Cảnh Chân
Họ Tô và họ Phạm đang muốn ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa, bằng cách chỉ định các quan chức đồng minh vào ngồi vào những ghế lãnh đạo quan trọng
CSVN vừa công bố nội dung dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Điểm đáng chú ý nhất trong nghị quyết này là “sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện trong năm 2025 thì không tiến hành bầu các chức danh lãnh đạo cấp tỉnh, thành phố, xã, phường”. Bao gồm các chức danh “Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân tại đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp; không bầu Trưởng đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp”. Thay vì bầu cử như thường lệ thì nghị quyết này quy định: Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân, Trưởng đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp;
Thủ tướng Chính phủ chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp; Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chỉ định Ủy viên Ủy ban nhân dân của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp và chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp; Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã chỉ định Ủy viên Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp. Trường hợp đặc biệt, cho phép chỉ định nhân sự không phải là đại biểu Hội đồng nhân dân giữ các chức danh lãnh đạo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp xã hình thành sau sắp xếp. (1) Nói tóm lại là sẽ không có bầu cử lãnh đạo mới. Mà, thủ tướng sẽ có toàn quyền chỉ định ra chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh mới. Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ định chủ tịch và phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân. Rồi từ các vị trí cấp tỉnh đó sẽ chỉ định ra các quan chức cấp xã phường. Tương tự như vậy đối với khối đảng uỷ, các chức danh bí thư, phó bí thư cấp tỉnh, thành phố sẽ do Bộ Chính trị chỉ định. Những quyết định bổ nhiệm này là được thực hiện theo Kết luận 150 của Bộ Chính trị ban hành ngày 14/4. Như vậy, có thể nói là Bộ Chính trị đã toàn quyền quyết định về việc sắp xếp bộ máy, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội chỉ là bù nhìn nhằm “hợp pháp hoá” những chỉ đạo của Bộ Chính trị CSVN, rồi dùng chiêu bài “lấy ý kiến Nhân dân” để vẽ ra cái mặt nạ dân chủ cho nhà nước CSVN. Quay lại chuyện chỉ định các chức danh lãnh đạo tỉnh. Thực ra trước nay những cái ghế này cũng là do Bộ Chính trị chỉ định, bầu cử chỉ là để qua mắt người dân thôi. Nhưng ít nhất thì cũng có bầu bán, còn lần này là bỏ hẳn bầu cử. Tại sao?
Có thể phía CSVN sẽ dễ dàng giải thích rằng đang trong quá trình tinh gọn, sáp nhập, thì năm nay sẽ chỉ định một lần, rồi các năm tới khi ổn định rồi thì bầu cử sau. Nhưng cần nhớ là năm sau CSVN sẽ tổ chức Đại hội 14, bầu ra bộ máy lãnh đạo trung ương mới. Trong khi các vị trí cao cấp nhất ở tỉnh là chủ tịch UBND và bí thư tỉnh. Đây cũng là những chức danh có thể tranh cử vào ghế Uỷ viên Trung ương Đảng. Khi lên Uỷ viên Trung ương thì mới có thể bỏ phiếu chọn ra Thủ tướng, Tổng Bí thư. Hiện tại, Tô Lâm và Phạm Minh Chính đang ngồi hai ghế cao nhất này. Vậy có thể thấy rõ rằng họ Tô và họ Phạm đang muốn ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa, bằng cách chỉ định các quan chức đồng minh vào ngồi vào những ghế lãnh đạo quan trọng. Như vậy họ chắc chắn sẽ tiếp tục được “bầu” cho nhiệm kỳ sau. Đồng thời loại ra những quan chức không thuộc phe phái của mình. Ngoài ra, khi gom hết quyền chỉ định vào tay mình thì Tô Lâm và Phạm Minh Chính lại có thêm một nguồn thu nhập từ việc bán ghế. Ghế chủ tịch, bí thư tỉnh thì chắc chắn không hề rẻ. Hệ luỵ thì khỏi phải nói rồi, chỉ định từ trung ương tới địa phương thì cả một bộ máy sẽ toàn là thân tín của nhau. Làm sao có chổ cho nhân tài phục vụ dân, thúc đẩy đất nước phát triển. Chẳng những vậy, khi mà cả hệ thống nằm cũng một phe thì chắn chắn sẽ không có chuyện chống tham nhũng. Ít nhất thời ông Trọng còn thanh trừng phe phái, còn thời Tô Lâm và Phạm Minh Chính thì sẽ tạo ra một bầy mối chúa có bà con họ hàng thân thích với nhau, cùng nhau đục khoét đất nước.
