở châu Âu và nạn diệt chủng của Đảng Xã hội Quốc gia, tỷ lệ dân số của họ đang dần tăng lên và vào năm 1945, con số này đã là 30%. Người Anh không còn thấy mình ở vị thế có thể kiểm soát được tình trạng căng thẳng ngày càng gia tăng. Năm 1947, họ trả lại quyền ủy thác cho Liên hợp quốc. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sau đó quyết định chia khu vực này thành một quốc gia Do Thái và Ả Rập. 1,3 triệu người Palestine, vào thời điểm này sở hữu 90% đất đai, được trao 43% tổng diện tích, phần còn lại thuộc về khoảng 600.000 người Do Thái. Jerusalem nên được đặt dưới sự quản lý quốc tế. Một bộ phận lớn người Do Thái chấp nhận kế hoạch này, nhưng các nhà lãnh đạo Ả Rập bác bỏ nó. Giữa cuộc xung đột sôi sục này, người Anh đã rút lui vào ngày 14 tháng 5 năm 1948. Cùng ngày, David Ben-Gurion tuyên bố thành lập Nhà nước Israel. Từ quan điểm của người Do Thái, sau nhiều thế kỷ bị đàn áp, giờ đây đã có nơi trú ẩn an toàn cho người Do Thái từ khắp nơi trên thế giới. Từ góc nhìn của người Ả Rập, "Nakba" bắt đầu, thảm họa trong đó hàng trăm nghìn người Palestine phải chạy trốn và phải di dời. Một quốc gia, nhiều cuộc chiến Ngay sau tuyên bố của Ben-Gurion, các cường quốc thế giới là Hoa Kỳ và Liên Xô đã công nhận nhà nước mới. Trong khi đó, những người hàng xóm Ả Rập tuyên chiến với anh ta. Cùng đêm đó, quân đội Ai Cập, Syria, Iraq và Lebanon tấn công. Nhưng Israel không chỉ có thể tự mình chống lại cuộc xâm lược mà còn đang chinh phục phần lớn khu vực vốn dành cho người Palestine. Khoảng 700.000 người Ả Rập bị trục xuất và sống như người tị nạn kể từ đó. Với hiệp định đình chiến năm 1949, lãnh thổ của Israel đã tăng thêm gần một phần ba. Biên giới này vẫn hình thành nên vùng trung tâm của Israel ngày nay.   Cuộc chiến đầu tiên kéo theo nhiều cuộc chiến khác. Thời điểm mang tính quyết định nhất trong lịch sử khu vực là Chiến tranh Sáu ngày năm 1967. Quân đội Israel tàn phá Ai Cập, Syria và Jordan, đồng thời Israel chiếm đóng Đông Jerusalem, Cao nguyên Golan, Dải Gaza và Bờ Tây. Một lần nữa, hàng trăm ngàn người Palestine đang bị trục xuất hoặc hiện đang sống dưới sự quản lý của quân đội Israel. Israel cũng đang bắt đầu xây dựng các khu định cư Do Thái đầu tiên ở Bờ Tây. Hậu quả của cuộc chiến này tiếp tục định hình cuộc xung đột ở Trung Đông cho đến ngày nay. Và bạo lực không bao giờ kết thúc. Israel chỉ giành chiến thắng trong Chiến tranh Yom Kippur vào năm 1973, một cuộc tấn công bất ngờ chủ yếu do Ai Cập và Syria thực hiện, với tổn thất nặng nề. Năm 1987, Intifada đầu tiên (tiếng Ả Rập có nghĩa là rũ bỏ) nổ ra, cuộc nổi dậy của người Palestine chống lại sự chiếm đóng của Israel ở Bờ Tây và Dải Gaza. Nó được thực hiện thông qua các cuộc biểu tình và đình công, nhưng cũng dưới hình thức các cuộc nổi dậy bạo lực. Nhóm khủng bố Hồi giáo Hamas được thành lập với mục tiêu được tuyên bố là tiêu diệt Israel. Tổ chức này được hỗ trợ bởi các quốc gia Ả Rập xung quanh và đặc biệt là Iran. Hy vọng hòa bình chỉ tồn tại trong thời gian ngắn Năm 1993 đã có hy vọng về một giải pháp hòa bình. Israel và Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), một liên minh của các đảng phái Palestine, đã công nhận quyền tồn tại của nhau trong Hiệp định Oslo. Fatah, đảng lớn nhất trong PLO, từ bỏ chủ nghĩa khủng bố. Israel muốn rút dần khỏi các vùng lãnh thổ mà nước này chiếm đóng năm 1967. Cuộc bầu cử lần đầu tiên diễn ra ở lãnh thổ Palestine. Lãnh đạo PLO Yasser Arafat, Ngoại trưởng Israel Shimon Peres và Thủ tướng Izchak Rabin nhận giải Nobel Hòa bình một năm sau đó. Một vụ ám sát đã ngăn chặn tiến trình hòa bình vào tháng 11 năm 1995. Rabin bị một sinh viên Do Thái cực đoan bắn chết ở Tel Aviv. Xung đột lại bùng lên. Intifada thứ hai nổ ra vào năm 2000 và đẫm máu hơn đáng kể so với lần đầu tiên. Những người Palestine có tổ chức quân sự đang tấn công Israel bằng các vụ đánh bom liều chết và tấn công khủng bố, còn Israel thì đang tự vệ ồ ạt bằng các phương tiện quân sự. Hàng ngàn người chết. Năm 2005, intifada thứ hai kết thúc bằng lệnh ngừng bắn. Trong một bước đi đơn phương, tức là không đàm phán trước với người Palestine, Israel sẽ rút khỏi Dải Gaza. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2005 ở vùng lãnh thổ Palestine, nhà lãnh đạo Fatah ôn hòa hơn Mahmoud Abbas đã giành chiến thắng. Tuy nhiên, một năm sau, Hamas đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội. Có hai định hướng khác nhau: Fatah về cơ bản công nhận Israel và hình dung ra một nhà nước thế tục cho người Palestine; Hamas nhằm mục đích thiết lập một chế độ thần quyền và tiêu diệt Israel. Năm 2007, sự căng thẳng này nổ ra trong “Trận chiến vì Gaza” trong những trận chiến giống như nội chiến, từ đó Hamas nổi lên là người chiến thắng. Kể từ đó nó đã có quyền lực ở Dải Gaza. Kể từ đó, những kẻ khủng bố thường xuyên tấn công lãnh thổ Israel. Hệ thống phòng không Iron Dome của Israel có thể đánh chặn hầu hết các loại tên lửa tự chế của Gaza. Ngày nay có khoảng chín triệu người sống ở Israel, khoảng 20% ​​trong số đó là người Ả Rập cũng như các nhóm thiểu số khác. Phần lớn dân số Do Thái cũng không đồng nhất; một số sống cuộc sống thế tục, những người khác nghiêm túc theo đạo. Về mặt chính trị, đất nước bị chia rẽ: hàng chục nghìn, đôi khi hàng trăm nghìn, sẽ xuống đường trong nhiều tháng vào năm 2023 để phản đối cải cách tư pháp do Thủ tướng Benjamin Netanyahu và các đối tác liên minh cực hữu của ông thúc đẩy. Nhưng sau đó các vụ thảm sát của Hamas đã đẩy đất nước vào cuộc chiến với những kẻ thống trị ở Gaza. Tình hình ở Dải Gaza thế nào? Kể từ khi Hamas cai trị Dải Gaza, Israel đã phong tỏa hoàn toàn dải Gaza. Đất nước này kiểm soát tất cả các tuyến đường bộ và đường biển cũng như khu vực trên không. Chỉ có một cửa khẩu biên giới Rafah tới Ai Cập. Israel cũng kiểm soát việc xuất nhập khẩu hàng hóa; một hệ thống đường hầm được sử dụng để buôn lậu chạy qua khu vực. Khoảng hai triệu dân sống trong những khu vực chật hẹp, một nửa trong số đó dưới 15 tuổi. Nhiều người chưa bao giờ rời khỏi Dải Gaza. Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao, với gần 40% dân số sống trong cảnh nghèo đói. Nhu cầu này giúp Hamas dễ dàng chiêu mộ những thanh niên ghét Israel. Bờ Tây là gì? Lãnh thổ thứ hai của Palestine, Bờ Tây, hay còn gọi là Bờ Tây, là một vùng lãnh thổ chắp vá về chính trị và hành chính. 2,5 triệu người Palestine sống ở đây, cũng như ước tính khoảng 700.000 người Do Thái ở khoảng 200 khu định cư. Đất nước được chia thành ba khu vực. Tại Khu A, Chính quyền Palestine dưới sự lãnh đạo của Fatah Abbas có tiếng nói; họ chủ yếu quản lý các thành phố lớn hơn như Ramallah - tổng cộng khoảng 18% diện tích. Ở Khu B (20%), người Palestine nắm quyền quản lý và người Israel nắm quyền quản lý an ninh. Khu C, cho đến nay là phần lớn nhất với 62% diện tích, do Israel kiểm soát. Người Israel và người Palestine sống trong những điều kiện khác nhau ở Bờ Tây. Israel đang xây dựng mạng lưới đường bộ riêng giữa các khu định cư mà người Palestine thường không được phép sử dụng. Ví dụ, ở khu B và C, giấy phép xây dựng được cấp hoặc từ chối bởi Israel. Trên thực tế, có một hệ thống pháp luật khác dành cho người Israel và người Palestine ở Bờ Tây. Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, hệ thống này ngày càng hạn chế các quyền dân sự của người Palestine và có đặc điểm là tùy tiện. Không giống như Dải Gaza, phần lớn Bờ Tây thực sự bị Israel chiếm đóng. Chính sách giải quyết gây căng thẳng Phần lớn trong số 700.000 người Israel ở Bờ Tây sống trong các khu định cư mà Liên hợp quốc xếp vào loại vi phạm luật pháp quốc tế. Nhiều khu định cư trong số đó đã được luật pháp Israel hợp pháp hóa, nhưng ngay cả những khu định cư mà Israel phân loại là bất hợp pháp cũng thường được quân đội Israel bảo vệ. Trái ngược với yêu cầu của Liên Hợp Quốc, chính phủ Netanyahu đang tạo thêm động lực cho nỗ lực giải quyết và đang thúc đẩy xây dựng. Một số người Israel định cư ở Bờ Tây vì lý do ý thức hệ, coi khu vực này là một phần của "Miền đất hứa". Những người khác có được động lực từ trợ cấp của chính phủ. Bạo lực giữa người định cư và người Palestine xảy ra thường xuyên. Các khu định cư đang khiến lãnh thổ Palestine ngày càng bị chia cắt và do đó được coi là trở ngại cho giải pháp hòa bình. Tranh chấp về tình trạng của Jerusalem Xung đột ở Trung Đông cũng xoay quanh các yêu sách đối với thành phố Jerusalem. Nó từng được cho là nằm dưới sự quản lý quốc tế, nhưng vào năm 1948 nó đã bị chia cắt. Israel đã chinh phục phần phía đông Ả Rập của thành phố vào năm 1967 và chiếm đóng khu vực này kể từ đó. Nguồn gốc của ngọn lửa cũng là Núi Đền, nơi linh thiêng đối với người Do Thái và người Hồi giáo. Trong số những thứ khác, đây là nơi có Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa, một trong những địa điểm quan trọng nhất của đạo Hồi. Ngày nay, người Palestine coi Đông Jerusalem là thủ đô của họ và Israel duy trì một Jerusalem không thể chia cắt dưới chủ quyền của Israel. 600.000 người sống ở Đông Jerusalem, 360.000 người là người Ả Rập và số còn lại là người định cư Do Thái. Điều gì xảy ra với những người tị nạn? Cơ quan cứu trợ Liên hợp quốc UNRWA, chịu trách nhiệm về người Palestine, hiện có khoảng 5,9 triệu người tị nạn trên toàn thế giới. Một số người trong số họ vẫn sống trong các trại tị nạn - ở Jordan, Syria và Lebanon, cũng như ở các vùng lãnh thổ của Palestine. Israel lập luận rằng sau khi thành lập nhà nước, hàng trăm nghìn người Do Thái đã bị trục xuất khỏi các quốc gia Ả Rập và bị Israel tiếp nhận. Nó kêu gọi những người tị nạn Ả Rập được định cư lâu dài ở các nước tiếp nhận Ả Rập hoặc các nước thứ ba. Mặt khác, người Palestine nhất quyết muốn quay trở lại. Giải pháp hai nhà nước có triển vọng gì? Giải pháp hai nhà nước có nghĩa là người Palestine nên có nhà nước riêng cùng với Israel. Nhiều chuyên gia từ lâu đã coi đây là giải pháp hứa hẹn nhất. Điều kiện tiên quyết cơ bản: Người Palestine quay lưng lại với khủng bố và công nhận Israel. Mặt khác, Israel đang rút khỏi các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, dỡ bỏ các khu định cư bất hợp pháp và từ đó công nhận nhà nước Palestine. Các kế hoạch tương ứng đã được thúc đẩy với sự tham gia của cộng đồng quốc tế: Ban đầu, Chính quyền Palestine được coi là một bước trung gian hướng tới việc thành lập một nhà nước. Nó không được thực hiện đầy đủ vì có nhiều ý kiến ​​​​khác nhau về ranh giới chính xác. Ngoài ra, Hamas đặc biệt cam kết tiêu diệt Israel. Nhưng Israel cũng đang ngày càng rời xa giải pháp hòa bình dưới thời chính phủ Netanyahu và thay vào đó đang cố gắng mở rộng quyền kiểm soát đối với Bờ Tây. Hơn nữa, cuộc chiến hiện tại có thể đã khiến triển vọng đạt được hòa bình sớm trở nên xa vời hơn. Nguồn: ntv.de  
......

