Vấn đề mà sau này tôi mới có thể nói được

Một người tỵ nạn Việt Nam trở thành dân địa phương của miền Südpfalz.

Landau/Vietnam: lại 200 người tỵ nạn bằng thuyền rời bỏ xứ sở qua biển Mittelmeer đã thiệt mạng. Họ đã hy vọng một tương lai tốt đẹp hơn ở Châu Âu. Vương Trí Tín một người dân ở thành phố Landau với quốc tịch Đức,  đã có trường hợp giống như thế trước đây 27 năm đã  chọn con đường rời bỏ quê hương để xây dựng cuộc sống vững vàng hơn.

Với 13 tuổi đời ông ta đã quyết định rời bỏ miền Nam Việt Nam chỉ vì chế độ độc tài Cộng Sản bằng đường biển. Cha mẹ ông gốc tích người miền Bắc Việt Nam, đã bị CS gọi là những kẻ phản bội quê hương (tư sản mại bản), gia tài nhà cửa của họ bị tịch thu và chịu sự kiểm soát của nhà cầm quyền. Vì thế họ đã lo cho con họ có một cuộc sống và nghề nghiệp trong tương lai với một nền tảng của tự do tư tưởng và một nghề nghiệp tương lai vững chắc. Ngày nay ông Vương Trí Tín nhớ lại thời gian tồi tệ trong cuộc đời ông ta.

Những cuộc trốn chạy ở quê hương ông chỉ thưc hiện được qua những tổ chức vượt biên, nơi đó họ phải trả bằng vàng hay Dollars cho những chuyến vượt biển. Sau 4 lần không thành công trong đó có một lần ông bị bắt giam trên một hòn đảo nhỏ. Với đôi mắt ngấn lệ ông đã kể lại trong cuộc nói chuyện với báo Pfalz-Echo về sự việc không có tình người đã xảy ra. Ông bắt đầu kể với một giọng đầy cảm xúc: "Chúng tôi có khoảng 60 người bị bắt giam trong 1 căn phòng lớn chừng 30 mét vuông không có cửa sổ. Một nửa trong chúng tôi phải ngồi hơn vài giờ và một nửa được nằm sau đó thì lại đổi lại, số được nằm thì lại ngồi và số ngồi thì lại được nằm. Tôi cảm thấy khó chịu vì hơi người ngột ngạt. Những người đàn bà trẻ bị kêu lên hỏi cung nhiều lần, sau đó trở về với sự khủng hoảng và trong số họ không ai dám kể lại những gì đã xảy ra với họ và họ chỉ khóc. Trong những ngày sống trong trại giam, tôi mới biết thế nào là nhà tù Việt Nam. Không có nhà vệ sinh, chỉ có một thúng to, nơi mà mọi người đi tiêu và tiểu vào đó, mỗi ngày 3 tù nhân khiêng thúng này ra ngoài đem đổ. Còn về thực phẩm chỉ có cơm không có thức ăn, trong cơm lại có nhiều sạn nhỏ, nước uống thì bẩn thỉu không được nấu, và cũng không có nhà tắm, nơi chúng tôi nằm cũng là nơi tắm ăn uống và tiêu tiểu."

Trong những giấc mộng của ông Vương Trí Tín, ông thường mơ thấy sự kinh hoàng là mình bị súng bắn trúng trong những cuộc vượt biển. Cho đến ngày nay ông ta đôi khi còn nghe thấy tiếng súng bắn bên tai trong giấc mơ và bừng tỉnh dậy. Sau 4 tuần bị giam trong nhà tù thì ông được trả tự do vì còn nhỏ, thời gian đó cha mẹ ông không thể vượt biển vì bị nhà nước kiểm soát, nhưng cha mẹ vẫn tiếp tục lo cho con trai ông bà vượt biên.

Ông Vương Trí Tín kể:"Mục tiêu là đi tìm Tự Do, với con thuyển chỉ khoảng 3,5 mét ngang và 12,5 mét dài. Trên thuyền đầy người, quá tải. Tất cả phải trốn dưới khoang thuyền để đi ra khỏi hải phận Việt Nam, họ nằm lê lết dưới khoang thuyền, ói mửa lên nhau vì bị say sóng, đuối sức. Trẻ con thì khóc la và người lớn nằm la liệt. Tôi không biết chúng tôi đã đi được bao xa và không biết rằng chúng tôi còn sức chịu đựng được bao lâu nữa. Rồi thì trở ngại đầu tiên xảy ra, do con thuyền quá tải và tình trạng của nó không còn tốt nên đã có vết rạng nức dưới boong thuyền, nước tràn từ từ vào thuyền, chúng tôi đã dùng những sô nhỏ và thay phiên nhau để tát nước ra ngoài rồi dùng quần áo để nhét vào vết nức để ngăn nước tràn vào.." Ông Vương Trí Tín kể tiếp:

"Nhiều tàu bè đã chạy ngang qua thấy tàu chúng tôi trong cơn hoạn nạn nhưng họ không cứu vớt và tiếp tục chạy tiếp." Đầy xúc cảm ông Vương Trí Tín kể lại những giờ phút cuối trên tàu: "Tôi đã thấy cái chết trước mắt và nghĩ đến cha mẹ cùng anh chị em của tôi. Tại sao tôi lại phải chết sớm và một mình cô đơn trên đại dương không một người thân gần kề ? Sau 4 ngày lênh đênh trên biển một con tàu Đức trên đường đi đến Taiwan (Đài Loan), con tàu có tên Anja Leonhard, đã thấy và vớt chúng tôi, 110 thuyền nhân Việt Nam. Khoảng 2 giờ đồng hồ sau đó thì một cơn bão biển đã kéo tới một cách khủng khiếp, nếu chúng tôi còn trên con thuyền tị nạn nhỏ bé thì chúng tôi chắc chắn đã không thoát khỏi cái chết." Vương Trí Tín công nhận với sự quả quyết: "Không có sự cứu giúp của con tàu Đức, thì chúng tôi không còn trên thế gian này nữa, người Đức đã cho chúng tôi cuộc sống thứ hai. Từ đó trái tim tôi đã nhịp đập cho đất nước thứ hai của tôi đến ngày hôm nay. Sau khi dừng chân trong trai tị nạn ở Philippine thi ông ta đã đến Frankfurt với diện tị nạn chính trị, sau đó sống trong trại thanh thiếu niên  ở Königswinter 6 năm và chuyển đến sống ở thành phố Bonn trước khi đến sống ở Landau. Với lòng ngưỡng mộ sự cứu vớt người Tị Nạn và sự giúp đỡ của nước Đức ông cùng với cộng đồng người Việt Tị Nạn đã xây dựng Bia để tưởng nhớ thuyền nhân và cám ơn nhân dân Đức cùng nước Đức vào năm 2007 tai Troidorf gần Bonn. Trong những lần thăm gia đình ông vào những năm trước đây ông cảm thấy Việt Nam không còn là quê hương của ông xưa kia. Những hồi tưởng về chuyện vượt biển định mệnh này ông phải nhiều năm sau đó mới có thể viết lại được. Tron quyển truyện "Vượt biển Đông" (Flucht über Ozean des Ostens) ngoài truyện ông viết còn có truyện của 26 người khác kể về chuyến đi của họ và cũng nói lên sự biết ơn của họ đối với những ân nhân Đức đã cứu họ.