_________________
Tham khảo:
(1 )https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/toan-van-du-thao-nghi-quyet-sua-doi-bo-sung-mot-so-dieu-cua-hien-phap-nuoc-cong-hoa-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam-nam-2013-119250506052556171.htm VNTB
Họ Tô và họ Phạm đang muốn ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa, bằng cách chỉ định các quan chức đồng minh vào ngồi vào những ghế lãnh đạo quan trọng
CSVN vừa công bố nội dung dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Điểm đáng chú ý nhất trong nghị quyết này là “sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện trong năm 2025 thì không tiến hành bầu các chức danh lãnh đạo cấp tỉnh, thành phố, xã, phường”. Bao gồm các chức danh “Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân tại đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp; không bầu Trưởng đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp”. Thay vì bầu cử như thường lệ thì nghị quyết này quy định: Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân, Trưởng đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp;
Thủ tướng Chính phủ chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp; Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chỉ định Ủy viên Ủy ban nhân dân của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp và chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp; Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã chỉ định Ủy viên Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp. Trường hợp đặc biệt, cho phép chỉ định nhân sự không phải là đại biểu Hội đồng nhân dân giữ các chức danh lãnh đạo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp xã hình thành sau sắp xếp. (1) Nói tóm lại là sẽ không có bầu cử lãnh đạo mới. Mà, thủ tướng sẽ có toàn quyền chỉ định ra chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh mới. Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ định chủ tịch và phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân. Rồi từ các vị trí cấp tỉnh đó sẽ chỉ định ra các quan chức cấp xã phường. Tương tự như vậy đối với khối đảng uỷ, các chức danh bí thư, phó bí thư cấp tỉnh, thành phố sẽ do Bộ Chính trị chỉ định. Những quyết định bổ nhiệm này là được thực hiện theo Kết luận 150 của Bộ Chính trị ban hành ngày 14/4. Như vậy, có thể nói là Bộ Chính trị đã toàn quyền quyết định về việc sắp xếp bộ máy, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội chỉ là bù nhìn nhằm “hợp pháp hoá” những chỉ đạo của Bộ Chính trị CSVN, rồi dùng chiêu bài “lấy ý kiến Nhân dân” để vẽ ra cái mặt nạ dân chủ cho nhà nước CSVN. Quay lại chuyện chỉ định các chức danh lãnh đạo tỉnh. Thực ra trước nay những cái ghế này cũng là do Bộ Chính trị chỉ định, bầu cử chỉ là để qua mắt người dân thôi. Nhưng ít nhất thì cũng có bầu bán, còn lần này là bỏ hẳn bầu cử. Tại sao?
Có thể phía CSVN sẽ dễ dàng giải thích rằng đang trong quá trình tinh gọn, sáp nhập, thì năm nay sẽ chỉ định một lần, rồi các năm tới khi ổn định rồi thì bầu cử sau. Nhưng cần nhớ là năm sau CSVN sẽ tổ chức Đại hội 14, bầu ra bộ máy lãnh đạo trung ương mới. Trong khi các vị trí cao cấp nhất ở tỉnh là chủ tịch UBND và bí thư tỉnh. Đây cũng là những chức danh có thể tranh cử vào ghế Uỷ viên Trung ương Đảng. Khi lên Uỷ viên Trung ương thì mới có thể bỏ phiếu chọn ra Thủ tướng, Tổng Bí thư. Hiện tại, Tô Lâm và Phạm Minh Chính đang ngồi hai ghế cao nhất này. Vậy có thể thấy rõ rằng họ Tô và họ Phạm đang muốn ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa, bằng cách chỉ định các quan chức đồng minh vào ngồi vào những ghế lãnh đạo quan trọng. Như vậy họ chắc chắn sẽ tiếp tục được “bầu” cho nhiệm kỳ sau. Đồng thời loại ra những quan chức không thuộc phe phái của mình. Ngoài ra, khi gom hết quyền chỉ định vào tay mình thì Tô Lâm và Phạm Minh Chính lại có thêm một nguồn thu nhập từ việc bán ghế. Ghế chủ tịch, bí thư tỉnh thì chắc chắn không hề rẻ. Hệ luỵ thì khỏi phải nói rồi, chỉ định từ trung ương tới địa phương thì cả một bộ máy sẽ toàn là thân tín của nhau. Làm sao có chổ cho nhân tài phục vụ dân, thúc đẩy đất nước phát triển. Chẳng những vậy, khi mà cả hệ thống nằm cũng một phe thì chắn chắn sẽ không có chuyện chống tham nhũng. Ít nhất thời ông Trọng còn thanh trừng phe phái, còn thời Tô Lâm và Phạm Minh Chính thì sẽ tạo ra một bầy mối chúa có bà con họ hàng thân thích với nhau, cùng nhau đục khoét đất nước.
_________________
Tham khảo:
(1 )https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/toan-van-du-thao-nghi-quyet-sua-doi-bo-sung-mot-so-dieu-cua-hien-phap-nuoc-cong-hoa-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam-nam-2013-119250506052556171.htm VNTB