7 quan điểm sai lầm về vấn đề đất đai của người Palestine

  Giáo sư Trương Bình (Zhang Ping), giáo sư chính thức tại Khoa Nghiên cứu Đông Á tại Đại học Tel Aviv và là chuyên gia về Israel. (Ảnh chụp màn hình từ weibo)     Do ảnh hưởng của những thông tin sai lệch, khá nhiều người đã chỉ trích Israel “chiếm đóng” đất của người Palestine, khiến xung đột Palestine-Israel xảy ra. Về vấn đề đất đai của người Palestine, Giáo sư Trương Bình, Khoa Nghiên cứu Đông Á tại Đại học Tel Aviv, và là chuyên gia về các vấn đề Israel, đã bác bỏ những sai lầm liên quan đến vấn đề này.   Quan điểm sai lầm 1   Trước khi phân chia, 93% (các phiên bản khác nhau, một số cho là 95%, một số cho là tuyệt đại đa số) đất đai thuộc về người Ả Rập, và người Do Thái chỉ sở hữu 6% đất đai. Quan điểm sai lầm này thường đi kèm với một bản đồ trong đó Palestine có màu xanh lá cây, chỉ để lại một vài chấm trắng tượng trưng cho vùng đất của người Do Thái. GS Trương Bình phản biện Quan điểm này này nửa thật nửa dối: 6% đất đai của người Do Thái là đúng, còn 93% đất đai người Ả Rập là lời dối trá trắng trợn! Dù trong thời kỳ Đế chế Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ hay thời kỳ uỷ trị của Anh, phần lớn đất đai ở Palestine đều thuộc sở hữu nhà nước (thuộc sở hữu công cộng hoặc thuộc sở hữu của nhà vua). Ví dụ, sa mạc Negev có diện tích hơn 13.000 km2 (khoảng 50% tổng diện tích của Palestine), trước Thế chiến thứ nhất, nó là vùng đất của Quốc vương Thổ Nhĩ Kỳ. Trong thời kỳ ủy trị, là vùng đất hoàng gia, cũng là tài sản của Nữ hoàng Anh. Nó chưa bao giờ là đất đai tư nhân (ai mà ngu ngốc đến mức mua đất sa mạc vô dụng). Người Ả Rập muốn nói rằng đất đai lúc đó thuộc về họ, và họ không kiểm tra xem nó có căn cứ hay không. Vậy người Ả Rập nắm giữ bao nhiêu đất ở Palestine? Bất kỳ học giả có trách nhiệm nào cũng sẽ nói với bạn: Không ai biết cả! Tình trạng đất thuộc sở hữu của người Do Thái được đăng ký với cơ quan quản lý đất đai của Thổ Nhĩ Kỳ và Vương quốc Anh, tuy chỉ là 6% nhưng mọi mục đều được ghi rõ ràng bằng giấy trắng mực đen. Cho dù người Ả Rập có tuyên bố sở hữu bao nhiêu đất đai thì họ cũng khó mà đưa ra được các tài liệu liên quan để chứng minh điều đó. Nếu tính dựa trên quyền sở hữu đất đai đã đăng ký thì dù tỷ lệ đất đai của người Ả Rập có thể vượt quá 6%, thì cũng không nhiều hơn bao nhiêu (người Thổ Nhĩ Kỳ đã che giấu một phần đáng kể tài liệu đăng ký đất đai, nên không thể nào xác nhận hoàn toàn được). Giáo sư Trương Bình (Zhang Ping), giáo sư chính thức tại Khoa Nghiên cứu Đông Á tại Đại học Tel Aviv và là chuyên gia về Israel. (Ảnh chụp màn hình từ weibo)   Quan điểm sai lầm 2 Người Palestine sở hữu đất Palestine theo quyền sở hữu Farah. GS Trương Bình phản biện Bởi vì họ không thể cung cấp bằng chứng về quyền sở hữu đất đai, các học giả Ả Rập và những người ủng hộ đã phát minh ra cái gọi là quyền sở hữu Farah, cho rằng người Palestine sở hữu đất đai theo cách này. Cái gọi là quyền sở hữu Farah đề cập đến cách phân bổ quyền sử dụng đất theo làng truyền thống của người Ả Rập, tức là mỗi làng giao đất cho mỗi hộ gia đình để canh tác hàng năm, gia đình nhận đất chỉ được sử dụng chứ không được sở hữu, nó sẽ được chỉ định lại vào năm sau. Ban đầu, đây là một hình thức sử dụng đất và không liên quan đến vấn đề quyền sở hữu. Các tài liệu nghiêm túc về hệ thống sở hữu đất đai của người Hồi giáo thường không coi Farah là một hình thức sở hữu đất đai. Tất cả các bài viết, thư tịch nói về hình thức sở hữu đất đai này, thường liên quan đến xung đột Israel-Palestine. Thế nên, trong hệ thống Farah không xác định rõ chủ sở hữu mảnh đất là ai, vị trí, quy mô mảnh đất và tình trạng giao dịch của mảnh đất. Không thể đăng ký vùng đất như vậy theo bất kỳ hệ thống đăng ký tài sản nào, vì vậy cả Đế chế Ottoman lẫn Chính quyền ủy trị của Anh đều không công nhận nó là quyền sở hữu đất đai, và đương nhiên Nhà nước Israel cũng vậy. Lùi một vạn bước rồi nói, thì ngay cả khi chúng ta công nhận kiểu sở hữu đất đai này, thì người Ả Rập cũng sẽ không có nhiều đất đai. Theo hai số liệu thống kê do chính quyền Anh tổng hợp vào những năm 1920 và 1930, diện tích đất canh tác ở Palestine là khoảng 33%. Năm 1942, Hội Quốc liên (tiền thân của Liên Hợp Quốc) tiến hành đánh giá và kết luận, tỷ lệ sở hữu đất đai của người Ả Rập ở các khu vực tập trung dân cư là khoảng 68%. Theo ước tính này, số lượng đất thuộc sở hữu của người Ả Rập sẽ là 33% nhân 0,68, tức là khoảng 23%. Ngay cả khi chúng ta thêm 10% cho người Palestine (có tính đến người Palestine ở các thành phố và thị trấn), thì đó chỉ là khoảng 30%. Nói cách khác, ngay cả khi chúng ta tính cả phần đất mà chúng ta không có bằng chứng, thì vẫn cách con số 93% mà người Ả Rập tuyên bố mười vạn tám nghìn dặm. Tel Aviv ban đầu được thành lập vào năm 1909 với tư cách là một cộng đồng Do Thái. (Hình ảnh Quan điểm sai lầm 3 Có hơn 1,2 triệu người Ả Rập ở Palestine, chiếm 2/3 tổng dân số. Tuy nhiên, lãnh thổ Ả Rập nằm trong Nghị quyết phân chia chỉ chiếm 43% tổng diện tích của Palestine. Mặc dù chỉ có 600.000 người Do Thái, chưa đến 1/3 tổng dân số nhưng lãnh thổ của họ lại chiếm tới 57% tổng diện tích Palestine. Vì vậy, việc phân chia phân vùng là không hợp lý. GS Trương Bình phản biện Việc phân chia Palestine ban đầu là sự thành lập của hai quốc gia dân tộc và không liên quan gì đến dân số! Cũng giống như quyền thừa kế, nó liên quan đến danh phận, và không liên quan gì đến nhân khẩu của mỗi gia đình. Lùi một vạn bước rồi nói, cứ cho là có thể liên kết dân số với đất đai, thì quan điểm này vẫn là sự dối trá, vì nó che giấu vấn đề về chất lượng đất đai! Đúng là người Do Thái có 57%, nhưng 50% là sa mạc Negev kể trên, ngoại trừ một số ốc đảo, hầu hết đều là những khu vực không thích hợp cho con người sinh sống, đặc biệt là vào cuối những năm 1940. Ngay cả ở Israel hiện đại, sau khi phát minh ra công nghệ tưới nhỏ giọt tiên tiến, và sự phát triển của nền nông nghiệp sa mạc hàng đầu thế giới, phần lớn đất đai ở Negev vẫn không có người ở. Nói cách khác, chỉ có 7% đất được giao cho người Do Thái là có thể ở được, cộng thêm các ốc đảo riêng lẻ trên vùng đất hoang, tổng diện tích có thể ở được sẽ không vượt quá 10%. Còn 43% đất đai mà người Ả Rập thu được, ngoại trừ một lượng nhỏ đất gần Biển Chết, tất cả đều là đất có thể ở được. (Xem chi tiết bên dưới). Tel Aviv ban đầu được thành lập vào năm 1909 với tư cách là một cộng đồng Do Thái. (Hình ảnh Việc phân chia đất đai của người Palestine không phải là một chủ đề mới, ngay từ năm 1936, Ủy ban Peel của Anh đã đề xuất một kế hoạch phân chia, vào thời điểm đó, khoảng 80% đất đai, bao gồm cả Negev, được phân chia cho người Ả Rập, và người Do Thái được phân khoảng 20% đất ở phía Bắc. Người Ả Rập thẳng thừng bác bỏ điều này. Nghị định phân chia năm 1947, người Do Thái đã có được Negev mà người Ả Rập không muốn, diện tích đất đai của người Do Thái kém xa so với 80% mà người Ả Rập ban đầu có được, nhưng người Ả Rập vẫn không đồng ý. Trên thực tế, từ hai cách phân chia này, chúng ta có thể thấy một nguyên tắc cơ bản của việc chia đất: Bên nào được đất tốt thì được ít, bên nào được đất xấu thì được nhiều. Bất kể ai đưa ra phán xét, không ai có thể nói rằng đây không phải là một nguyên tắc công bằng. Vì vậy, việc người Ả Rập phàn nàn về việc phân chia đất đai không công bằng chỉ là một cái cớ, về cơ bản họ muốn tiến hành thanh lọc sắc tộc ở khu vực Palestine, bất kể phân chia như thế nào thì họ cũng sẽ không hài lòng. Quan điểm sai lầm 4 Lãnh thổ của quốc gia của người Ả Rập (Palestine) bị chia cắt và mất sự nối liền.   GS Trương Bình phản biện Một mảnh đất chia làm sáu mảnh, mỗi bên lấy ba mảnh, tự nhiên là không có sự nối liền với nhau. Các vùng đất của người Ả Rập (Palestine) không được sự nối liền với nhau, vậy làm sao các vùng đất của người Do Thái có thể được nối liền? Vấn đề hiển nhiên như vậy, nói một nửa, giấu một nửa, lừa gạt tất cả mọi người trên thế giới sao? Đó là thiểu năng trí tuệ. Quan điểm sai lầm 5 Phần lớn lãnh thổ của quốc gia của người Ả Rập (Palestine) là đồi núi và đất đai cằn cỗi. Điều này không xảy ra với nhà nước Do Thái, quốc gia chủ yếu nằm ven biển và có đất đai màu mỡ. GS Trương Bình phản biện Đọc đến đây, những độc giả thông minh có thể tự mình bác bỏ lời nói dối này. Phần lớn đất đai của nhà nước Do Thái là vùng hoang dã Negev, không gần biển và cũng không màu mỡ. Những vùng đất màu mỡ nhất của người Do Thái là ở Thung lũng Jezreel, và đầm lầy Hura ở phía đông Galilee. Khi hai khu vực này nằm trong tay người Ả Rập, chúng là những vùng đầm lầy với đàn muỗi và bệnh sốt rét hoành hành. Chính người Do Thái đã mua những vùng đất này với số tiền khổng lồ, và biến chúng thành đất nông nghiệp màu mỡ bằng công nghệ hiện đại. Mặc dù nhà nước Do Thái có một số đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng ven biển, nhưng đây chủ yếu là nơi tọa lạc của hai thành phố hiện đại Tel Aviv và Haifa. Cả hai thành phố đều do người Do Thái thành lập, và dân số Ả Rập của họ chủ yếu là người nhập cư phụ thuộc vào nền kinh tế Do Thái. Ngay cả khi những vùng đất này được trao cho người Ả Rập, liệu người Ả Rập có sẵn lòng nhận lấy không? Mặt khác, vùng đất do người Ả Rập nhận được, vùng ven biển phía tây Galilee ở phía bắc được nối với Lebanon, được mệnh danh là Thụy Sĩ của Trung Đông, có cây thông, cây bách xanh, cỏ xanh và nguồn nước, có nguồn tài nguyên dồi dào, là một trong những vùng đất tốt nhất trong khu vực. Dải Gaza ở bờ biển phía nam có đất nông nghiệp cực kỳ thích hợp cho việc trồng trọt. Khu vực đồi núi trung tâm có nguồn nước ngầm khan hiếm tại chỗ, tuy không màu mỡ nhưng chắc chắn là khu vực thích hợp cho con người sinh sống, cũng không khá hơn vùng hoang dã Negev là bao. Thung lũng Jordan ở phía đông là vùng canh tác màu mỡ. Điều kiện như vậy vẫn bị cho là cằn cỗi, có phải chỉ có trời mới thích hợp cho bọn họ sinh sống? Quan điểm sai lầm 6 Israel phục quốc vì chủ nghĩa bài Do Thái ở châu Âu, thì nên phục quốc ở châu Âu chứ không phải ở khu vực Palestine. GS Trương Bình phản biện Quyền tự quyết của dân tộc bao gồm quyền của một dân tộc xác định và lựa chọn vùng đất mà mình sở hữu. Tất nhiên, việc thực hiện quyền này cần được cộng đồng quốc tế công nhận. Vì vậy, dân tộc Do Thái cũng như bất kỳ dân tộc nào trên thế giới, đều có quyền lựa chọn quê hương cho mình. Sau khi được cộng đồng quốc tế công nhận, quyền của người Do Thái đối với mảnh đất của họ cũng thiêng liêng và bất khả xâm phạm như mối quan hệ của bất kỳ quốc gia nào với mảnh đất của mình.   Về điểm này, nếu nhất định phải nhắc lại những câu chuyện lịch sử cũ, người Ả Rập càng không có quyền đưa ra những tuyên bố vô trách nhiệm. Nếu họ không xâm chiếm và chiếm đóng quê hương của người Do Thái, và nếu họ không ngăn chặn sự trở về của người Do Thái vào những năm 1930, thì Người Do Thái sẽ không bị buộc phải di dời đến mức đó, và ngay cả khi đối mặt với những vụ thảm sát, họ cũng không có nơi nào để đi. Quan điểm sai lầm 7 Israel chiếm đất của người Palestine để thành lập nhà nước của mình. GS Trương Bình phản biện Câu nói này chỉ có một vấn đề: Tại sao người Palestine lại nói những vùng đất này là của họ? Việc xác định quyền sở hữu một mảnh đất có thể có một số hình thức: Quyền lịch sử, sự tồn tại thực tế, điều khoản hiệp ước quốc tế, và kết quả chiến tranh. Người Palestine chưa bao giờ xác lập quyền lực chính trị của riêng mình trong lịch sử, và chưa bao giờ có bất kỳ quyền lịch sử nào đối với vùng đất này, quyền sở hữu đất đai tư nhân không rõ ràng, sự tồn tại thực tế cũng là một mớ lộn xộn. Nghị quyết phân chia của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1947, thực chất là lần đầu tiên trong lịch sử người Palestine có được đất đai của mình một cách hợp pháp, tuy nhiên họ đã liên kết với các nước Ả Rập phát động chiến tranh tiêu diệt Israel, kết quả là hơn một nửa diện tích đất được giao đã bị chiếm đoạt. Trong thời gian ngừng bắn, người Palestine cũng bị mất đất, đường ranh giới này đã trao 80% đất đai cho người Do Thái, chỉ để lại 20% cho người Ả Rập, điều này hoàn toàn trái ngược với kế hoạch của Ủy ban Peel. Cần lưu ý rằng, việc người Palestine đã đoàn kết các nước khác phát động cuộc chiến tranh xâm lược Israel, điều này cho thấy họ không công nhận vùng đất mà hiệp ước quốc tế này trao cho họ, và chọn cách sử dụng chiến tranh để giải quyết vấn đề. Do đó sự phân chia đất đai sẽ được quyết định bởi kết quả của cuộc chiến. Người Ả Rập không thể dùng vũ lực khi họ cho rằng mình mạnh, rồi sau khi thua trong chiến tranh lại viện dẫn các nghị quyết của Liên hợp quốc, cho dù họ kiểm soát Liên hợp quốc bằng cách dựa vào quân số của mình, họ cũng không thể đạt được tất cả những điều tốt đẹp trên thế giới! Vì vậy, giải pháp của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề lãnh thổ Israel-Palestine dựa trên Đường Xanh chứ không dựa trên nghị quyết phân chia năm 1947. Kẻ xâm lược bại trận thường mất đất đai, đây là thông lệ quốc tế, và điều này đúng với các nước bại trận trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới. Người Do Thái có quyền lịch sử không thể nghi ngờ là ba lần thiết lập quyền lực chính trị hiệu quả ở vùng đất này, và truyền thống chính thống của người Do Thái chưa bao giờ từ bỏ quyền này. Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái hiện đại đã nâng cao sự hiện diện thực tế của dân tộc Do Thái trên vùng đất này thông qua các biện pháp pháp lý. Năm 1947, nhà nước Do Thái chấp nhận nghị quyết phân chia của Đại hội đồng Liên hợp quốc và nói rõ rằng họ sẵn sàng chung sống hòa bình với các quốc gia Ả Rập. Năm 1948, nhà nước Do Thái giành chiến thắng trong cuộc chiến chống xâm lược, mở rộng lãnh thổ một cách hợp pháp và được quốc tế công nhận. o đó, dù nhìn từ góc độ nào, Israel xứng đáng có được từng tấc đất bên trong Đường Xanh, và Israel có thể trả lại phần đất nằm ngoài Đường Xanh bất cứ lúc nào (các khu định cư thực chất là những thứ có thể bị thu hồi ngay lập tức, bao gồm Bán đảo Sinai và Dải Gaza đều là tiền lệ), và không nằm trong quá trình thành lập Nhà nước Israel. Tóm lại, Israel chưa vượt ra ngoài thông lệ quốc tế trong việc chiếm đất chứ đừng nói đến việc thành lập đất nước trên đất Palestine! Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm và tuyên bố của tác giả Trương Bình (Zhang Ping), không hẳn là của NTDVN. (Đăng lại từ tài khoản Zhang PingX (Twitter cũ) @pingzhang632) Trương Bình - NTD Thanh Hà biên dịch https://www.ntdvn.net/binh-luan-7-quan-diem-sai-lam-ve-van-de-dat-dai-cua-nguoi-palestine-477168.html  
......

