Yêu cầu chấm dứt hình thức đàn áp xuyên quốc gia

Người tị nạn được UNHCR công nhận Y Quynh Bdap sẽ phải đối mặt với sự tra tấn và án tù 10 năm nếu ông bị dẫn độ về Việt Nam.

Nhiều quốc gia, thông qua sứ quán của họ ở Bangkok, tổ chức nhân quyền và cá nhân trong đó gồm có Dân biểu Hoa Kỳ Michelle Steel kêu gọi Thái Lan cho phép ông Bdap được tái định cư ở nước thứ ba, trong khi nhà nước cộng sản Việt Nam đã cử các quan chức đến gây áp lực buộc Thái Lan phải trả ông về cho họ.

"Đây là một hình thức đàn áp xuyên quốc gia", Sunai Phasuk, nhà nghiên cứu cấp cao về Thái Lan tại Ban Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch cho biết.

Đây là "một sự hợp tác vi phạm pháp luật", ông Phasuk nói.

Trả lời phỏng vấn trang báo điện tử Thời báo tại Đức hôm thứ Tư (9/10), Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch tổ chức BPSOS cho biết ông Bdap "có được 30 ngày để làm kháng cáo" sau khi tòa án quyết định rằng chính phủ Thái Lan "đã theo đúng thủ tục và sau đó chuyển lại quyền quyết định cho Thủ tướng Thái Lan".

Trong cùng ngày, Thái Lan đã thành công trong nỗ lực giành được một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, nhiệm kỳ 3 năm, bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2025.

Thế giới đang nghiêm túc xem Thái Lan sẽ giải quyết thế nào.

Liệu chính phủ mới của Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra có hoàn thành nghĩa vụ bảo vệ người tị nạn và nhân quyền?

Người Đà Lạt Xưa
October 13, 2024