Chuyện bức tranh đấu giá bác Hồ CCRĐ

1) Bức tranh đấu giá Bác Hồ QTCS 2) Xe ngựa và con ruồi. Để ý cô áo đỏ giơ mũ chụp con ruồi bay trên đầu. Có ông thì dùng que dài đuổi chú ruồi, quấy rầy khó chịu. Lê Bá Vận. Về thời điểm thì Cách mạng mùa Thu 19/8/1945 xẩy ra về mùa thu theo lịch Ta, mùa hè theo lịch Tây. Về ý nghĩa thì CM 19/8 và ngày Quốc khánh 2/9 được suy diễn qua 2 câu chuyện dưới đây: 1-“Bức tranh đấu giá Bác Hồ” và 2- “Xe ngựa và con ruồi”. Loại xe sáu ngựa kéo. ___ I) BỨC TRANH ĐẤU GIÁ BÁC HỒ. Giữa đêm gần sáng ngày 23/8/1945 Việt Minh tiến hành cướp chính quyền tại thị xã Đồng Hới, lặng lẽ, không tốn nửa viên đạn. Dân chúng ngủ yên giấc sáng dậy chẳng hiểu ất giáp, chỉ nghe phong thanh chính quyền cách mạng mới Việt Minh là cộng sản gộc quốc tế và đoán non đoán già cộng sản nghĩa là ‘của chung’ nên có lẽ từ nay không ai được làm ăn riêng, có nhà cửa, ruộng đất, tài sản riêng. Dẹp buôn bán, ngành nghề, giàu nghèo như nhau. [1]. Tuy nhiên trong buổi ban đầu sinh hoạt trong thị xã bề ngoài không thấy có gì thay đổi. Ai ở nhà nấy. Phố xá, chợ búa vẫn mở cửa buôn bán. Cạnh nhà cha mẹ tôi có ông tên Nghĩa, gốc Tàu, chạy mối lặt vặt nay thấy làm việc trong Ủy ban nhân dân. Chủ tịch Ủy ban tên bác Diệm, người trắng trẻo, chủ tiệm bán lẻ thuốc Tây độc nhất, giữa phố. Một người tên Chiếu, còn trẻ, đi thọt chân, mấy năm trước có vào Huế học trường tư thục trung học và là anh của một người bạn, nay thấy làm trưởng công an, đeo súng lục bên hông. Chắc chắn một số người bị anh ta bắt, thủ tiêu song tất cả được thực hiện thầm lặng và thân nhân cũng chẳng dám hở môi. Các người làm việc cũ thì phần đông đi làm việc lại ở nhà thương, nhà dây thép, nhà ga, nhà máy điện, trường học. Chưa cấp sổ hộ khẩu, tạm trú tạm vắng, tem phiếu, chưa đâu có an ninh, tổ trưởng phường, toán dân phòng, chưa nhà nào được gọi đi họp tổ, mít tinh, biểu tình mặc dầu loa phường loan báo nhân dân tự động biểu tình, tụ tập nhiều nơi hoan hô cách mạng thành công. Cũng có một lần loa phường giới thiệu khóa học Mác-Lê tổ chức tại trường tiểu học, đến học không phải ghi tên. Trong lớp ngồi chen chúc có tôi. Buổi học hào hứng là về lịch sử nhân loại từ thời đồ đá đến nay XH và CSCN. Một lần khác lại thông báo đêm liên hoan văn nghệ tại sân trường tiểu học có tổ chức bán đấu giá hình Chủ tịch Hồ Chí Minh (HCM). Đêm đó số người đến xem đông đảo, có mấy ông trong Ủy ban và có mặt các thương gia trong thị xã. Bỏ qua phần văn nghệ, tôi chỉ tường thuật buổi đấu giá kết thúc đêm liên hoan. Năm đó tôi đã là một học sinh trung học đang nghỉ hè và ham vui. Một người bạn tôi tên Quỳ có anh tên Y là một họa sĩ làm việc tại cơ quan Thông tin tuyên truyền. Với sự chỉ bảo của ông anh, tên Quỳ lấy một hình vẽ Bác Hồ, gạch các ô vuông lên hình rồi theo đó   phóng đại lên một tấm bìa lớn giấy trắng. Hình được tô mực xạ và tôi có tham gia mài mực. Một anh thợ mộc đóng giúp một khung hình, đánh véc ni. Một hiệu buôn biếu tấm gương lớn và nơ đỏ. Hình Bác CCRĐ trông tươm tất, có giá trị tinh thần cực lớn song tất nhiên không phải là một tác phẩm nghệ thuật và thực chất trị giá không quá tô phở một đồng bạc. Đêm đã gần khuya và giờ bán đấu giá tranh vẽ Bác QTCS bắt đầu. Người cán bộ phụ trách cuộc bán đấu giá giơ cao khung hình và giải thich đại khái: Đây là bán đấu giá theo lối Mỹ (lúc đó Mỹ chưa phải là Mỹ Ngụy). Mỗi lần trả nâng giá tối thiểu là 5 đồng, không hạn chế tối đa. Tuy nhiên xin nói rõ đấu giá theo lối Mỹ có điểm đặc biệt. Những vị hoặc đoàn thể nào mỗi lần nâng giá phải bỏ tiền ra chi trả cho lần đó. Như vậy được tranh hay không thì tất cả đều có cơ hội đóng góp ủng hộ cuộc đấu giá. Người vinh dự thắng giải chỉ phải trả số tiền nâng giá lần cuối. II) CHUYỆN XE NGỰA VÀ CON RUỒI. Đây là bài thơ nổi tiếng “Le Coche Et La Mouche” của Jean De La Fontaine (1621- 1695), nhà thơ ngụ ngôn ngườì Pháp ở thế kỷ 17. Sơ lược câu chuyện như sau: Trời năng chang chang, như thiêu đốt. Một cỗ xe sáu ngựa kéo, cơ hồ đứng khựng ở đoạn đường cát, dốc đứng. Mọi người đều bước xuống, người khỏe giúp đẩy xe. Một con ruồi từ đâu bay đến vù vù bên tai, thoắt bay thoắt đậu, liếm vòi lên mũi, mặt người, ngựa nhột nhạt khó chịu. Rốt cuộc xe cũng ì ạch leo đến đoạn đường bằng. Ruồi ta thở ra khoan khoái và đòi tiền công đã đốc thúc, chỉ huy tài tình là nhân tố quyết định xe lên được dốc. Bài ngụ ngôn kết thúc với 4 câu thơ: Trong xã hội đôi khi nhìn thấy Một số người chẳng mấy khiêm nhường, Không ngừng tô điểm, khoa trương, Cho mình quan trọng, phi thường đoạt công.   III) Ý NGHĨA CÁC CÂU CHUYỆN. -Trong thời Pháp đô hộ đông đảo các vị anh hùng, nghĩa sĩ nước ta không ngừng khởi nghĩa chống Pháp. Song sự thật não lòng là lâm vòng bế tắc, chẳng ai làm gì được thực dân Pháp. CS có Quốc tế cộng sản (QTCS) trợ giúp cũng bó tay.   Bất đồ Nhật đệ tam nhân, hạ thủ Pháp, đột phá thế cờ, nhưng bại trận, đầu hàng Anh, Mỹ. Đến thời điểm này, ở Việt Nam chỉ còn Việt Nam (VN) với nhau thì Việt Minh chớp thời cơ, trong rừng ùa ra, miệng hô giành độc lập, tay mác lê đốn ngã mấy ông VN nơi thị tứ, yếu đuối, hiền hòa, không cộng. Trong buổi bán đấu giá lối Mỹ hình vẽ Bác Hồ CCRĐ hôm đó, người đoạt giải chỉ trả một số tiền nhỏ. Tổng số tiền thu được gấp bội hàng trăm lần từ sự đóng góp chung. Cũng tương tự cuộc đấu giá đó, tối hậu đảng CS chiến thắng song vị tất đã là kẻ chi trả hoặc chịu tổn thất cao nhất. Chẳng khác luật chơi xổ số, lắm khi mua chỉ một vé số mà trúng lô độc đắc. Lại nhiều khi chẳng có vé trúng. Ấy là trường hợp các cuộc khởi nghĩa nhằm đánh đuổi thực dân Pháp đều thất bại. Việt Minh rút cục giành được chính quyền song đó lại là một chuyện khác. [2]. Hữu nhĩ bất đa, một nhĩ bất thiểu [有你不多, 没你不少]: Vắng mợ thì chợ vẫn đông (nhĩ=you). Kẻ thắng đấu giá cũng như sự kiện Việt Minh thành công, không kẻ này thì kẻ khác. -Trong bài ngụ ngôn, sáu ngựa kéo cỗ xe là rất nhiều ngựa. Xe ngựa thông thường là độc mã hoặc song mã như xe thổ mộ xưa ở Sài Gòn, một ngựa kéo, chở 6, 7 người và hàng hóa. Hiện tại hoàng gia Anh có một cỗ xe 6 ngựa kéo dát vàng dùng trong lễ đăng quang. Ở Hoa Kỳ thế kỷ 18 đã có những xe ngựa tuyến (stagecoach) sáu ngựa kéo băng qua miền Viễn Tây. “Nhất ngôn ký xuất tứ mã nan truy” là một lời thốt ra (cỗ xe) 4 ngựa đuổi không kịp – là xe ngựa bên Tàu. Ruồi ta cho rằng chính nó đẩy xe đi, chỉ mình nó trổ tài thao lược, hăng hái bay tới bay lui như thể vị chỉ huy chiến trận, thôi thúc binh sĩ tiến lên lập chiến công. Lại phàn nàn rằng trong lúc vất vả chẳng có ai ngoài nó một mình xoay sở để kéo đám người, ngựa vượt khó khăn. Cuối cùng, dưới làn roi quất mạnh, sáu con ngựa cũng kéo cỗ xe leo đến đỉnh dốc, vào con đường bằng. Con ruồi thì xăng xái song rõ ràng chẳng giúp ích gì. Bài thơ trên đã sinh ra thành ngữ “Con ruồi xe ngựa” để chỉ những kẻ, khá nhiều trong xã hội, luôn làm ra vẻ quan trọng, lăng xăng can dự vào mọi chuyện và còn tưởng mình cần thiết lắm nhưng là vô tích sự, thậm chí có hại hoặc khó chịu, và tệ nhất là tranh công người khác cho mình. -Phải chăng chú ruồi gợi hình ảnh vị lãnh tụ tự cho đuổi Pháp, thắng Nhật giành độc lập, song tiếm danh vì sờ sờ hất cẳng Pháp là Nhật và tống cổ Nhật là Anh, Mỹ! Thật tình thì HCM thâm tâm chỉ mong được Pháp đoái hoài. Trong bản Tuyên Ngôn Độc lập ngày 2/9 Hồ thổ lộ: “Trước ngày mồng 9 tháng 3, biết bao lần Việt minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật...” HCM suy tính Nhật thua, Pháp bảo hộ như cũ và Việt Minh liên minh hợp tác, tất được trọng dụng. Lúc tương lai mù mịt thì “Chim khôn đậu nóc nhà quan”. Mộng công hầu còn đó. Chàng trai Nguyễn Tất Thành (HCM) bỏ nước ra đi đầy hoài bão, vừa đến Pháp thì theo lời cha dặn, khai bớt tuổi, ngày 15/9/1911 gởi đơn lên Tổng thống Pháp và Bộ trưởng Thuộc địa, khẩn thiết xin vào học nội trú trường Thuộc địa tại Paris, Pháp, nơi đào tạo giới quan lại, chức sắc cao cấp cho thuộc địa. “Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ biết ai?”. -Thường trực Tổng bộ Việt Minh tại căn cứ Tân Trào từ ngày 9/3/1945 thì tới tấp ra nghị quyết này, chỉ thị nọ đôn đốc rình rập cướp chính quyền, tuy rằng sau cuộc Nam Kỳ khởi nghĩa tháng 12/1940 thất bại, Pháp liên tục truy sát CS lớn bé khiến CS hầu như tan rã. HCM về Pác Bó chỉ chực hờ thời cơ? Thời cơ ấy là nhà Nguyễn đánh mất độc lập, nay vừa thu hồi thì lập tức ào ra cướp giựt.   Trong Ngũ thường (5 đức tính) “Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín”, nói chung ‘nhân’ quan trọng nhất, song trong xã hội nói về công việc giao dịch làm ăn thì chữ ‘tín’ đứng hàng đầu. Kẻ lừa dối thì đánh mất tín nhiệm, nói gì cũng chẳng ai tin. Làm chính trị mà lừa dối, tiếm danh thì chỉ chuốc khinh bỉ. Đó là trường hợp con ruồi xe ngựa của Bác vĩ đại CCRĐ đã không ngay thẳng với nhân dân. Cái gì cũng có thể mất, nhưng chữ Tín phải giữ! “Nhân vô tín bất lập - Nghiệp vô tín bất hưng”. [3]. Lê Bá Vận. Chú Thích. [1] Google: “Bài bản Việt Minh cướp chính quyền - 1945”. [2] Google : “Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Biến Cố Lịch Sử Vĩ Đại”. “Tuyên Ngôn Độc Lập 2/9 Danh Chính Ngôn Thuận Sự Thành?”. [3] Một thí dụ rất cần giữ chữ ‘Tín’. HP điều 25: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.  
......

Căn bệnh sợ ’chính trị’ của người Việt

Dương Hoài Linh Người Việt lâu nay vốn sợ chính trị. Nói chuyện với bạn bè trên FB, mình vẫn hay bắt gặp những câu đại loại như: “Thôi, nói chuyện khác đi, đụng tới ba cái chính trị nhức đầu lắm” hoặc “Rảnh quá ha, để thời gian đó làm chuyện khác có ích hơn…”. Các trang Web giải trí bao giờ cũng đông lượng truy cập hơn hẳn các trang chính trị. Các ngôi sao ca nhạc, hài kịch biếng ăn, cảm cúm… hoặc tậu nhà, mua xe là có hàng vạn người theo dõi, nhưng diễn biến chính trị của đất nước thì rất ít người quan tâm. Thế nhưng đây là đặc điểm của các nước có nền dân trí thấp. Ngày xưa các cụ Phương an Bội Châu, Phan Chu Trinh vẫn hay than vãn về sự vô tâm của dân mình. Ngày nay nhiều người vẫn hay tỏ vẻ thương hại trước sự ngu ngơ,khờ dại của dân Bắc Hàn nhưng đâu biết rằng dân các nước phát triển nhìn mình cũng thế. Họ cũng nghĩ dân Việt Nam quá tội nghiệp, chẳng biết gì đến quyền của mình. Chính trị là một khái niệm dễ gây dị ứng. Nó được hiểu như là một lĩnh vực khô khan, gây nhức đầu, chóng mặt, bất an… Không chỉ người lao động kiêng nói chính trị mà ngay cả giới trí thức cũng tránh xa nó như tránh hủi. Nói chính trị, làm chính trị, tham vọng chính trị… luôn được dùng với hàm ý mỉa mai. Nó dường như là độc quyền của giới lãnh đạo và người dân chỉ được biết đến chính trị khi nào Đảng cần biến các nghị quyết của Đảng thành “hành động cách mạng”. Thực chất chính trị gần gũi với người dân như cơm ăn nước uống hàng ngày. Chỉ có điều họ không nhận thức được điều này. “Giá xăng, giá điện,giá sữa…tăng liên tục là do đâu?” Chính là do độc quyền kinh tế. Phanh phui vấn nạn này sẽ lòi ra các nhóm lợi ích. Là một vấn đề chính trị. Cuối tháng nghe con cái xin tiền đóng học phí, bảo hiểm, quỹ lớp, sách giáo khoa, học thêm… Là vấn đề thuộc về ngân sách dành cho giáo dục. Cũng chính trị. Vào bệnh viện bị chặt chém không thương tiếc tiền khám chữa bệnh…Lỗi cơ chế. Cũng chính trị. Thế nhưng con người ta chỉ cảm thấy hơi thở của chính trị nóng rực bên tai mỗi khi có việc động chạm đến cửa quan. Chầu chực chờ đợi, bị khất hẹn lần lửa, bị lừa phỉnh, mất tiền vì nạn hối lộ tham ô… lúc đó họ mới thấy mình dại, chẳng biết gì về chính trị, về cách thức tổ chức của bộ máy nhà nước để ai nói sao nghe vậy, chẳng khác một con lừa. Nói đến “dân chủ” người Việt chỉ biết đến một khái niệm mơ hồ là người dân làm chủ đất nước mình. Người ta không biết biểu hiện cụ thể của nó như thế nào. Cũng như người nông dân suốt đời chân lấm tay bùn… đâu biết đến cuộc sống tiện nghi nên chỉ một “nắm xôi” đôi khi cũng đủ để thỏa mãn. Họ đâu biết là nếu nước có dân chủ thực sự, họ sẽ tận hưởng được nhiều cái sung sướng như thế nào. Trước tiên là lá phiếu của họ có thể quyết định đến các ông tai to mặt lớn mà họ vẫn nghĩ là đang nắm quyền sinh sát vận mệnh của họ. Nếu như dân các nước phát triển bằng mọi cách phải gởi cho được lá phiếu mình đi thì người Việt lại mang tư tưởng: “Không có mợ, chợ vẫn đông”, việc mình có hay không tham gia bầu cử cũng chẳng ảnh hưởng gì đến sinh mệnh đất nước. Dân chủ sẽ thúc đẩy kinh tế tạo ra thặng dư khiến phúc lợi xã hội lớn. Con cái họ đến trường sẽ được thầy cô giáo dục chu đáo. Vào bệnh viện, các bác sĩ sẽ săn đón, lễ phép chứ không đụng một chút là chửi như tát nước vào mặt. Ra đường gặp anh CA cũng được chào hỏi, thưa gửi đàng hoàng chứ không phải là thái độ hách dịch, lỗ mãng… Về già họ cũng sẽ được chăm lo đầy đủ về vật chất, sức khỏe chứ không phải bị bỏ mặc cho đến ngày ra nghĩa trang hoặc lò thiêu. Quyền con người là một trong những quyền căn bản được phổ cập toàn thế giới nhưng rất ít người Việt hiểu và biết bảo vệ quyền của mình. Rốt cuộc thì không chỉ người lao động mà ngay cả giới trí thức vẫn bị các cơ quan công quyền chèn ép. Thế nhưng họ vẫn thờ ơ với các vụ việc vi phạm nhân quyền như CA đánh chết dân, tòa án xử oan người vô tội… Bởi họ nghĩ đơn thuần rằng những việc ấy còn lâu mới liên quan đến họ. Vậy nên có một nhà báo nữ than vãn rằng, viết về nhân quyền rất mất công nhưng lượng người đọc rất ít. Phần đông vẫn nghĩ rằng đó là một vấn đề xa xôi chẳng thiết thân chút nào. Chỉ đến khi ngay chính bản thân mình hoặc gia đình mình bị vi phạm trầm trọng họ mới kêu cứu và gặp phải sự ghẻ lạnh của dư luận lúc đó mới thấm thía sự vô tình của mình. Người Việt hải ngoại quan tâm đến các vấn đề chính trị trong nước không phải như ý kiến thô thiển của một số dư luận viên thường bôi nhọ: “mong muốn một ngày về nước cai trị trên đầu trên cổ người dân”. Nó đơn thuần cũng giống như người dân Bắc Triều Tiên sống ở nước ngoài thấy cái cách của Kim Jong Un trị nước mà tức mình không thể không lên tiếng. Họ hoàn toàn không có ý định chấp chính và cũng không vì tương lai của các thế hệ mai sau của mình. Họ chỉ đơn giản là “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Chỉ có người Việt ở nước ngoài mới thấy rõ “nhà dột từ nóc như thế nào” bởi vì họ đang sống trong những nóc nhà vững chãi. Do vậy những bài viết của họ trên FB không phải vì những tham vọng chính trị và cũng chẳng phải vì họ quá rảnh. Mỗi bài viết thường lấy đi rất nhiều thời gian quý báu của họ mà thời gian ở các nước công nghiệp luôn luôn được đong đếm bằng tiền. Thế nhưng họ vẫn viết vẫn nói, những bài viết đôi lúc thấm đẫm nước mắt. Chỉ vì họ không muốn đồng bào mình mãi mãi làm kiếp con lừa. Ấy vậy mà họ vẫn nhận được cái thái độ nghi kỵ từ chính bạn bè mình trong nước. Nhiều người vẫn luôn quan niệm “Gặp thời thế ,thế thời phải thế để biện hộ cho thái độ ’ngậm miệng ăn tiền’”. Không những thế họ còn lên tiếng công kích những người có tiếng nói phản biện mạnh mẽ. Mặc dù những tiếng nói ấy có tác động rất tích cực vào chuyển biến xã hội mà ngay chính họ cũng được hưởng lợi. Dù không nói ra nhưng thâm tâm mình hơi buồn với loại người này. Bởi vì nhiều khi vì sự an toàn bản thân, một cái like trên FB cũng chẳng dám click vào tức là họ đã đẩy sự nguy hiểm cho người khác, đẩy người khác vào chốn lao tù. Trong khi với nhận thức của một kẻ có học họ không thể không biết nguồn gốc của các vấn đề xã hội phát xuất từ đâu. Như vậy, chừng nào người Việt vẫn sợ chính trị, vẫn chưa biết quyền của mình thì chừng đó họ vẫn còn bị đè đầu, cưỡi cổ, lá phiếu của họ vẫn chẳng hơn gì một tấm giấy đi vệ sinh. Họ vẫn để những ông nghị như Hoàng Hữu Phước làm đại diện cho họ, vẫn để những bà bộ trưởng như Nguyễn Thị Kim Tiến nắm trong tay vấn đề sức khỏe của họ. Cũng chỉ vì họ chưa biết rằng ngòi bút đôi khi sắc hơn lưỡi kiếm. Và mọi chính thể độc tài đều rất sợ tiếng nói chính trị của người dân. Không ai có thể cởi trói cho mình bằng chính mình. Nhưng suy cho cùng không phải ai cũng hiểu được điều này. Bởi nếu không thế nước đã chẳng phải HÈN như bây giờ. Dương Hoài Linh Nguồn: FB Dương Hoài Linh  
......

Lê Trọng Hùng

Tưởng Năng Tiến Ngày 12 tháng ̣9 năm 2023, qua FB, ông Hà Sĩ Phu (bút danh của tiến sỹ Nguyễn Xuân Tụ) đã gửi đến độc giả và thân hữu “lời chào tạm biệt” nguyên văn như sau: Thưa quý bằng hữu, Sau 2 sự cố (tai nạn giao thông, rồi một lần đột quỵ) ở tuổi 84 tôi đã trở thành người tàn phế, không biết có cơ hội góp một bài viết nữa hay không, mấy dòng ngắn ngủi này đã là hết sức cồ gắng. Anh em Hải ngoại đã gom các điều liên quan và các bài viết trước năm 2021 trong Thư viện Hà Sĩ Phu online (hasiphu chấm com, thường bị tường lửa chặn). Tôi đã lấy toàn bộ Thư viện ấy xuống, và gom lại các bài ngắn trên facebook Hà Sĩ Phu từ 2022, và sẽ tìm cách gửi đến bạn bè như chút kỷ niệm. Ngay từ bài đầu tiên (Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của Trí tuệ – 1988) toàn bộ các bài viết của tôi đã bị ngăn cấm, nên việc in ấn không đươc phép, không có điều kiện để biên tập nghiêm chỉnh, nên xin quý bạn đọc hiểu cho những sơ xuất khó tránh khỏi. Thân mến gửi lời chào tạm biệt. Bên dưới “mấy dòng ngắn ngủi” thượng dẫn là phản hồi của hàng ngàn người đọc, với tất cả sự trân quý (và xót xa) khi được biết về tình trạng sức khỏe không mấy khả quan của tác giả. Xin phép ghi lại dăm ba, theo thứ tự alpha: Nguyễn Lâm Cẩn: “Kính chúc bác hồi phục sức khỏe. Những trang viết của bác bạn đọc rất trân trọng.” Nguyễn Văn Cung: “Anh luôn là người mà tôi trân quý.” Lê Đăng Ngô Đồng : “Con không ngờ sẽ vắng bóng của bác. Con chúc bác mau bình phục và mong sẽ còn được đọc bài viết của bác!” Đỗ Việt Khoa: “Thương bác.” Huỳnh Văn Hoa: “Mong anh mạnh khoẻ, an lành.” Phạm Phú Thanh: “Trước đây, nhờ được đọc những bài viết của bác mà tôi đã được sáng mắt ra, đầu óc bớt tăm tối ngu muội…vô cùng cảm ơn bác.” Võ Thiêm: “Kính chúc bác khỏe mạnh, sống an vui trong những ngày tới.” Chau le Van: “Sáng ngời Một Sĩ phu Bắc hà ! Còn nhiều lớp Người tiếp nối anh !” Tôi cũng tin như thế (“nhiều người sẽ tiếp nối anh”) dù chân thật và bất khuất là hai đức tính hiếm hoi của người Việt hiện nay. Đứng thẳng làm người gần như là điều cấm kỵ ở xứ sở này, và những người không gù (hay còn chút liêm sỷ tiết tháo)  đều bị nhà nước hiện hành trù dập hay trấn áp. Cuộc sống gian truân và bất an thường trực của Hà Sĩ Phu chỉ là một tấm gương tiêu biểu. Cuộc tuyệt thực hiện nay của tù nhân lương tâm Lê Trọng Hùng cũng thế. Đây cũng chỉ là một trường hợp điển hình của một người ở thế hệ tiếp nối, nhất quyết “đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ” bằng mọi giá, kể cả khi ông đang bị giam cầm. Trang FB của Dự Án 88 (The 88 Project) cho biết: Ông sinh 1979, quê Yên Bái, là một giáo viên dạy sinh, hóa tại Lào Cai. Sau đó, ông chuyển về Hà Nội tiếp tục dạy học tại một ngôi trường cấp 2 và học thêm ngành luật. Năm 2015, ông quyết định thôi việc sau khi lá đơn yêu cầu cải cách giáo dục, đòi hỏi những lợi ích chính đáng cho học sinh của ông bị từ chối. Năm 2017, Lê Trọng Hùng bắt đầu đưa tin với tư cách là một “nhà dân báo” trên Facebook và YouTube, bình luận về các vấn đề chính trị – xã hội và tư vấn cho dân oan cách kiến nghị, khiếu kiện lên các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước. Ông tự bỏ tiền túi ra để mua hàng ngàn cuốn Hiến Pháp Việt Nam, tặng cho nhiều người và giảng giải cho họ về những điều quy định trong hiến pháp, pháp luật. Ông là một con người giàu lòng nhân ái, từng nhiều lần hiến máu nhân đạo để cứu người. Trước khi bị bắt, Lê Trọng Hùng đã kịp ghi danh và có Thẻ đăng ký hiến mô, tạng cho “Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia”. Đây không chỉ là một nghĩa cử cao đẹp, mà còn thể hiện suy nghĩ rất tiến bộ trong bối cảnh xã hội Việt Nam còn tồn tại nhiều quan điểm lạc hậu về cái chết, về các hủ tục trong đời sống tâm linh. Lê Trọng Hùng bị bắt ngày 27/3/2021, vài ngày sau khi nộp đơn tự ứng cử và chỉ 2 tháng trước khi cuộc bầu cử được tiến hành. Ngày 31/12/2021, ông bị kết án 5 năm tù giam, 5 năm quản chế bởi một tội danh hết sức mơ hồ “Tuyên truyền chống nhà nước.” Ông Hùng có vợ là bà Đỗ Lê Na, một người khiếm thị và là giáo viên dạy văn tại trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu. Năm 2015, tờ Công An Nhân Dân (cơ quan ngôn luận của ngành công an) số ra ngày Thứ Năm 29/10 đã có bài báo với tựa đề “Chuyện tình đẹp như cổ tích của cô giáo khiếm thị” để ca ngợi mối tình cảm động của hai người. Trước khi ông Hùng bị bắt, vợ chồng ông cùng hai con sống cuộc sống nghèo khó nhưng đầm ấm trong một căn nhà nhỏ tại Hà Nội. Khi bài viết này đến với bạn đọc, ông Hùng đã bước sang ngày thứ 6 của cuộc tuyệt thực, dự định kéo dài đến ngày 9/11/2023. Ông tuyệt thực để đề nghị tòa án mở lại phiên phúc thẩm; yêu cầu Trại giam số 6 -Thanh Chương, Nghệ An tôn trọng quyền lợi chính đáng của tù nhân; đề nghị các đại biểu Quốc hội vào nhà tù gặp ông với mong muốn thành lập Tòa án Bảo Hiến. Tòa Án Bảo Hiến hay Tòa Án Hiến Pháp lập ra để bảo vệ nguyên tắc của hiến pháp, để kiểm tra, và quyết định xem các điều luật có vi hiến hay không. Nhà đương cuộc Hà Nội, hẳn nhiên, hoàn toàn dị ứng với định chế pháp luật này vì họ biết rõ rằng Điều 4 Hiến Pháp (“khẳng định vai trò độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản”) vi hiến một cách thô bạo và trắng trợn. RFA nhận định: “Tòa Bảo Hiến là ước mong của tất cả mọi người, đặc biệt là trong giới luật gia ở Việt Nam. Người ta trông chờ có tòa Bảo Hiến để có thể loại bỏ những bản văn luật pháp vi hiến. Tuy nhiên cho đến nay, đây chỉ là mong ước.” Niềm ước mong này –  xem ra – còn rất xa và mỗi lúc sẽ một thêm xa, nếu đất nước không có những người cương trực (và cương quyết) như Lê Trọng Hùng. Ông không còn gì ngoài mạng sống nhưng đã không ngại dùng đến thứ vũ khí cuối cùng để đòi hỏi công lý cho tất cả, chứ không chỉ riêng mình.  Ngày 24 tháng 9 năm 2023, sau “Chuyến Thăm Chồng Sau 21 Ngày Tuyệt Thực”,  Tử Đinh Hương (bút danh của bà Đỗ Lê Na, người bạn đời của ông Lê Trọng Hùng) đã gửi đến “cô chú, anh chị” những dòng chữ thống thiết như sau – qua FB: Tử Đinh Hương tự hỏi: tình hình này phải chăng không chỉ các đại biểu quốc hội quyết định nhắm mắt làm ngơ, bỏ mặc nguyện vọng và tính mệnh của cử tri mình mà cả hệ thống này đang vô cùng hổ thẹn, đuối lý nên quyết tâm không biết, không nghe thấy gì để khư khư giữ lấy lợi ích của mình? Chỉ đáng thương, đáng tiếc cho một công dân hết lòng vì Tổ quốc đang bị hàm oan, đọa đầy và những đứa trẻ vô tội đang ngày ngày hãi sợ có thể bị mất đi người bố thương yêu! Ps: Thỉnh cầu cô chú, anh chị, ai biết Fb hoặc số điện thoại của bà Lê Thị Nga (chủ nhiệm Ban tư pháp quốc hội), ông Lưu Bình Nhưỡng “”phó trưởng Ban dân nguyện), bà Dương Ngọc Ánh, ông Nguyễn Phi Thường, Nguyễn Ngọc Tuấn (đoàn đại biểu quốc hội Hà Nội) hãy vui lòng gửi link bài viết này đến họ. Đây là nguyện vọng tha thiết của anh Lê Trọng Hùng, cũng là sự cậy nhờ của Tử Đinh Hương…! Tôi thì không tin rằng đây chỉ là “nguyện vọng tha thiết” của riêng ông Lê Trọng Hùng hay bà Đỗ Lê Na. Chả lẽ người Việt không còn ai khác quan tâm đến vận mệnh của quê hương, dân tộc và thân phận của chính họ (cùng con cháu) hay sao? Tưởng Năng Tiến 9/2023  
......

Vũ Bằng

Tưởng Năng Tiến Nhà báo Xuân Ba kể lại: “Đêm chuyển về sáng một ngày tháng tư năm một ngàn chín trăm tám tư, Vũ Bằng thều thào với Long kiếm cho ba cái điếu?! Trời đất, bệnh nặng vậy mà hút chi? Nhưng ông cứ kéo cái điếu về phía mình kéo một hơi rồi ho sặc sụa… Vũ Bằng sau hơi thuốc dim lim vẻ như khỏe lại? Nhưng rồi cứ lịm dần, lịm dần… Nhà văn Vũ Bằng trút hơi thở cuối cùng lúc bốn giờ ba mươi sáng … Vũ Bằng nghèo quá, túng quá! Tội vạ bất như bần!” Ông sinh ngày 3 tháng 6 năm 1913, mất hôm 7 tháng 4 năm 1984. Nhân sinh thất thập cổ lai hy. Dù vậy, tôi vẫn muốn nhà văn của chúng ta thọ thêm đôi ba tuổi nữa (ráng lết luôn qua thời bao cấp) để những ngày tháng cuối đời – may ra – đỡ cơ cự và cùng quẫn hơn được phần nào. Còn nếu VB sống được tới trăm năm thì càng tốt vì sẽ có cơ hội để xem Red Family (phim Nam Hàn) của Kim Ki-duk và Lee Ju-hyoung, trình chiếu lần đầu vào năm 2013. Tâm sự (hay tâm trạng) của người làm “điệp báo” như ông đã được gói ghém trong tác phẩm điện ảnh này. Kịch bản như sau: Ở vùng ngoại ô của thủ đô Soul có hai gia đình sống cạnh nhau. Bên này là 4 công dân bình thường của Nam Hàn. Còn bên kia là 4 điệp viên (giả dạng thường dân) của Bắc Hàn, xâm nhập miền Nam để thu thập tin tức và xử tử những người đào tị từ miền Bắc. Với thời gian, nếp sinh hoạt ở miền Nam (nói chung) cũng như của gia đình hàng xóm (nói riêng) đã dần thay đổi cách nhìn cũng như quan niệm của những kẻ nằm vùng. Họ chuyển biến dần dần. Nói cách khác, dung dị hơn, là họ bị miền Nam cảm hóa (hay Nam hóa) bởi cuộc sống tương đối an lành và nhân bản nơi vùng … địch tạm chiếm! Cuối cùng, đám điệp viên Bắc Hàn đã từ bỏ công tác được giao phó, dù biết rằng tính mạng của mình và của thân nhân (còn ở bên kia giới tuyến) đều sẽ bị lâm nguy. VB cũng thế. Tuy thuộc diện tập kết ngược nhưng ông cũng bị “Nam hóa” hoàn toàn, và cũng đã quên mất vai trò điệp báo. Tập kết ngược là sao? Báo Quân Đội Nhân Dân (số phát hành hôm 22/04/2017) tường thuật: “Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (tháng 7-1954), cách mạng Việt Nam đứng trước tình thế mới. Bộ đội, cán bộ ta ở miền Nam tập kết ra Bắc, địch chuyển quân vào Nam và cưỡng bức dân di cư. Thời kỳ đó, Cục Địch vận (nay là Cục Dân vận) xác định: Cuộc chiến chưa thể kết thúc, cần phải đưa những đồng chí trung kiên vào miền Nam … những đồng chí được cử vào Nam (“tập kết ngược”) là chấp nhận đi vào nơi gian khổ, đầy hy sinh, thử thách. Trong số họ có đồng chí vợ yếu, con nhỏ, có nữ đồng chí đang có người yêu, chỉ chờ tổ chức đám cưới… Vậy mà khi được giao nhiệm vụ, họ đều sẵn sàng, hào hứng lên đường, không mảy may đắn đo, suy nghĩ. Các đồng chí ra đi được giáo dục về tư tưởng và trang bị các nội dung về nghiệp vụ công tác binh-địch vận. Họ vào Nam bằng nhiều cách: Đi máy bay, đi tàu thủy theo đường di cư; có người vào giới tuyến rồi vượt biển vào Nam…” Không ai biết VB đã vào Nam bằng cách nào nhưng tôi biết (chắn chắn) là ông chả có thực hiện được bất cứ một “công tác binh – địch – vận” nào sất cả. Ông chỉ viết thôi, viết rất hay (và viết không ít) trong suốt thời gian nằm vùng: Miếng Ngon Hà Nội (bút ký, 1960) Miếng Lạ Miền Nam (bút ký, 1969) Bốn Mươi Năm Nói Láo (hồi ký, 1969) Mê Chữ (tập truyện, 1970) Nhà Văn Lắm Chuyện (1971) Những Cây Cười Tiền Chiến (1971) Khảo Về Tiểu Thuyết (biên khảo, 1969) Thương Nhớ Mười Hai (bút ký, 1972) Người Làm Mả Vợ (tập truyện ký, 1973) Bóng Ma Nhà Mệ Hoát (tiểu thuyết, 1973)  Nước Mắt Người Tình (tiểu thuyết, 1973) Tác giả Anh Chi (báo Đại Biểu Nhân Dân) tường thuật: “Vũ Bằng được các nhà văn nổi tiếng Sài Gòn (cũ) ghi nhận là một hiện tượng văn chương đặc biệt trong đời sống văn chương – báo chí miền Nam. Họ chỉ biết, ngoài năm mươi tuổi ông lập gia đình với bà Phấn, rồi lao động vất vả để nuôi vợ con. Họ đâu có biết, nhà văn tài danh Vũ Bằng còn là một chiến sĩ quân báo, vào Sài Gòn để chống Mỹ cứu nước.” Má ơi! VB vừa làm báo, vừa viết văn, “ngoài 50 mươi mới lập gia đình” (lần nữa) và còn phải “lao động vất vả để nuôi vợ con” thì ổng “chống Mỹ cứu nước” vào lúc nào? Chiến sỹ quân báo VB – rõ ràng – không lập được một thành tích nào ráo trọi nên cả chục năm sau (sau khi cách mạng thành công, miền Nam được hoàn toàn giải phóng) ông vẫn không được trả công, và không mua nổi một cái vé tầu về Bắc: “Vũ Bằng sở dĩ chưa ra Bắc chứ phải không ra vì một lý do cực kỳ đơn giản, Vũ Bằng nghèo quá, túng quá! Tội vạ bất như bần! Không có cái tội chi khổ bằng cái nghèo! Vĩnh viễn nhà văn Vũ Bằng không có bao giờ có dịp một lần tìm về nơi mười hai thương nhớ ấy…” ( Xuân Ba. “Vì Sao Vũ Bằng Sau 75 Không Ra Bắc.” Tiền Phong Online – 17/05/2020). Rồi mãi 16 năm sau, sau khi ông qua đời, đến tháng 3 năm 2000 Cục Chính Trị mới có “văn bản xác nhận nhà văn Vũ Bằng là chiến sĩ quân báo.” Cũng trong năm này, ông được CTN Trần Đức Lương trao tặng “Huân Chương Chống Mỹ Cứu Nước Hạng Ba về thành tích điệp báo nằm vùng.” Coi: ông tập kết ngược vào Nam để thi hành công tác từ hồi 1954 lận. Gần hai phần ba thế kỷ sau, nhà nước mới có “văn bản xác nhận” cùng với một tấm “huân chương hạng ba”! Sao kỳ cục vậy kìa? Báo Nhân Dân (số ra ngày 27 tháng 12 năm 2013) giải thích bằng những câu chữ hơi gượng gạo: “Hơn 30 năm sống trong Sài Gòn, dưới vỏ bọc một nhà văn ‘quay lưng lại với Cách mạng’ để hoạt động trong mạng lưới tình báo, Vũ Bằng đã phải chịu nhiều điều tiếng và sự lạnh nhạt của bạn văn, cũng như người đời. Ngay cả sau khi đất nước thống nhất, Vũ Bằng vẫn mang tiếng ‘dinh tê, vì nhiều nguyên nhân, trong đó có sự đứt đoạn trong đường dây tình báo.” Tôi thì ngại rằng có “sự đứt đoạn” với cả cái đám tập kết ngược (vào Nam) chứ chả riêng chi họ Vũ. Mấy thấp niên qua chưa bao giờ thấy có tổ chức một buổi lễ vinh danh (hay tưởng niệm) cho nhóm người này cả, dù “ăn mày dĩ vãng” vốn là sở trường của cái nhà nước hiện hành. Thực trạng của tập thể cán bộ (“đứt đoạn”) này khiến tôi nhớ đến nhận xét của một vị chỉ huy – thuộc lực lượng tình báo Bắc Hàn – khi nói về đám cán bộ nằm vùng dưới quyền, trong cuốn phim Red Family: “No matter how much traning, they all fall to capitalism.” Thảm thiệt? Nhưng nói thế (“chúng đều ăn phải bả của Chủ Nghĩa Tư Bản – they all fall to capitalism”) nghe e hơi cường điệu. Cũng như bao nhiêu cán bộ tập kết ngược khác, VB chả có bị hấp dẫn hay cuốn hút gì bởi Chủ Nghĩa Tư Bản đâu. Cuộc sống tương đối an bình, no đủ, thoải mái ở miền Nam đã khiến họ nhận chân được mọi sự, rồi “tự chuyển biến” và “lơ là” công tác – thế thôi. Riêng VB thì biến từ một anh điệp báo (giả dạng nhà văn) thành một nhà văn thứ thiệt: độc đáo, tài hoa, có đông đảo độc giả và được rất nhiều người ái mộ. Đó là món quà tặng mà miền Nam đã dành cho ông trong thời gian tập kết. Thế còn miền Bắc? Tuy muộn, nhà cầm quyền Hà Nội – cuối cùng – cũng đã trao cho VB cái “Huân Chương Chống Mỹ Cứu Nước Hạng Ba” rồi đấy. Vậy còn thắc mắc, khiếu nại gì nữa – cha nội? Thưa không. Có ai dám “thắc mắc” hay “khiếu nại” gì đâu. Tôi chỉ mong sao, ở bên kia thế giới, VB hổng biết có cái vụ huân chương (thổ tả) này thôi. Tội ổng chớ! Tưởng Năng Tiến 10/2023    
......

Trung thực và quả cảm - nói cho vui

Huỳnh Thị Tố Nga   Nội dung CTN Võ Văn Thưởng phát biểu về hiện thực xã hội như sự vô cảm, tính vị kỷ, thói hưởng thụ, lòng tham lam, sự giả dối và độc ác, là tham nhũng, tiêu cực, sự tàn phá thiên nhiên, tàn phá văn hóa và đi ngược lại xu thế của thời đại…Trong Hội nghị đại biểu nhà văn lão thành Việt Nam lần thứ nhất tổ chức tại Hải Phòng ngày 30/9 vừa qua, nội dung rất đúng với hiện thực xã hội Việt Nam hiện tại.   Thế nhưng, vấn đề cần đặt ra là nguyên nhân gây ra những tiêu cực như vậy, và trách nhiệm được đặt ra cho thành phần nào? cho những ai?   Tôi không nghĩ lại đặt trách nhiệm cho nhà văn, nhà văn chỉ là một tầng lớp nhỏ của xã hội. Nếu nói đến nguyên nhân, thì chúng ta thấy rõ ràng, tất cả nằm ở cơ chế điều hành của nhà nước. Nó nằm ở chính sách, chương trình giáo dục, ở chính sách kinh tế và chính sách bảo vệ tài nguyên môi trường,...Vậy nên, nhà nước là thành phần quan trọng nhất tạo ra nguyên nhân với các chính sách bất cập này.   Nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động chính trị, nhà hoạt động môi trường và các tầng lớp nhân dân đều có quyền và nghĩa vụ nhìn thấy rõ các tiêu cực và phản ánh nó. Nhưng quyền và nghĩa vụ này phải được bảo vệ khi người dân nêu lên chính kiến của họ. Việc nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt bớ rất nhiều các nhà hoạt động chính trị bị quy chụp vào tội danh tuyên truyền, chống phá nhà nước, các nhà hoạt động môi trường và những người dân có tiếng nói phản biện bị quy chụp vào tội danh "lợi dụng quyền tự do dân chủ chống phá nhà nước" thì làm sao người dân có thể lên tiếng cho các bất cập xã hội. Khi mà nhà nước CHXHCNVN không nhìn thấy nguyên nhân chính mình gây ra sự suy thoái đất nước, lại không chân thành lắng nghe, không thành tín bảo vệ quyền được nói của nhân dân thì việc ông CTN đã phát biểu chỉ là nói để cho vui, cho có mà thôi.    Trung thực và quả cảm chỉ là GIÁ TRỊ XA VỜI khi chính các bạn đang thực thi một chế độ cầm quyền đi ngược lại với các giá trị này. Trung thực và quả cảm đâu không thấy, chỉ thấy đa số nhà văn, nhà báo làm việc cho đảng chỉ làm đúng chức năng là cái loa tuyên truyền, bưng bô cho chế độ.   Huỳnh Thị Tố Nga Oct 2, 2023
......

Nhà Văn

Lao Ta   Một bạn không quen nhau trên Facebook chả hiểu nghĩ gì về tôi, tự dưng nhắn một cái tin như khiêu khích thế này: “Hóa ra giới nhà văn các ông cũng rất vớ vẩn, nhỉ.”   Tôi nhắn lại: “Tôi rũ hết rồi, ông bà tìm chỗ khác mà trút giận nhé”. “Ông có chui vào hang như ông nói, cũng đừng nghĩ mình thoát trách nhiệm. Mùi xú uế là của chung các ông tạo ra, không sớm tẩy hết được đâu”.   Tôi đã định lờ đi, nhưng bỗng dưng thấy có gì đó nong nóng phía sau gáy, bèn nhắn lại: “Chuyện gì mà ông/bà miệt thị chúng tôi ghê thế? Mà tôi và ông/bà có ân oán gì nhau không nhỉ?”   “Chuyện gì à, đầy ra đấy. Biết bao chuyện lớn thì các ông im miệng. Nhưng vài ba cái chuyện vô thưởng vô phạt, thì các ông tìm mọi cách để thể hiện như mình là đấng cứu thế. Chuyện gì à? Trên các diễn đàn, các ông nói bằng giọng của kẻ cao đạo, khí khái, bản lĩnh…nhưng chính mắt tôi từng chứng kiến các ông nịnh bợ kẻ có quyền chức đến mức phát tởm, xun xoe như bầy con nít sắp được chia kẹo, đến mức nước bọt của ông ta bắn vào mặt cũng không dám lau công khai, trong khi đối xử với nhau chả ra gì. Chuyện gì à? Nông dân bị cướp bóc ngày ngày, thì các ông a dua với kẻ cướp bóc. Người oan khốc đầy đường, đầy chợ, thì các ông ngoảnh mặt đi, tự dối lòng rằng các ông đang thực hiện sứ mệnh theo định hướng lớn. Chuyện gì à? Các ông ghen ghét, đố kỵ, nịnh bợ, mua danh, thèm khát quyền chức, tranh giành nhau từng tí quyền lợi, từng tí danh hão bằng cái móng tay. Các ông hãnh diện với vai trò là kẻ canh cổng. Nói thẳng ra là tởm, quái tởm! Chuyện gì à? Các ông bán linh hồn bằng những màn diễn đạo đức rẻ tiền, bằng những trang viết định hướng dối trá để đổi lấy sự ban thưởng. Dân chúng bây giờ khôn lắm rồi các ông ạ, họ biết cả đấy".   Cơn nóng gáy chuyển dần sang hai hốc mắt. Nhưng nghĩ nát óc vẫn không tìm ra đòn đáp trả tương xứng, đầu bỗng đau như búa bổ. Cuối cùng, dù đã quyết chí ẩn dật, ngày ngày luyện thở để hòa tâm bình khí, nhưng tôi vẫn phải xả ra một đoạn dài thế này để không di nát bét mấy con ruồi vô tội:   “Các ông bà đang bất công với nhà văn chúng tôi đấy. Chúng tôi cũng cùng trong cái ao tù nước đọng với các vị. Cái ao tù thì nước làm sao sạch được. Mà nước bẩn, thì nói như cổ nhân, biết rửa bằng gì. Chúng tôi đâu có phải là thần thánh. Cũng đói rách, cũng bị chèn ép, cũng bị lừa dối, cũng chịu đủ sự đối xử bất công. Trong khi biết bao người ở các ngành nghề khác, không những vừa có danh, vừa có quyền, vừa có bổng lộc, miệng nói đạo đức ngày ngày nhưng sống chả hơn gì ma bùn, thậm chí thua cả chó. Họ cũng chửi nhau, kiện tụng nhau, hại ngầm nhau, tranh chức tranh tước, cướp ngày cướp đêm, chạy án, mua bằng giả, ăn từ cái bỉm của trẻ trở đi, thậm chí thao túng cả lịch sử, đổi trắng thay đen như trở bàn tay và mức độ của những việc đó còn trắng trợn, tàn bạo hơn chúng tôi nhiều lần nhưng không bị các ông/bà soi mói, chẳng thấy các ông bà mắng mỏ. Trong khi nhà văn chỉ động làm việc gì đó là lập tức bị tất cả đổ dồn mọi cặp mắt vào, quy kết cho đủ thứ tội”.   Bấm nút gửi xong, tôi cảm thấy có chút hả hê. Cứ tưởng họ sẽ chả còn gì để nói. Nhưng sau đó kẻ vô hình, lần này tự xưng là làm nghề xây dựng, chuyên phá dỡ những ngôi nhà cũ nát, nói lại thế này:   “Những người mà ông nói tới, bất kể họ là ai, bất kể họ đang sống hay sắp chết, đều có thể làm thế, còn các ông bà thì không được phép! Tôi nhắc lại, các ông bà không được phép. Vì các ông bà là nhà văn? Các ông bà còn phải chỉ cho người khác, cho chúng tôi nên sống như thế nào cơ mà và chúng tôi luôn tin, thậm chí vẫn ngày ngày làm theo? Chả nhẽ các ông bà viết một đằng, khuyên người ta một đằng còn sống và làm một nẻo? Chúng tôi thất vọng chung quy cũng bởi chúng tôi vẫn thành kính ngước nhìn nhà văn các ông các bà NHƯ NHỮNG BẬC THÁNH THẦN”.   Nghe đến đây thì, thay vì hãnh diện, nói thật là tôi chỉ muốn chui tọt xuống đất vì xấu hổ. Trời ạ, thánh thần quái gì đâu, và tự nhủ: “May mà họ mới chỉ biết đến thế...”
......

Tin hãi hùng: Đầu độc học sinh vì mất chức Hiệu trưởng

Chu Mộng Long   Sự vụ xảy ra tại Trường THPT Chu Văn Thịnh (Sơn La). Nhân viên bếp ăn cho thuốc độc vào thức ăn để đầu độc hơn 400 học sinh, chỉ vì lý do chồng nguyên là Hiệu trưởng bị điều xuống làm Hiệu phó ở trường khác. Xem ra cái chức Hiệu trưởng có thể đánh đổi hơn 400 tính mạng trẻ em. Khi khẩu hiệu “Giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm” tự diễn biến thành “lấy trẻ em làm con tin” thì điều gì cũng có thể diễn ra. Trẻ em không bị trừng phạt về điểm số thì cũng bị hình phạt từ thân xác đến tinh thần như trấn áp, nhục mạ, và cao điểm là đầu độc. Theo báo Thanh niên, Hiệu trưởng bị điều đi nơi khác, làm cho vợ Hiệu trưởng bị mất độc quyền cung cấp thực phẩm mà bà ta đã ra tay đầu độc bọn trẻ. Mất chức là mất tiền, chắc chắn số tiền không nhỏ trong trò đầu cơ mua bán này. Không chừng mấy cái vụ thu tiền quỹ đầu năm đang bị dư luận phản đối buộc nhà trường phải trả lại cho phụ huynh sẽ biến hàng ngàn trẻ em thành nạn nhân. Chẳng phải cô giáo ở Bình Thạnh đã răn đe rằng, phụ huynh hãy vì con em mình, đừng làm phiền cô, để cô yên tâm công tác, trong đó thu tiền như là sự nghiệp vĩ đại của nhà trường sao? Vụ đầu độc hơn 400 học sinh ở Sơn La cảnh báo cho các bậc phụ huynh, rằng muốn con mình “thành người”, tức không chết hoặc không dở sống dở chết, thì hãy im lặng cho nhà giáo móc túi. Kể cả cảnh báo cho cơ quan chức năng đừng động đến cái ghế của Hiệu trưởng, nguy hiểm hơn động đến cái ghế đại ca của thổ phỉ. Sự trả thù của nhà giáo thổ phỉ thì tàn khốc mà kẻ yếu thế là trẻ em thành nạn nhân! Nhớ năm trước, nhân vụ các Hiệu trưởng lộng hành, vừa thu tiền như cướp, vừa trấn áp phụ huynh, học sinh, tôi viết bài khẳng định, nhiều Hiệu trưởng bây giờ cứ như trùm thổ phỉ. Có người bảo tôi nặng lời. Có khi bây giờ họ vẫn bảo tôi nặng lời, vì hơn 400 học sinh ấy chưa chết? ______ Bài liên quan: Công an xác minh vụ nghi đầu độc vào thức ăn tại một trường ở Sơn La (TP). – Tạm giữ nhân viên nhà bếp nghi bỏ độc vào thức ăn của học sinh ở Sơn La (VTC). – Bắt khẩn cấp nghi phạm bỏ thuốc độc vào thức ăn của học sinh tại Sơn La (TN).    
......

Mấy suy nghĩ về giáo dục phổ thông hiện nay

Ảnh Gs.Mạc Văn Trang trên VTV Mạc Van Trang    Tôi nghĩ giáo dục đang gặp khủng hoảng nghiêm trọng, đang gây hoang mang cho giáo viên (GV), học sinh (HS), cha mẹ học sinh (CMHS) và dư luận xã hội. Những bất cập của giáo dục đã tích tụ từ lâu, nhiều ý kiến đã nêu rõ vấn đề, nhưng không được giải quyết, nay bùng phát ra (1). Những vấn đề cơ bản và cấp bách là gì? 1. Về học sinh HS phổ thông ngay từ lớp 1 đến lớp 12 sao phải học nhiều thế, mang ba lô sách còng lưng, đã học 2 buổi/ ngày, lại còn phải học thêm triền miên. HS yếu đuối, cận thị, mụ mị, bị tước đoạt tuổi thơ, khiến các em phát triển không bình thường… – Giải pháp đó là: HS đã học 2 buổi ngày, nhà trường, GV tuyệt đối không tổ chức dạy thêm thu tiền đối với HS lớp mình, trường mình. Dạy theo Chương trình đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt là quá đủ rồi. GV có quyền tham khảo các loại sách để dạy cho tốt, nhưng không bắt HS mua thêm sách, ngoài sách giáo khoa. Phương pháp dạy chủ yếu là hướng dẫn HS biết tự học, tự đọc sách, tự làm việc, biết tìm kiếm thông tin, tri thức trên mạng và trong các tài liệu; biết cách tổng hợp, phân tích, hệ thống hoá, khái hoá tài liệu thành sản phẩm trí tuệ của mình. Biết hướng dẫn thì HS lớp Ba, lớp Bốn đã làm được kiểu bài tập như vậy và trình bày tự tin rành mạch… Học cũng như ăn, thức ăn phải bổ dưỡng, nhưng cũng chỉ ăn vừa đủ, còn thòm thèm càng tốt. Nếu nhồi nhét cho trẻ ăn quá mức thành bội thực, sinh bệnh… Học nhồi nhét sinh bệnh tâm lý, tinh thần càng nguy hại hơn cho HS. Nếu có những HS yếu kém hay có vấn đề thì GV phải quan tâm cùng nhà Tâm lý học đường (nếu có) kèm cặp thêm, chẩn trị giúp HS đó khá lên. Không thể để HS đến lớp 5 vẫn chưa biết đọc, biết viết. Nhà trường cần tổ chức dạy “phụ đạo HS kém” mỗi tuần một buổi cho HS cùng khối lớp, mà không được lấy tiền. Thế mới là giáo dục. Làm sao cho HS đến trường được sống trong bầu không khí vui vẻ, thân thiện; học tập thích thú, tự chủ; không bị áp lực, lo hãi, căng thẳng… Học để trở thành chính mình, để làm Người đàng hoàng, chứ có phải thành người máy hay những con cừu? Mục đích của giáo dục là tổ chức sự phát triển của thế hệ trẻ để các em trở nên những người trưởng thành, thích ứng với xã hội các em sống. Đó phải là những thanh niên khoẻ mạnh về thể chất, minh mẫn về tinh thần; biết cách chủ động tự học hỏi để có nghề nghiệp/ công việc phù hợp, biết phát triển bản thân, biết sống lành mạnh với gia đình và xã hội… HS học để khôn lớn, sống cuộc đời của chính nó, chứ bắt nó phải phấn đấu theo mẫu người nào đó thì là cực hình! Vả lại ở thời đại 4-0 chỉ có tự mỗi người chủ động học hỏi để thích ứng, phát triển bản thân, chứ chẳng ai dạy được mọi điều. 2. Về Cha mẹ HS Quý vị đừng bao giờ mong đào tạo con mình thành ông nọ, bà kia rồi tự gây áp lực cho mình và cho con trẻ. Các vị nên nhớ, đứa trẻ được đi du học bên Mỹ hay được học trong trường đặc biệt đóng học phí 20 triệu, 50 triệu một tháng cũng không chắc gì sẽ trở thành người như quý vị kỳ vọng đâu; chưa chắc gì nó sẽ đem lại cho quý vị niềm vui, hạnh phúc lúc tuổi già. Các vị thấy đấy: Cậu bé Trần Đại Quang học đèn đom đóm mà sau trở thành Đại tướng, giáo sư, tiến sỹ, Chủ tịch nước; cậu bé Vương Đình Huệ cũng ăn khoai, học đèn đom đóm rồi trở thành giáo sư, tiến sỹ, Chủ tịch Quốc hội; cậu thanh niên Nguyễn Phú Trọng, con nông dân, học lớp 10B cũng bình thường, không có học thêm, sau này trở thành giáo sư, tiến sĩ, Chủ tịch Quốc hội, Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước, uy quyền hơn Vua, lẫy lừng thế giới… Hãy để con mình sống cuộc đời của nó. Học ở trường vừa đủ, trung bình là tốt rồi; nhưng nó được vui chơi, biết bơi, biết một môn thể thao, biết chút âm nhạc, hội hoạ, thích đọc sách, biết nấu ăn, thích tự mày mò làm cái gì đó thú vị. Hãy dạy con biết làm mọi việc trong gia đình; biết trò chuyện với bố mẹ, vui đùa với anh em; biết quan tâm thăm hỏi ông bà, cô, bác… Tóm lại, trẻ phải trở thành thành viên yêu quý, sống trung thực và có trách nhiệm với gia đình. Đó mới quan trọng hơn là giỏi tiếng Anh, Toán, Lý, Hoá… Có phải ai giỏi tiếng Anh rồi cũng thành tài đâu? Chục triệu người Mỹ biết tiếng Anh vẫn sống nghèo khổ đấy. Chỉ mong con mình học hành để hiểu biết, trở thành một thanh niên tử tế, biết quý trọng, chăm sóc bản thân, hiếu thảo, có một nghề nghiệp/ công việc phù hợp. Còn sau đó nó trở thành cái gì là do số phận chứ không phải cứ học nhồi nhét mà thành. Quý vị phải đoàn kết, đấu tranh bảo vệ những giá trị đạo đức, môi trường giáo dục, sao cho con mình được phát triển lành mạnh; không thể giao con mình cho nhà trường, cho GV rồi cam chịu mọi ép buộc vô lý, coi con mình như thể là con tin… Quý vị giáo dục thế nào để con tự chủ, tự lập, đến 20 tuổi có thể nói rằng: Con muốn học nghề gì thì học, muốn yêu ai thì yêu, muốn theo xu hướng lối sống nào thì tùy; hỏi thì bố mẹ tư vấn, chứ không can thiệp. Như vậy mà thấy yên tâm, không sợ con hư hỏng, thì đó là giáo dục thành công. 3. Về Giáo viên Chỉ những HS điểm kém mới vào học sư phạm bất đắc dĩ; HS giỏi nhất chen nhau vào trường Công an. Thế đủ biết nền giáo dục quốc gia hỏng rồi. Hỏng từ lâu rồi! Hai năm qua hơn 40.000 giáo viên bỏ nghề, mà trong đó nhiều GV tốt ra đi. Mấy nhà quản lý giáo dục bảo, “một người ra, ba người vào, có gì mà lo”. Càng thấy hiện tình hỏng quá rồi. Người GV lương thấp lại khát khao muốn vươn lên có mức sống loại cao trong xã hội, nên cũng đua theo phong trào “Làm nghề gì ăn nghề ấy”. Các công chức, công an, phòng thuế … “ăn” vào Dân; quan chức cùng đại gia “ăn đất”, “ăn dự án”, bác sĩ “ăn bệnh nhân”, Sư “ăn phật tử”… Vậy là GV cũng đua nhau “ăn HS”! “Làm nghề gì ăn nghề ấy” là do thể chế này đẻ ra và ngày càng tác oai, tác quái, mất kiểm soát, làm tha hoá hết bản chất đạo đức của mọi nghề nghiệp hiện hành. Vì vậy, nhiều người có lương tri đã bỏ nghề: Mấy vạn GV, mấy vạn bác sĩ, công chức đã bỏ nghề trong thời gian gần đây. Thưa các Nhà giáo, các bạn đồng nghiệp yêu quý. Cứu nguy giáo dục chính là trông cậy vào đội ngũ GV. Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nên gìn giữ truyền thống đó, vì khi vứt bỏ đi rồi mới thấy nó cao quý, mà muốn khôi phục cũng không được nữa. Nghề Thầy giáo dù ở nước nào cũng là nghề thanh bạch, có cuộc sống tâm hồn phong phú, thiện lành, ổn định, yêu thích giao tiếp, làm việc giáo dục trẻ em; hạnh phúc là cảm nhận thấy những trẻ em phát triển, trưởng thành từ sự giáo dục của mình; cảm nhận được sự yêu mến, kính trọng từ HS … và bằng lòng với cuộc sống mức thường thường trong xã hội. Nghề GV còn là nghề có điều kiện tốt nhất để phát triển và hoàn thiện bản thân. Đó là đạo đức, lối sống của nghề giáo viên. Người GV dạy giỏi mà sống lương thiện, an bình, thanh bạch HS càng kính trọng, yêu quý. Đó là hạnh phúc của Nhà giáo. Nếu những ai muốn mình có quyền uy, dùng quyền uy để kiếm nhiều tiền, khao khát cuộc sống giàu sang như các quan chức, đại gia… thì đừng làm GV nữa, đừng ở ngành giáo dục nữa. Lương GV phổ thông không đủ sống là lỗi của Nhà nước. Tôi là một nhà giáo, cũng đã từng uất ức khi thấy con mình nằm bệnh viện, ăn cơm với mấy ngọn rau muống luộc và mấy hạt lạc; trong khi thằng bé nằm giường bên, nó ném miếng giò nạc đi, bảo ăn mãi chán lắm… Tôi từng cảm thấy nhục nhã, khi chiều về lại đèo thùng nước gạo từ trường về nhà để nuôi lợn… Tôi thấu hiểu nỗi niềm của các GV khi thấy mình nghèo quá. Nghèo thường làm cho người ta dễ hèn đi! Nhưng chúng ta phải đoàn kết cùng nhau đấu tranh với chính quyền để tìm cách cải thiện đời sống GV, chứ không thể “ăn vào HS” được! Đó là nguyên tắc Đạo đức của Nhà giáo. Mình túng thiếu có thể làm thêm nhiều việc để kiếm thêm tiền, nhưng không thể bắt HS nộp tiền cho mình dưới bất cứ hình thức nào. Hiệp hội GV Mỹ cũng đưa ra 50 việc để GV làm thêm kiếm tiền: trông trẻ ngoài giờ, bán hàng, phục vụ hàng ăn/uống buổi tối, chủ nhật; dạy kèm các môn cho HS không phải của lớp mình/ trường mình; dạy ở các Trung tâm học tập cộng đồng; tư vấn tâm lý, giáo dục; thiết kế thời trang, làm vườn, v. v…(2). Ở ta nhiều GV nói với tôi, GV nghèo lương thấp nhưng “tỷ phú” về thời gian để chăm sóc gia đình, để có thể làm nhiều việc ra tiền. Thực ra những trải nghiệm “làm thêm” lành mạnh của GV cũng rất có ích cho việc giáo dục HS. 4. Về cán bộ quản lý giáo dục Thời đại 4.0 rồi, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT giảm bớt biên chế đi. Bỏ Phòng GD đi. Càng lắm người quản lý càng bày ra lắm trò thi đua, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, gây rối cho bên dưới, làm khổ GV. Tất cả các cấp quản lý GD từ Bộ trưởng đến Hiệu trưởng, cố hết sức rũ bỏ hết những cái gì quấy rầy GV, làm khổ GV, để họ tập trung vào chuyên môn và còn thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc gia đình, làm thêm kiếm sống. Chính quyền, các cấp quản lý, xã hội càng đòi hỏi ở GV nhiều bao nhiêu thì càng phải tôn trọng họ bấy nhiêu. Để người GV lương không đủ sống, bị xã hội coi thường, đó là nỗi nhục của chế độ, của Đảng và Nhà nước này. Tôi còn nhớ vào đầu những năm 1960s cán bộ quản lý GD được tập huấn về Mục đích, Mục tiêu, Nguyên lý, Phương châm … GD XHCN để về tổ chức tập huấn cho GV trong kỳ nghỉ hè. Nghe ông Tố Hữu nói thì căng lắm. Có anh phát biểu rồi đọc thơ: “Ngang lưng thì thắt phương châm/ đầu đội nguyên lý, tay cầm mục tiêu/ nghỉ Hè mà thấy liêu xiêu …” Bộ trưởng GD Nguyễn Văn Huyên bảo, học gì thì học, nhưng phải để GV được nghỉ hè ít nhất hai tháng. Các anh chị biết không, người GV yêu nghề sư phạm là vì đó là nghề TỰ DO và được nghỉ BA THÁNG HÈ.. Người quản lý GD hiểu như vậy, tôn trọng nghề GV như vậy thì dù khó khăn đến mấy, họ vẫn “Tất cả vì học sinh thân yêu”! (Khẩu hiệu của GV vào những năm 1960 – 1980). Phải nghiên cứu tìm ra cơ chế bầu những GV giỏi, tốt làm Hiệu trưởng và trả phụ cấp xứng đáng. Hiệu trưởng là linh hồn của nhà trường; Hiệu trưởng tốt thì nhà trường tốt, Hiệu trưởng hỏng thì nhà trưởng hỏng. Hiệu trưởng ngu dốt nhưng chạy chọt bằng nhiều tiền để có chức quyền, rồi dùng quyền uy đó để kiếm tiền, thì giáo dục hỏng không gì cứu vãn được. Mới đây chuyện động trời xảy ra, đó là khi Hiệu trưởng trường THPT Chu Văn Thịnh, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La phải chuyển đi làm Hiệu phó trường khác, thì vợ ông ta phụ trách bếp ăn của trường này, đã bỏ chất độc vào thức ăn của hơn 400 HS ăn bán trú (3). Chắc hẳn vợ chồng chị ta bị mất nhiều quyền lợi to lắm. Món tiền quá lớn đã che lấp hết lương tri để chị ta hành động mù quáng vậy đó. Khi động cơ kiếm tiền bằng bất cứ cách nào thì tất yếu dẫn đến hành động vô minh tăm tối. 5. Về Đảng và Nhà nước Nói thật, không trông mong gì ở cái Quốc hội ăn hại này! Luật Giáo dục, Luật Phổ cập giáo dục đã ban hành từ lâu, mà không có giám sát thi hành; bao nhiêu chuyện quốc gia đại sự mà Quốc hội cứ như không biết gì, toàn đi bàn chuyện lăng nhăng. Bây giờ chỉ có Tổng bí thư và Thủ tướng lắng nghe, thấu hiểu, thấy giáo dục nguy cấp lắm rồi và có quyết tâm cứu nguy rồi chấn hưng giáo dục thì may ra mới có chuyển biến. ________ Chú thích: https://www.facebook.com/profile.php?id=100059910855657 https://nongnghiep.vn/khi-giao-vien-hoa-ky-di-lam-them-d363388.html https://www.anninhthudo.vn/vo-nguyen-hieu-truong-truong-trung-hoc-pho-thong-bo-thuoc-sau-vao-thuc-an-cua-hoc-sinh-post553037.antd   Mạc Văn Trang Tôi nghĩ giáo dục đang gặp khủng hoảng nghiêm trọng, đang gây hoang mang cho giáo viên (GV), học sinh (HS), cha mẹ học sinh (CMHS) và dư luận xã hội. Những bất cập của giáo dục đã tích tụ từ lâu, nhiều ý kiến đã nêu rõ vấn đề, nhưng không được giải quyết, nay bùng phát ra. (1) Những vấn đề cơ bản và cấp bách là gì? 1. Về học sinh HS phổ thông ngay từ lớp 1 đến lớp 12 sao phải học nhiều thế, mang ba lô sách còng lưng, đã học 2 buổi/ ngày, lại còn phải học thêm triền miên. HS yếu đuối, cận thị, mụ mị, bị tước đoạt tuổi thơ, khiến các em phát triển không bình thường… - Giải pháp đó là: HS đã học 2 buổi ngày, nhà trường, GV tuyệt đối không tổ chức dạy thêm thu tiền đối với HS lớp mình, trường mình. Dạy theo Chương trình đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt là quá đủ rồi. GV có quyền tham khảo các loại sách để dạy cho tốt, nhưng không bắt HS mua thêm sách, ngoài sách giáo khoa. Không bắt HS học nhiều, nhớ nhiều, thuộc nhiều, làm nhiều bài tập theo bài mẫu. Phương pháp dạy chủ yếu là hướng dẫn HS biết tự học, tự đọc sách, tự làm việc, biết tìm kiếm thông tin, tri thức trên mạng và trong các tài liệu; biết cách tổng hợp, phân tích, hệ thống hoá, khái hoá tài liệu thành sản phẩm trí tuệ của mình. Biết hướng dẫn thì HS lớp Ba, lớp Bốn đã làm được kiểu bài tập như vậy và trình bày tự tin rành mạch… Học cũng như ăn, thức ăn phải bổ dưỡng, nhưng cũng chỉ ăn vừa đủ, còn thòm thèm càng tốt. Nếu nhồi nhét cho trẻ ăn quá mức thành bội thực, sinh bệnh… Học nhồi nhét sinh bệnh tâm lý, tinh thần càng nguy hại hơn cho HS. Nếu có những HS yếu kém hay có vấn đề thì GV phải quan tâm cùng nhà Tâm lý học đường (nếu có) kèm cặp thêm, chẩn trị giúp HS đó khá lên. Không thể để HS đến lớp 5 vẫn chưa biết đọc, biết viết. Nhà trường cần tổ chức dạy “phụ đạo HS kém” mỗi tuần một buổi cho HS cùng khối lớp, mà không được lấy tiền. Thế mới là giáo dục. Làm sao cho HS đến trường được sống trong bầu không khí vui vẻ, thân thiện; học tập thích thú, tự chủ; không bị áp lực, lo hãi, căng thẳng…Học để trở thành chính mình, để làm Người đàng hoàng, chứ có phải thành người máy hay những con cừu? Mục đích của giáo dục là tổ chức sự phát triển của thế hệ trẻ để các em trở nên những người trưởng thành, thích ứng với xã hội các em sống. Đó phải là những thanh niên khoẻ mạnh về thể chất, minh mẫn về tinh thần; biết cách chủ động tự học hỏi để có nghề nghiệp/công việc phù hợp, biết phát triển bản thân, biết sống lành mạnh với gia đình và xã hội… HS học để khôn lớn, sống cuộc đời của chính nó, chứ bắt nó phải phấn đấu theo mẫu người nào đó thì là cực hình! Vả lại ở thời đại 4-0 chỉ có tự mỗi người chủ động động học hỏi để thích ứng, phát triển bản thân, chứ chẳng ai dạy được mọi điều. 2. Về Cha mẹ HS Quý vị đừng bao giờ mong đào tạo con mình thành ông nọ, bà kia rồi tự gây áp lực cho mình và cho con trẻ. Các vị nên nhớ, đứa trẻ được đi du học bên Mỹ hay được học trong trường đặc biệt đóng học phí 20 triệu, 50 triệu một tháng cũng không chắc gì sẽ trở thành người như quý vị kỳ vọng đâu; chưa chắc gì nó sẽ đem lại cho quý vị niềm vui, hạnh phúc lúc tuổi già. Các vị thấy đấy: Cậu bé Trần Đại Quang học đèn đom đóm mà sau trở thành Đại tướng, giáo sư, tiến sỹ, Chủ tịch nước; cậu bé Vương Đình Huệ cũng ăn khoai, học đèn đom đóm rồi trở thành giáo sư, tiến sỹ, Chủ tịch Quốc hội; cậu thanh niên Nguyễn Phú Trọng, con nông dân, học lớp 10B cũng bình thường, không có học thêm, sau này trở thành giáo sư, tiến sĩ, Chủ tịch Quốc hội, Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước, uy quyền hơn Vua, lẫy lừng thế giới… Hãy để con mình sống cuộc đời của nó. Học ở trường vừa đủ, trung bình là tốt rồi; nhưng nó được vui chơi, biết bơi, biết một môn thể thao, biết chút âm nhạc, hội hoạ, thích đọc sách, biết nấu ăn, thích tự mày mò làm cái gì đó thú vị. Hãy dạy con biết làm mọi việc trong gia đình; biết trò chuyện với bố mẹ, vui đùa với anh em; biết quan tâm thăm hỏi ông bà, cô, bác… Tóm lại, trẻ phải trở thành thành viên yêu quý, sống trung thực và có trách nhiệm với gia đình. Đó mới quan trọng hơn là giỏi tiếng Anh, Toán, Lý, Hoá… Có phải ai giỏi tiếng Anh rồi cũng thành tài đâu? Chục triệu người Mỹ biết tiếng Anh vẫn sống nghèo khổ đấy. Chỉ mong con mình học hành để hiểu biết, trở thành một thanh niên tử tế, biết quý trọng, chăm sóc bản thân, hiếu thảo, có một nghề nghiệp/ công việc phù hợp. Còn sau đó nó trở thành cái gì là do số phận chứ không phải cứ học nhồi nhét mà thành. Quý vị phải đoàn kết, đấu tranh bảo vệ những giá trị đạo đức, môi trường giáo dục, sao cho con mình được phát triển lành mạnh; không thể giao con mình cho nhà trường, cho GV rồi cam chịu mọi ép buộc vô lý, coi con mình như thể là con tin… Quý vị giáo dục thế nào để con tự chủ, tự lập, đến 20 tuổi có thể nói rằng: Con muốn học nghề gì thì học, muốn yêu ai thì yêu, muốn theo xu hướng lối sống nào thì tùy; hỏi thì bố mẹ tư vấn, chứ không can thiệp. Như vậy mà thấy yên tâm, không sợ con hư hỏng, thì đó là giáo dục thành công. 3. Về Giáo viên. Chỉ những HS điểm kém mới vào học sư phạm bất đắc dĩ; HS giỏi nhất chen nhau vào trường Công an. Thế đủ biết nền giáo dục quốc gia hỏng rồi. Hỏng từ lâu rồi! Hai năm qua hơn 40.000 giáo viên bỏ nghề, mà trong đó nhiều GV tốt ra đi. Mấy nhà quản lý giáo dục bảo, “một người ra, ba người vào, có gì mà lo”. Càng thấy hiện tình hỏng quá rồi. Người GV lương thấp lại khát khao muốn vươn lên có mức sống loại cao trong xã hội, nên cũng đua theo phong trào “Làm nghề gì ăn nghề ấy”. Các công chức, công an, phòng thuế … “ăn” vào Dân; quan chức cùng đại gia “ăn đất”, “ăn dự án”, bác sĩ “ăn bệnh nhân”, Sư “ăn phật tử”... Vậy là GV cũng đua nhau “ăn HS”! “Làm nghề gì ăn nghề ấy” là do thể chế này đẻ ra và ngày càng tác oai, tác quái, mất kiểm soát, làm tha hoá hết bản chất đạo đức của mọi nghề nghiệp hiện hành. Vì vậy, nhiều người có lương tri đã bỏ nghề: Mấy vạn GV, mấy vạn bác sĩ, công chức đã bỏ nghề trong thời gian gần đây. Thưa các Nhà giáo, các bạn đồng nghiệp yêu quý. Cứu nguy giáo dục chính là trông cậy vào đội ngũ GV. Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nên gìn giữ truyền thống đó, vì khi vứt bỏ đi rồi mới thấy nó cao quý, mà muốn khôi phục cũng không được nữa. Nghề Thầy giáo dù ở nước nào cũng là nghề thanh bạch, có cuộc sống tâm hồn phong phú, thiện lành, ổn định, yêu thích giao tiếp, làm việc giáo dục trẻ em; hạnh phúc là cảm nhận thấy những trẻ em phát triển, trưởng thành từ sự giáo dục của mình; cảm nhận được sự yêu mến, kính trọng từ HS … và bằng lòng với cuộc sống mức thường thường trong xã hội. Nghề GV còn là nghề có điều kiện tốt nhất để phát triển và hoàn thiện bản thân. Đó là đạo đức, lối sống của nghề giáo viên. Người GV dạy giỏi mà sống lương thiện, an bình, thanh bạch HS càng kính trọng, yêu quý. Đó là hạnh phúc của Nhà giáo. Nếu những ai muốn mình có quyền uy, dùng quyền uy để kiếm nhiều tiền, khao khát cuộc sống giàu sang như các quan chức, đại gia… thì đừng làm GV nữa, đừng ở ngành giáo dục nữa. Lương GV phổ thông không đủ sống là lỗi của Nhà nước. Tôi là một nhà giáo, cũng đã từng uất ức khi thấy con mình nằm bệnh viện, ăn cơm với mấy ngọn rau muống luộc và mấy hạt lạc; trong khi thằng bé nằm giường bên, nó ném miếng giò nạc đi, bảo ăn mãi chán lắm… Tôi từng cảm thấy nhục nhã, khi chiều về lại đèo thùng nước gạo từ trường về nhà để nuôi lợn… Tôi thấu hiểu nỗi niềm của các GV khi thấy mình nghèo quá. Nghèo thường làm cho người ta dễ hèn đi! Nhưng chúng ta phải đoàn kết cùng nhau đấu tranh với chính quyền để tìm cách cải thiện đời sống GV, chứ không thể “ăn vào HS” được! Đó là nguyên tắc Đạo đức của Nhà giáo. Mình túng thiếu có thể làm thêm nhiều việc để kiếm thêm tiền, nhưng không thể bắt HS nộp tiền cho mình dưới bất cứ hình thức nào. Hiệp hội GV Mỹ cũng đưa ra 50 việc để GV làm thêm kiếm tiền: trông trẻ ngoài giờ, bán hàng, phục vụ hàng ăn/uống buổi tối, chủ nhật; dạy kèm các môn cho HS không phải của lớp mình/ trường mình; dạy ở các Trung tâm học tập cộng đồng; tư vấn tâm lý, giáo dục; thiết kế thời trang, làm vườn, v. v…(2). Ở ta nhiều GV nói với tôi, GV nghèo lương thấp nhưng “tỷ phú” về thời gian để chăm sóc gia đình, để có thể làm nhiều việc ra tiền. Thực ra những trải nghiệm “làm thêm” lành mạnh của GV cũng rất có ích cho việc giáo dục HS. 4. Về cán bộ quản lý giáo dục. Thời đại 4-0 rồi, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT giảm bớt biên chế đi. Bỏ Phòng GD đi. Càng lắm người quản lý càng bày ra lắm trò thi đua, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, gây rối cho bên dưới, làm khổ GV. Tất cả các cấp quản lý GD từ Bộ trưởng đến Hiệu trưởng, cố hết sức rũ bỏ hết những cái gì quấy rầy GV, làm khổ GV, để họ tập trung vào chuyên môn và còn thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc gia đình, làm thêm kiếm sống. Chính quyền, các cấp quản lý, xã hội càng đòi hỏi ở GV nhiều bao nhiêu thì càng phải tôn trọng họ bấy nhiêu. Để người GV lương không đủ sống, bị xã hội coi thường, đó là nỗi nhục của chế độ, của Đảng và Nhà nước này. Tôi còn nhớ vào đầu những năm 1960s cán bộ quản lý GD được tập huấn về Mục đích, Mục tiêu, Nguyên lý, Phương châm … GD XHCN để về tổ chức tập huấn cho GV trong kỳ nghỉ hè. Nghe ông Tố Hữu nói thì căng lắm. Có anh phát biểu rồi đọc thơ: “Ngang lưng thì thắt phương châm/ đầu đội nguyên lý, tay cầm mục tiêu/ nghỉ Hè mà thấy liêu xiêu … Bộ trưởng GD Nguyễn Văn Huyên bảo, học gì thì học, nhưng phải để GV được nghỉ hè ít nhất hai tháng. Các anh chị biết không, người GV yêu nghề sư phạm là vì đó là nghề TỰ DO và được nghỉ BA THÁNG HÈ.. Người quản lý GD hiểu như vậy, tôn trọng nghề GV như vậy thì dù khó khăn đến mấy, họ vẫn “Tất cả vì học sinh thân yêu”! (Khẩu hiệu của GV vào những năm 1960 - 1980). Phải nghiên cứu tìm ra cơ chế bầu những GV giỏi, tốt làm Hiệu trưởng và trả phụ cấp xứng đáng. Hiệu trưởng là linh hồn của nhà trường; Hiệu trưởng tốt thì nhà trường tốt, Hiệu trưởng hỏng thì nhà trưởng hỏng. Hiệu trưởng ngu dốt nhưng chạy chọt bằng nhiều tiền để có chức quyền, rồi dùng quyền uy đó để kiếm tiền thì giáo dục hỏng không gì cứu vãn được. Mới đây chuyện động trời xảy ra, đó là khi Hiệu trưởng trường THPT Chu Văn Thịnh, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La phải chuyển đi làm Hiệu phó trường khác, thì vợ ông ta phụ trách bếp ăn của trường này, đã bỏ chất độc vào thức ăn của hơn 400 HS ăn bán trú. (3) Chắc hẳn vợ chồng chị ta bị mất nhiều quyền lợi to lắm. Món tiền quá lớn đã che lấp hết lương tri để chị ta hành động mù quáng vậy đó. Khi động cơ kiếm tiền bằng bất cứ cách nào thì tất yếu dẫn đến hành động vô minh tăm tối. 5. Về Đảng và Nhà nước Nói thật, không trông mong gì ở cái Quốc hội ăn hại này! Luật Giáo dục, Luật Phổ cập giáo dục đã ban hành từ lâu, mà không có giám sát thi hành; bao nhiêu chuyện quốc gia đại sự mà quốc hội cứ như không biết gì, toàn đi bàn chuyện lăng nhăng. Bây giờ chỉ có Tổng bí thư và Thủ tướng lắng nghe, thấu hiểu, thấy giáo dục nguy cấp lắm rồi và có quyết tâm cứu nguy rồi chấn hưng giáo dục thì may ra mới có chuyển biến. Ngày 30/9/2023 MVT Chú thích: https://www.facebook.com/profile.php?id=100059910855657 https://nongnghiep.vn/khi-giao-vien-hoa-ky-di-lam-them... https://www.anninhthudo.vn/vo-nguyen-hieu-truong-truong...  
......

Biệt kích Ưkraine tấn công bán đảo Krime đã bị Nga chiếm năm 2014

  Henry Quang Vu   Một báo cáo cho biết, một đơn vị biệt kích Ukraine đã bí mật đi qua Biển Đen trên ván trượt phản lực trong một cuộc đột kích táo bạo vào trạm tác chiến điện tử của Nga ở Crimea.   Tờ Times of London đưa tin, một nhóm khoảng 20 binh sĩ thuộc Tiểu đoàn Brotherhood đã thực hiện nhiệm vụ vào Ngày Độc lập của Ukraine, ngày 24/8.   Mỗi chiếc mô tô nước chở hai người nhái Ukraine và đi 125 dặm qua biển để đến bán đảo.   Borghese, chỉ huy tiểu đoàn, người điều phối nhiệm vụ trong ngày, nói với The Times: “Mục tiêu đầu tiên của chúng tôi là một trạm tác chiến điện tử mạnh đến mức thậm chí cả la bàn cũng không thể hoạt động trong phạm vi 20 dặm từ bờ biển”.   Trạm tác chiến điện tử đã ngăn chặn các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và theo dõi tên lửa Storm Shadow của Anh.   Levan, chỉ huy thứ hai của trung đoàn lực lượng đặc biệt tinh nhuệ thuộc nhóm Timur, nói với The Times rằng anh đã dành hai tuần để thực hành hành trình trên một chiếc mô tô nước trước nhiệm vụ của họ.   Trong khi đơn vị tiếp cận bán đảo, 5 tàu hỗ trợ của Ukraine đã bắn vào các vị trí của Nga như một chiến thuật đánh lạc hướng, theo The Times.   Borghese nói với The Times rằng kế hoạch ban đầu là đặt chất nổ tại địa điểm trước khi rời đi, nhưng những người lính đã bị phát hiện và phải dùng đến kế hoạch dự phòng, thay vào đó tấn công nó bằng vũ khí chống tăng và lựu đạn phóng tên lửa.   Lính biệt kích cần phải là “tay bơi chiến đấu” với “niềm tin vào Chúa”   The Times đưa tin, nhóm Timur cũng được giám đốc cơ quan tình báo Ukraine Kyrylo Budanov giao nhiệm vụ treo cờ Ukraine trên bán đảo lần đầu tiên sau gần một thập kỷ.   Vào thời điểm đó, cơ quan tình báo GUR của Ukraine cho biết một nhiệm vụ đã được thực hiện thành công bao gồm việc phá hủy thiết bị của đối phương và nói rằng "quốc kỳ lại tung bay ở Crimea của Ukraine."   Sau cuộc tấn công, lực lượng Nga đã truy đuổi binh lính Ukraine bằng máy bay chiến đấu và tàu tuần tra Raptor, khiến một cuộc sơ tán nhanh chóng và kịch tính.   Levan nói: “Đó là một trận chiến kéo dài vài giờ của tất cả các hệ thống phòng thủ và hàng không hiện đại này”.   Tên của đơn vị đề cập đến một khía cạnh tôn giáo trong sứ mệnh của nó. The Times cho biết các áp phích tuyển dụng của họ thu hút những "vận động viên bơi lội chiến đấu" với "niềm tin vào Chúa". Nhắm mục tiêu Crimea   Trong những tuần gần đây, Ukraine đã tăng cường các cuộc tấn công vào bán đảo Crimea, tấn công nhiều căn cứ khác nhau của Hạm đội Biển Đen của Nga.   Levan tuyên bố rằng nhiệm vụ của nhóm anh là chất xúc tác cho các cuộc tấn công sau.   "Tôi tự hào về các chàng trai của mình, lòng dũng cảm của các chiến binh và sự rèn luyện thể chất đáng kinh ngạc của họ. Bạn có thể thấy rằng sau khi chúng tôi đặt chân lên bán đảo, rất nhiều điều thú vị bắt đầu xảy ra ở đó. Tôi có thể nói với bạn rằng nhiệm vụ này đã khơi dậy tất cả." về điều này. Nó có tác dụng khiến kẻ thù dễ bị tổn thương hơn", Levan nói.   Bây giờ chúng tôi có phương tiện để lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động lớn hơn nữa. Còn rất nhiều điều nữa sẽ đến."
......

Quyết định bỡi chính sách

Lưu Trọng Văn Dù ở bất cứ bang nào của Mỹ từ Californhia, Florida, Georgia, Pensyvanhia, Maryland… gã hứng thú nhất là tới các làng nghề nông. Nông dân đúng là các quý ông, quý bà, họ ở trong các biệt thự rộng lớn giữa triền cỏ xanh mướt, những thảm hoa muôn màu và những cây rợp bóng. Họ lái xe hơi xịn và đến các trung tâm, các câu lạc bộ thưởng thức nghệ thuật, mùa nông nhàn họ đi du lịch khắp thế giới…   Gã có thể khẳng định mà không ngượng mồm rằng nước Mỹ thực sự là thiên đường của hơn hai triệu nông dân Mỹ.   Nhìn những biệt thự giữa bát ngát thảm cỏ và hoa, gã mơ có một cô nàng xứ Việt ở đó, dừng chân, gã bảo: cho anh một chân chăn bò hoặc một tay hái táo được không em?   Có được cuộc sống sung túc hạng nhất thế giới là nhờ với khoảng hơn 2 triệu nông dân chiếm 0,7% tổng số lực lượng lao động của toàn nước Mỹ lại có 2,109,363 nông trại, trung bình mỗi nông trại có diện tích 174 héc ta. Và họ đã làm ra tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp gần 500 tỷ đô la Mỹ.   Có nghĩa là chỉ với hơn 2 triệu ông bà nông dân Mỹ đã làm ra tổng sản phẩm tương đương cả nền kinh tế VN - đất nước 100 triệu dân - làm ra.   Vì sao?   1. CHÍNH SÁCH   - Chính phủ đã ban hành Luật Đất đai vào năm 1862 quy định phát không đất đai cho những người đến sống và làm việc trên các mảnh đất trống tại miền Tây nước Mỹ, tạo điều kiện cho nông dân được định cư, lập nghiệp dễ dàng. Năm 1914, Quốc hội Mỹ lập ra cơ quan Dịch vụ phát triển nông nghiệp.   Cơ quan này gồm các chuyên gia giỏi nhất Mỹ tư vấn cho nông dân quy trình khoa học, công nghệ từ bước sử dụng phân bón cho đến các khâu sau của quy trình sản xuất nông nghiệp. Bộ Nông nghiệp đảm nhiệm tiến hành các nghiên cứu mới, cho ra đời những loại phân bón làm tăng sản lượng hạt, các loại giống lai cho cây trồng khoẻ hơn, các phương pháp chữa trị nhằm bảo vệ và cứu chữa cây trồng vật nuôi chống được bệnh tật, và nhiều phương pháp khác kiểm soát các loài vật gây hại.   - Năm 1929, tổng thống Herbert Hoover thành lập Ban Nông nghiệp liên bang nhằm bảo đảm sự ổn định kinh tế cho nông dân. - Năm 1933, Tổng thống Franklin D. Roosevelt cho phép thực hiện một hệ thống trợ giá cho nông dân một mức giá gần bằng giá lúc thị trường ở điều kiện ổn định bình thường.   - Đồng thời, trong khoảng thời gian từ 1933 đến 1996, chính phủ cho nông dân vay tiền canh tác, nông dân có quyền trả nợ theo giá quy định trong hợp đồng. Cụ thể là vào những thời điểm sản xuất dư thừa, nông dân bán sản phẩm cho chính phủ, còn vào lúc giá nông phẩm cao, nông dân có quyền bán sản phẩm cho các công ty kinh doanh lương thực để tăng lợi tức.   - Ngoài ra, chính phủ còn đề ra chính sách bảo tồn, dưỡng đất dự trữ. Sự can thiệp với quy mô lớn vào ngành nông nghiệp Mỹ được kéo dài cho đến tận cuối những năm 1990.   - Hiện nay, chính phủ đang chú trọng đến xuất khẩu nông sản, và đặc biệt quan tâm đến tính vững bền của lực lượng lao động nông nghiệp.   - Thượng viện vừa thông qua dự luật di dân nhằm mục đích bảo đảm có đủ số công nhân cần thiết cho nền nông nghiệp, đặc biệt là vào mùa gặt hái, chăn nuôi gia súc, và sản xuất nông phẩm cần thiết cho xuất khẩu. Đạo luật này cũng mở đường cho những người làm việc trong ngành nông nghiệp Mỹ mà chưa có giấy tờ hợp lệ được phép nhập cư vào Mỹ.   Chính nhờ các chính sách hỗ trợ một cách hiệu quả này đã mang lại cho ngành nông nghiệp Mỹ một kết quả tốt đẹp như ngày hôm nay.   2. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ RẤT CAO   Nước Mỹ đặc biệt nhấn mạnh đến việc cơ giới hóa các phương tiện canh tác, sử dụng máy móc thay thế cho sức người và sức súc vật.   - Chi phí máy móc chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng chi phí đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Việc cơ giới hóa máy móc không chỉ đơn thuần là tăng số lượng máy móc trên cánh đồng mà còn chú ý đến thực hiện kết hợp các tính năng để tạo ra các máy liên hoàn, kết hợp máy kéo với máy cày, máy gieo trồng, máy gặt.   Hay các sáng kiến về các loại máy móc có thể canh tác được ở những vùng đất cứng mà sức người khó có thể làm được. Hầu như mọi hoạt đông trong sản xuất nông nghiệp đều thực hiện bằng máy móc, từ làm đất, gieo trồng, bón phân, tưới tiêu đến gặt hái. Nông dân còn dùng máy bay để phun thuốc trừ sâu, dùng máy điện toán đề theo dõi kết quả thu hoạch.   Với diện tích đất canh tác rộng lớn nên việc áp dụng các phương tiện và kỹ thuật hiện đại trong sản xuất nông nghiệp đã khiến cho năng suất lao động tăng mạnh.   3. PHẨM CHẤT VÀ LÒNG TỰ TRỌNG CÔNG DÂN CAO   Nông dân Mỹ được trang bị các phẩm chất công dân và lòng tự trọng cùng ý thức tôn trọng pháp luật cao. Với họ danh dự công dân luôn đặt lên hàng đầu nên không cho phép mình sản xuất ra sản phẩm kém chất lượng và độc hại. Điều này ở nông dân VN đang là điều xa xỉ.   Vâng… buồn và đau thay khi nhìn lại tổng thể nền nông nghiệp, nông dân, đời sống nông thôn của nước nhà hiện nay.   Khi: Năng suất lao động trong ngành nông nghiệp của Việt Nam luôn thấp nhất trong nhóm các nước có mức thu nhập trung bình thấp.   Theo thông tin từ Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), giá trị gia tăng nông nghiệp trên mỗi lao động của Việt Nam hiện đạt chưa tới 400 USD/người, thấp hơn cả Lào và Campuchia. Câu trả lời chỉ có thể tìm ra từ CHÍNH SÁCH.  
......

Pages